Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁNHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598525-2369-012026.htm (Trang 33)

Theo cơ sở lý thuyết nền của tài chính hành vi, các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, đề tài thường được xây dựng theo mô hình nghiên cứu với các yếu tố tài chính hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân, gồm các yếu tố sau: Quy tắc ngón tay cái ( bao gồm Sự quá tự tin, Khuynh hướng sẵn có, Tình huống điển hình, Hiệu ứng đám đông, Neo quyết định) ; Lý thuyết triển vọng (bao gồm Sự ác cảm mất mát, Sự sợ hối tiếc, Kế toán tinh thần) ; Yếu tố thị trường ; Hiệu ứng bầy đàn ; Lý thuyết Hành vi hoạch định ; Lý thuyết Xã hội hóa người tiêu dùng.

Tuy nhiên, nhằm phản ánh đúng thực trạng đầu tư chứng khoán tại Việt Nam, mô hình nghiên cứu lấy khung lý thuyết tài chính hành vi làm nền tảng - từ đó cụ thể hoá các giả thuyết nghiên cứu dựa trên những yếu tố tài chính hành vi sẵn có. Dựa vào cơ sở lý thuyết và khảo lược các nghiên cứu liên quan đã trình bày, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết như sau:

(H1) Quy tắc ngón tay cái ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

(H2) Lý thuyết triển vọng ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

(H3) Yếu tố thị trường ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

(H4) Hiệu ứng bầy đàn ảnh hưởng sâu sắc đến hành vi ra quyết định của các nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sơ đồ 2.4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố hành vi của nhà đầu tư cá nhân

Lý thuyết ngón tay cái (Heuristics theory) Lý thuyết triển vọng (Prospect theory) Các yếu tố hành vi Hiệu ứng bầy đàn (Herding effect) Yếu tố thị trường (Market factor) Nguồn: Tác giả tổng hợp

Các yếu tố Heuristics Tính đại diện X6,X7

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu bắt đầu bằng việc xem xét các lý thuyết hành vi tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, để lấy bối cảnh lý thuyết và khái niệm cũng như kết quả thực nghiệm của các nghiên cứu trước, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu. Tác giả tiến hành khảo sát và phân tích dữ liệu từ các câu trả lời dựa trên bảng câu hỏi đã được chuẩn bị.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Trong nghiên cứu này, dữ liệu được thu thập sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 25. Trước khi tiến hành đưa vào phân tích, dữ liệu sẽ được chọn lọc bằng cách loại bỏ bảng trả lời có chất lượng kém, chẳng hạn như bao gồm quá nhiều câu trả lời bị thiếu hoặc không mang tính thực tế. Sau đó, tiến hành phân tích dựa trên phương pháp: Phân tích nhân tố khám phá EFA, Kiểm định Cronbach’s Alpha và Phân tích hồi quy tuyến tính bội.

3.2 Mầu nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại Thị trường chứng khoán Việt Nam (cụ thể tại sàn giao dịch HOSE). Nghiên cứu chọn mẫu theo cách thức ngẫu nhiên, khoanh vùng các đối tượng khảo sát là những nhà đầu tư cá nhân đã và đang thực hiện giao dịch chứng khoán tại sàn HOSE. Theo Saunders và cộng sự (2009), cỡ mẫu càng lớn thì càng có tính đại diện, do đó, kết quả càng đáng tin cậy, tuy nhiên, cỡ mẫu còn phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của các nhà nghiên cứu bao gồm thời gian, tài chính và con người. Để xây dựng một mô hình nghiên cứu, cỡ mẫu gần đúng yêu cầu phải lớn hơn 200 mẫu (n> 200) (Fan và cộng sự, 1999), nên cỡ mẫu được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu là 280 nhà đầu tư cá nhân đã và đang thực hiện giao dịch đầu tư trên sàn chứng khoán VN-Index tại Việt Nam. Các bảng câu hỏi đã được gửi đến 280 nhà đầu tư cá nhân để thực hiện khảo sát và thu về được 250 bảng câu trả lời, loại ra 58 bảng không đạt yêu cầu, còn lại 191 bảng ở dạng hoàn chỉnh và đủ tiêu chuẩn để đưa vào phân tích, chiếm tỉ lệ 68% so với mẫu ban đầu.

3.3 Dữ liệu nghiên cứu

Bảng câu hỏi có tổng cộng 24 câu hỏi, được chia thành 4 phần: Thông tin cá nhân, Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán, Thông tin về lựa chọn đầu tư và Kết quả đầu tư ; trong đó, ở phần Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán được căn cứ theo Lý thuyết tài chính hành vi bao gồm các mục chính dựa trên: Quy tắc ngón tay cái, Lý thuyết triển vọng, Hiệu ứng bầy đàn, Yếu tố thị trường. Khảo sát sử dụng thang đo Likert với mức 5 điểm ở 2 phần gồm: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán và Kết quả đầu tư, để đánh giá mức độ đồng tình của người được khảo sát đối với các câu hỏi, 5 điểm trong thang đo từ 1 đến 5 lần lượt là: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, không có ý kiến, đồng ý, và hoàn toàn đồng ý, các kích thước của bảng câu hỏi được trình bày trong Bảng 3.1.

đến quyết định đầu tư chứng khoán Sự nguỵ biện X10 Sự quá tự tin X11 Prospect Sự ác cảm mất mát X12 Sự sợ hối tiếc X13 Kế toán tinh thần X14

đàn Kết quả đầu

Tỷ lệ hài lòng về mức sinh lời và các quyết định đầu

52 27%

Khác 14 7%

Thời gian tham Dưới 1 năm 11 6%

Nguồn: Tác giả tổng hợp

3.4 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên quy trình sau: Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu

Bước 2: Xác định phương pháp nghiên cứu: định tính kết hợp với định lượng Bước 3: Tham khảo các nghiên cứu liên quan từ trong và ngoài nước

Bước 4: Xây dựng khung lý thuyết phù hợp với đề tài Bước 5: Xây dựng mô hình nghiên cứu

Bước 6: Thiết kế bảng câu hỏi và phát cho 280 đối tượng khảo sát Bước 7: Thu thập dữ liệu đã khảo sát

Bước 8: Thiết kế các bảng biểu, sơ đồ theo phương pháp định tính

Bước 9: Phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 25 theo phương pháp định tính Bước 10: Đọc kết quả đã phân tích và đưa ra các kết luận, hàm ý quản trị

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thống kê tổng quát

Dựa trên các phiếu trả lời đã được thu thập, thống kê tổng quát được xây dựng nhằm phân tích rõ hơn về đặc điểm của các nhà đầu tư cá nhân bao gồm: giới tính, trình độ học vấn, thu nhập bình quân mỗi tháng, công ty chứng khoán nhà đầu tư lựa chọn để mở tài khoản giao dịch, số tiền đầu tư bình quân hàng năm (trong 3 năm gần nhất).

Bảng 4.1: Thống kê mẫu về Giới tính, Thời gian tham gia đầu tư chứng khoán và Trình độ học vấn của các nhà đầu tư cá nhân

Trên 10 năm 9 5% Trình độ học vấn Cấp 3 trở xuống 31 16% Cao đẳng/Trung cấp 22 12% Đại học 45 24% Thạc sỹ 4 2% Tiến sỹ 13 7% Khác 76 40% Tổng 191 100%

Dựa trên Bảng 4.1, nhìn chung tỉ lệ giới tính của nhà đầu tư có sự chênh lệch, khi số nhà đầu tư nam tham gia thị trường chứng khoán nhiều gấp đôi so với số nhà đầu tư nữ, điều này chứng tỏ nam giới có xu hướng tham gia thị trường chứng khoán nhiều hơn nữ giới trong những năm gần đây. Tuy nhiên, sự gia tăng của các nhà đầu tư cá nhân tỉ lệ thuận với số lượng các nhà đầu tư nữ giới, xu hướng tại Việt Nam cũng dần đồng pha với xu hướng toàn cầu, tỷ lệ nữ trong giới tài chính cao hơn theo thời gian. Nhiều báo cáo nghiên cứu trên thế giới chỉ ra phụ nữ có phong cách đầu tư thận trọng hơn, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận của họ lại cao hơn. Phụ nữ cũng tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư có kỷ luật hơn và giao dịch ít bốc đồng hơn so với nam giới (Anh Duong, 2021). Ngoài ra, thống kê trên còn chỉ ra rằng phần lớn các nhà đầu tư tham gia vào trị trường chứng khoán từ 1 đến 3 năm (chiếm 79%), chứng tỏ hầu hết các nhà đầu tư cá nhân chỉ mới quan tâm đến lĩnh vực đầu tư này trong những năm gần đây. Độ tuổi tham gia đầu tư chứng khoán cũng được trẻ hoá, cụ thể chiếm tỉ lệ trung bình-cao từ 15 đến 25 tuổi (Cấp 3 trở xuống, Trung cấp/Cao đẳng và Đại học). Con số này chỉ ra rằng giới trẻ ngày càng có xu hướng quan tâm đến đầu tư tài chính cá nhân, đặc biệt là đầu tư chứng khoán, đây cũng là tín hiệu đáng mừng vì giới trẻ phát huy quan điểm tự chủ tài chính, tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận thực trạng đầu tư chứng khoán theo phong trào hoặc đầu cơ một cách liều lĩnh của giới trẻ.

Biểu đồ 4.2 thể hiện tỉ lệ nhà đầu tư sở hữu tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán khác nhau (thuộc sàn HOSE). Trong đó, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) là công ty được đa số các nhà đầu tư lựa chọn để đăng ký tài khoản giao dịch chứng khoán (chiếm 61%), tiếp đến là Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HSC) với tỉ lệ người đăng ký khoảng 20% trên tổng số 191 nhà đầu tư được khảo sát, các công ty còn lại sở hữu số lượng chủ tài khoản giao dịch chứng khoán chênh lệch không đáng kể. Vậy có thể xếp hạng độ tin cậy và xu hướng của các nhà đầu tư với từng công ty chứng khoán theo thứ tự sau: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), Công ty Cổ phần Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HSC), Công ty Cổ phần Chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Cổ phần Chứng khoán VN Direct (VNDS),... và những công ty còn lại.

Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ các Công ty Chứng khoán được nhà đầu tư lựa chọn để đăng ký tài khoản giao dịch

140

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu đã khảo sát

Theo thường lệ, khi nhà đầu tư đăng ký tài khoản ở các công ty chứng khoán sẽ được cung cấp và hỗ trợ thêm dịch vụ tư vấn, khoá học đầu tư, môi giới cá nhân,... tuỳ theo từng loại tài khoản khác nhau sẽ ứng với các dịch vụ khác nhau. Ngoài ra, có rất nhiều các khoá học về giao dịch chứng khoán đang được chào bán trên thị

trường, tuy nhiên về mức độ tin cậy sẽ không thể so sánh được với các công ty chứng khoán. Dựa vào biểu đồ 4.3, có thể thấy các nhà đầu tư cá nhân trong mẫu khảo sát chưa tham gia các khoá học chứng khoán chiếm 67%, trong khi nhà đầu tư đã tham gia chỉ chiếm 33%. Có thể thấy thị hiếu và nhu cầu tích luỹ kiến thức đầu tư dựa trên các khoá học về chứng khoán vẫn chưa thật sự nổi bật. Ngoài ra, theo số liệu từ Biểu đồ 4.4, số tiền bình quân hàng năm các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho chứng khoán chủ yếu nằm ở vùng giá từ 60 đến 100 triệu đồng. Đây là một con số được xem là hợp lý dựa trên các đặc điểm khác của nhà đầu tư, đối với những nhà đầu tư đã tham gia các khoá học về chứng khoán hoặc có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này thường sẽ trích ra từ 100 đến 300 triệu để đầu tư. Qua đó, có thể thấy độ tuổi, trình độ học vấn và các khoá học về đầu tư chứng khoán có tác động đến khoản tiền các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra.

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ nhà đầu tư tham gia các khoá học về đầu tư chứng khoán

■ Đã tham gia

■ Chưa tham gia

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu đã khảo sát

Biểu đồ 4.4: Bình quân số tiền hàng năm được các nhà đầu tư sử dụng trong việc đầu tư chứng khoán

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu đã khảo sát

4.2 Phân tích độ tin cậy và giá trị của thang đo

Các câu hỏi bao gồm từ 6 đến 20 trong bảng câu hỏi, được mã hóa từ X6 đến X20, được thiết kế để khám phá mức độ tác động của các biến hành vi đối với các quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân tại sàn HOSE. Trong khi đó, các câu hỏi từ 23 đến 24, được mã hóa từ Y23 đến Y24, được thiết kế để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố hành vi của các nhà đầu tư đối với hiệu quả đầu tư của chính họ.

Thang đo trước hết sẽ được phân tích dựa trên hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, các biến có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và thang đo được chấp nhận để phân tích trong các bước tiếp theo khi có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0,7 trở lên (Giao & Vương, 2019). Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được trình bày theo Bảng 4.5:

Tính đại diện

X7 ,374

Tính sẵn có X8 ,073

Neo vào điểm tham chiếu X9 ,338

Sự nguỵ biện Xĩõ ,295 Sự quá tự tin X∏ ,116 Sự ác cảm mất mát X12 ,412 Sự sợ hối tiếc X13 ,068 Kế toán tinh thần X14 ,360 Các yếu tố tác động từ thị trường X15 ,533 X16 ,311 X17 ,415 X18 ,429

Các yếu tố liên quan đến hiệu ứng bầy đàn

X19 ,445

X2Õ ,427

Kết quả đầu tư

Y23 ~4Γ4

Y24 ,310

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu đã chạy mô hình SPSS 25

df_________________________ 78 Sig.________________________ ,000 Biến quan sát Hệ số tải nhân tố (Factor loading) 1 2 3 4 Yếu tố hành vi

Heuristics X6: Nhà đầu tư tập trung mua những cổ phiếu “nóng” và hạn chế mua những cổ phiếu có mức sinh lời kém trong thời gian gần đây

,717

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu đã chạy mô hình SPSS 25

Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha (Bảng 4.5) của thang đo là 0,759 (>0,7) và hệ số tương quan biến-tổng (Bảng 4.6) của các biến quan sát X8, X10, X11, X13 trong thang đo lần lượt là 0,073 ; 0,295 ; 0,116 ; 0,068 (<0,3), vậy các biến này được loại bỏ trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá .

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng cho các biến hành vi (sau khi đã loại các biến không đạt yêu cầu gồm: X8, X10, X11, X13) và kết quả đầu tư (Y23 đến Y24). Trước đó, Kiểm định KMO and Bartlett (Bảng 4.6) được thực hiện nhằm xem xét sự thích hợp của các yếu tố, chỉ số KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 và chỉ số Sig của kiểm định Bartlett là 0,000 (<0,05). Ngoài ra, tại Eigenvalue = 1,124 (>1), phần trăm (%) của tổng phương sai trích được giải thích = 57,71% (>50%), và tất cả các yếu tố tải đều hơn 0,5, các chỉ số này chứng minh rằng việc phân tích nhân tố cho các biến này là hoàn toàn phù hợp và được chấp nhận.

Bảng 4.6: Kiểm định KMO and Bartlette

Nguồn: Tác giả tổng hợp dựa trên số liệu đã chạy mô hình SPSS 25 Dựa theo Bảng 4.6, chỉ số KMO được xác định bằng 0,705 (0,5<KMO<1), vậy có thể kết luận các biến trên đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám khá (Bảng 4.7). Vuong và Suntrayuth (2020) đã đề xuất sử dụng hệ số nhân tố khám phá để đo lường giá trị của thang đo. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Dựa theo kết quả trong Bảng 4.7, hầu hết các giá trị của hệ số tải của mỗi chỉ số đều cao hơn 0,5 (giá trị bé nhất là 0,529). Do đó, mỗi cấu trúc thể hiện giá trị hội tụ tốt. Trong quá trình phân tích dữ liệu, các hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 đã bị ẩn và không hiển thị tại bảng kết quả.

quyết định đầu tư cho các cổ phiếu khác

X9: Nhà đầu tư có khả năng dự

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾTĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁNHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10598525-2369-012026.htm (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w