Lựa chọn và thiết kế mô hình nghiên cứu phù hợp

Một phần của tài liệu 2231_010654 (Trang 38 - 40)

Mô hình nghiên cứu được thiết kế và thực hiện từ việc kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm trước của Almaqtari và cộng sự (2019), Sufian & Chong (2008) và có sự điều chỉnh kết hợp của mô hình các nghiên cứu của Lê Đồng Duy Trung (2020), Nguyễn Thị Thu Hiền (2017) cùng một số nghiên cứu khác.

Biến phụ thuộc: Cơ sở lý thuyết tại chương 2 có hai chỉ tiêu cơ bản thường được các nhà phân tích sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của các NHTM điển hình là ROA, ROE. Mỗi chỉ tiêu đều có những ưu và nhược điểm riêng trong quá

trình đánh giá KNSL của các NHTM. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tập trung vào chỉ tiêu là lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tương tự như Ariyadasa và cộng sự (2017), Bogale (2019), Ariyadasa và cộng sự (2017) và một số nhà nghiên cứu khác. Đề tài tập trung chủ yếu phân tích chỉ tiêu (ROA) bởi vì:

- ROA giúp đánh giá được khả năng tạo ra lợi nhuận của các tài sản nội bảng tại các NHTM như thế nào.

- Theo kết quả nghiên cứu của (San & Heng, 2013) đã chỉ ra rằng ROA là thước đo khả năng sinh lời tốt nhất và là mô hình đáng tin cậy nhất trong số các mô hình lợi nhuận.

Biến độc lập: bao gồm 12 biến, trong đó:

- Tác giả kế thừa và phát huy 8 biến độc lập từ nghiên cứu của Almaqtari và cộng sự (2019): Quy mô ngân hàng (LNAS), Mức độ an toàn vốn (CAD), Tính thanh khoản (LQ), Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEPO), Chất lượng tài sản (LA), Hiệu quả chi phí hoạt động (CIR), Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và Tỷ lệ lạm phát (IFL). Đồng thời, bỏ bớt các biến của nghiên cứu này như rủi ro tài chính, chi nhánh ngân hàng, tỷ giá hối đoái, lãi suất cho vay vì không có đầy đủ dữ liệu trong phạm vi nghiên cứu.

- Bên cạnh đó, tác giả bổ sung thêm 4 biến: Chi phí quản lý tài sản (OETA), Thu nhập lãi cận biên (NIM), Thu nhập ngoài lãi (DIA), Rủi ro tín dụng (CRISK) dựa trên sự điều chỉnh kết hợp các nghiên cứu của tác giả Sufian & Chong (2008), Lê Đồng Duy Trung (2020) và Nguyễn Thị Thu Hiền (2017).

Mô hình nghiên cứu: ROAit = β0 + βι LNASit + β2 CADit + β3 LQit + β4 DEPOit + β5 LAit + β6 CIRit + β7 OETAit + β8 NIMit + β9 DIAit + β10 CRISKit

+ β11 GDPit + β12 IFLit + eu

Trong đó:

• ROA là biến phụ thuộc, đại diện khả năng sinh lời của ngân hàng, được đo lường bởi chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.

• LNAS, CAD, LQ, DEPO, LA, CIR, OETA, NIM, DIA, CRISK, GDP, IFL là các biến độc lập.

• β0: hệ số tự do

• β0 đến β12 : hệ số hồi quy riêng

• eit: sai số ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu 2231_010654 (Trang 38 - 40)