Khảo lược các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁNHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598525-2369-012026.htm (Trang 30 - 33)

Lý thuyết tài chính hành vi dựa trên tâm lý học cùng sự phát triển tài chính, phân tích độ tác động của cảm xúc và nhận thức đến hành vi của các nhà đầu tư cá nhân. Trong bối cảnh hiện nay, tài chính hành vi đang trở thành một phần không thể thiếu trong việc ra quyết định, vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả hoạt động của các nhà đầu tư. Tài chính hành cho thấy rằng các quá trình quyết định của con người có thể phải chịu một số ảo tưởng nhận thức. Những ảo tưởng này được chia thành hai nhóm: ảo tưởng gây ra bởi quá trình quyết định theo phương pháp heuristic và ảo tưởng bắt nguồn từ việc áp dụng các khung tinh thần được nhóm trong lý thuyết triển vọng. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây (trong và ngoài nước) đã được hoàn thành dựa trên mô hình nghiên cứu này, ví dụ:

Theo Minh Man Cao, Nhu-Ty Nguyen, Thanh-Tuyen Tran (năm 2021) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Behavioral Factors on Individual Investors’ Decision Making and Investment Performance: A Survey from the Vietnam Stock Market”. Nghiên cứu này nhằm làm rõ mối quan hệ giữa Tài chính hành vi và quyết định đầu tư cũng như mức độ tác động của Tài chính hành vi đến kết quả đầu tư. Các phương pháp phân tích chính được sử dụng là Phân tích Nhân tố Khám phá (EFA), Phân tích Nhân tố Xác nhận (CFA) và Mô hình Phương trình Cấu trúc (SEM). Những phát hiện chính của nghiên cứu này cho thấy vai trò quan trọng của Quy tắc ngón tay cái, Lý thuyết triển vọng, Yếu tố thị trường và Hiệu ứng bầy đàn đối với việc ra quyết định đầu tư và hiệu quả hoạt động đầu tư.

Theo Sreeram Sivaramakrishnan, Mala Srivastava, Anupam Rastogi (năm 2017) đã thực hiện đề tài nghiên cứu "Attitudinal factors, financial literacy, and stock market participation". Nghiên cứu này khám phá cách hiểu biết về tài chính của người tiêu dùng, khả năng tránh rủi ro, hạnh phúc tài chính, nhận thức về quy định, ảnh hưởng xã hội và sự phức tạp của việc đầu tư ảnh hưởng đến việc tham gia thị trường chứng khoán. Các phát hiện của nghiên cứu dựa trên phương pháp định tính và tổng hợp tài liệu để hình thành mô hình khái niệm cho nghiên cứu. Nghiên cứu tập trung phân tích hai lý thuyết nổi bật gồm Lý thuyết Hành vi hoạch định (Theory of Planned Behaviour) và Lý thuyết Xã hội hóa người tiêu dùng (Consumer Socialisation Theory) để đưa ra hai mô hình cạnh tranh. Tác giả cũng đã khám phá và vận hành hai cấu trúc cho đến nay chưa được áp dụng - nhận thức của các cơ quan quản lý về bối cảnh đầu tư cổ phiếu và “sự phức tạp” trong việc đầu tư. Ngoài ra, có rất ít nghiên cứu liên quan đến mức độ hoặc mức độ “phức tạp” trong đầu tư cuối cùng ảnh hưởng đến ý định đầu tư - đây là những lỗ hổng trong kiến thức về các sản phẩm tài chính mà nghiên cứu này tìm cách giải quyết.

Theo Lingesiya Kengatharan, Navaneethakrishnan Kengatharan (năm 2014) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “The Influence of Behavioral Factors in Making Investment Decisions and Performance: Study on Investors of Colombo Stock Exchange, Sri Lanka”. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là khám phá các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân tại Sở giao dịch chứng khoán Colombo. Vì các nghiên cứu liên quan đến Lý thuyết Tài chính hành vi còn rất hạn chế ở Sri Lanka, tác gỉa thực hiện nghiên cứu với kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào sự phát triển của lĩnh vực này. Nghiên cứu bắt đầu với các lý thuyết hiện có trong Tài chính hành vi, dựa trên đó, các giả thuyết được đưa ra và sàng lọc thông qua bảng câu hỏi được khảo sát với các nhà đầu tư cá nhân tại Sở giao dịch chứng khoán Colombo. Dữ liệu thu thập được phân tích bằng cách sử dụng SPSS. Kết quả cho thấy có 4 yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân tại Sở giao dịch chứng khoán Colombo là Hiệu ứng bầy đàn, Quy tắc ngón tay cái, Lý thuyết triển vọng và Yếu tố thị trường. Hầu hết các yếu tố được

khảo sát đều có tác động trung bình trong khi Neo vào điểm tham chiếu từ Quy tắc ngón tay cái có ảnh hưởng cao và Yếu tố bầy đàn có ảnh hưởng thấp đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân.

Theo Maria Hossain Sochi (năm 2018) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Behavioral Factors Influencing Investment Decision of the Retail Investors of Dhaka Stock Exchange: An Empirical Study”. Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng hợp các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân và cũng xác định mối quan hệ giữa đặc điểm kinh tế xã hội với kết quả đầu tư của họ thông qua các cuộc khảo sát được thực hiện bởi 203 nhà đầu tư cá nhân của Sở giao dịch chứng khoán Dhaka. Kết quả cho thấy hành vi thiên vị trong tầm nhìn và quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân. Nghiên cưu cho thấy bằng chứng về tầm quan trọng của tính đại diện, sự quá tự tin, sự nguỵ biện thuộc lý thuyết heuristics ; ác cảm thua lỗ, sự sợ hối tiếc và kế toán tinh thần thuộc lý thuyết triển vọng ; sự thiên vị từ các yếu tố thị trường bên ngoài. Tuy nhiên, hiệu ứng bầy đàn được nhận định sẽ giảm dần theo thời gian khi các nhà đầu tư ngày càng được củng cố kiến thức về tài chính. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những người có vốn đầu tư nhỏ, trình độ sau đại học từ 25-45 tuổi là những người hầu hết hài lòng với hiệu quả đầu tư của họ.

Theo Võ Thị Hiếu, Bùi Hữu Phước, Bùi Nhất Vưong (năm 2020) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Tác động của các yếu tố hành vi đến quyết định và hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. Mục tiêu của nghiên cứu này là để khám phá các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư cá nhân. Dữ liệu khảo soát được thu thập từ 411 nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán Tp. HCM và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 đã cho thấy rằng Neo quyết định, Sự quá tự tin, Khuynh hướng sẵn có, Hiệu ứng đám đông, Tình huống điển hình là những yếu tố có mối liên kết tích cực với quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, quyết định đầu tư được thúc đẩy bởi các nhân tố này ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những nhà đầu tư nam có kinh nghiệm đầu tư có

khuynh hướng thu được hiệu quả đầu tư cao hơn những nhà đầu tư nữ ít kinh nghiệm và những nhà đầu tư càng lớn tuổi có khuynh hướng đầu tư ít hiệu quả hơn các nhà đầu tư trẻ tuổi. Những phát hiện chính của nghiên cứu này cung cấp các hàm ý thực tiễn cho đầu tư cá nhân. Nó ngụ ý rằng các nhà đầu tư cá nhân nên nên cải thiện 05 yếu tố hành vi này để gia tăng hiệu quả đầu tư của họ trên thị trường chứng khoán TP. HCM.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁNHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598525-2369-012026.htm (Trang 30 - 33)