Thống kê mô tả được thể hiện cụ thể qua bảng 4.1 cho tất cả các biến nghiên cứu được sử dụng trong mô hình với số quan sát là 325 từ việc trích xuất kết quả nghiên cứu tại phần mềm STATA như sau:
Biến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đại diện đo lường cho thông số lợi nhuận trên tổng tài sản có giá trị dao động từ nhỏ nhất là -0.06 (TPBank năm 2011) đến giá trị lớn nhất là 0.141 (Techcombank năm 2016), với giá trị trung bình cỡ mẫu là 0.01 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.015. Đối với chỉ số ROA, một ngân hàng lành mạnh thông thường có khả năng tạo ROA trong ngưỡng 1% - 2%. Với giá trị trung bình 1%, cho thấy việc quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của nhóm ngân hàng nghiên cứu giai đoạn 2009 - 2019 hiệu quả, tạo ra lợi nhuận cao, tuy nhiên cũng cần chú ý đến những hoạt động sinh lời quá cao sẽ đi kèm theo những rủi ro cao.
Biến quy mô ngân hàng (LNAS) đại diện đo lường cho các thông số tổng tài sản có giá trị dao động từ bé nhất là 6.522 đến cao nhất là 9.173, với giá trị trung bình cỡ mẫu là 7.929 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.51. Giá trị độ lệch chuẩn không lớn và nhỏ hơn giá trị trung bình, biên độ dao động dữ liệu ổn định qua các năm. Qua đó, có thể thấy ngân hàng có quy mô lớn tương ứng với lợi nhuận tương đối cao tuy nhiên cũng có những mức độ rủi ro nhất định.
Biến mức độ an toàn vốn (CAD) đại diện đo lường cho thông số tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có giá trị dao động từ giá trị thấp nhất là 0.03 (thuộc ngân hàng SCB năm 2019) đến giá trị cao nhất là 0.462 (ngân hàng Bưu Điện Liên Việt năm 2015), với giá trị trung bình cỡ mẫu là 0.099 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.05. Qua kết quả thống kê có thể thấy rằng có sự chênh lệch lớn về mức VCSH giữa các NHTM, hầu hết thấp hơn mức trung bình. Chứng tỏ rằng, khả năng tự chủ tài chính của các NHTM chưa cao và hoạt động còn dựa vào nguồn vốn huy động và các nguồn vốn khác là chủ yếu.
Biến tính thanh khoản (LQ) có giá trị chuyển động qua lại từ thấp nhất là 0.11 (ngân hàng SAIGONBANK năm 2009) đến cao nhất là 0.74 (thuộc về ngân hàng Seabank năm 2011), với giá trị trung bình cỡ mẫu là 0.34 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.12. Nhìn chung, tuy việc duy trì tính thanh khoản ở mức hợp lí của mỗi ngân hàng khác nhau nhưng vẫn khá ổn định và nằm phạm vi kiểm soát.
Biến tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEP) có giá trị dao động từ giá trị nhỏ nhất 0.3 (ngân hàng Nam Á năm 2011) đến giá trị lớn nhất là 1.31 (ngân hàng SHB năm 2012), với giá trị trung bình cỡ mẫu là 0.75 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.1. Với giá trị trung bình cao của tỷ lệ tiền gửi ngân hàng cho thấy tỷ lệ tiền gửi khá cao đồng nghĩa với việc các ngân hàng có uy tín và khả năng huy động tiền gửi tốt.
Biến chất lượng tài sản (LA) đo lường cho giữa thông số tổng các khoản cho vay trên tổng tài sản có giá trị chuyển động qua lại từ nhỏ nhất là 0.17 (TPBank năm 2011) đến lớn nhất là 0.93 (ngân hàng SHB năm 2012), với giá trị trung bình cỡ mẫu lớn khoảng 0.57 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.13. Do đó, các khoản cho vay vẫn đóng vai trò là một khoản mục lớn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Điều này phù hợp với tình hình của ngành ngân hàng tại Việt Nam, theo các nghiên cứu thực nghiệm, tỷ lệ cho vay trung bình của các ngân hàng khoảng 50%.
Biến hiệu quả chi phí hoạt động (CIR) có giá trị dao động từ thấp nhất là 0.14 (Techcombank năm 2017) đến giá trị lớn nhất là 86.30 (TPBank năm 2011), với giá trị trung bình cỡ mẫu là 0.89 tương ứng với độ lệch chuẩn là 4.81. Nhìn chung, các NHTM có chi phí hoạt động khá cao. Điều này chứng tỏ khi tốc độ tăng trưởng của chi phí càng tăng thì ngân hàng có hiệu suất lợi nhuận ngày càng giảm. Thực tế theo các báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy rằng, điển hình như Ngân hàng Vietcombank, lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 6.845 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 5.332 tỷ đồng năm 2015, nhưng chi phí hoạt động còn tăng nhiều hơn, đạt gần 9.980 tỷ đồng (tăng gần 1.700 tỷ đồng so với năm trước đó). Cùng năm đó, NHTM Cổ phần Quân Đội (MMB) cho thấy chi phí lương và phụ cấp là phần chi lớn nhất với 2.072 tỷ đồng năm 2016, trong khi năm 2015 là 1.535 tỷ đồng. Tiếp theo là chi phí khác với 1.774 tỷ đồng, so với 1.617 tỷ đồng năm 2015 trong khi lợi nhuận của ngân hàng giảm so với năm 2015.
Biến chi phí quản lý tài sản (OETA) có giá trị chuyển động từ thấp nhất là 0.004 (PvcomBank năm 2013) đến cao nhất là 0.139 (ngân hàng Bưu Điện Liên Việt năm 2015), với giá trị trung bình cỡ mẫu là 0.017 tương ứng với độ lệch chuẩn
là 0.005. Tỷ lệ này tương đối ổn trong giai đoạn này, tuy nhiên để duy trì hoặc giảm thêm tỷ lệ này trong tương lai, các ngân hàng cần kiểm soát chi phí kết việc việc gia tăng tài sản một cách hợp lý.
Biến thu nhập ngoài lãi (DIA) có giá trị dao động từ thấp nhất là -0.01 (Vietbank năm 2012) đến cao nhất là 0.06 (ngân hàng Bản Việt năm 2013), với giá trị trung bình cỡ mẫu là 0.008 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.007. Điều này cho thấy thực tế, các NHTM chủ yếu dựa vào thu nhập lãi và hoạt động thu nhập ngoài lãi vẫn đang trên đà phát triển và được quan tâm ở một số ngân hàng.
Biến thu nhập lãi cận biên (NIM) có giá trị dao động từ giá trị nhỏ nhất là - 0.008 (TPBank năm 2011) đến cao nhất là 0.37 (ngân hàng Bưu Điện Liên Việt năm 2012), với giá trị trung bình cỡ mẫu là 0.03 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.02. Điều này cho thấy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trong giai đoạn này khá thấp tại mức trung bình 3%, ngân hàng chưa kiểm soát được tài sản sinh lời và đánh giá nguồn vốn có chi phí thấp nhất và các ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận. Tuy nhiên, các NHTM vẫn đạt mức thu nhập ổn định từ hoạt động tín dụng truyền thống dao động quanh mức 3% - 5% theo tiêu chuẩn Standard & Poor.
Biến rủi ro tín dụng (CRISK) có giá trị chuyển động qua lại từ thấp nhất là -0.03 (Techcombank năm 2015) đến cao nhất là 0.13 (ngân hàng Bưu Điện Liên Việt năm 2012), với giá trị trung bình cỡ mẫu là 0.007 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.013. Thực tế cho thấy rằng, quy mô tín dụng từ năm 2009 đến nay đang trên đà tăng trưởng mạnh vì đây là hoạt động góp phần tạo nên nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhằm nâng mức lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động này phát triển mạnh thì các ngân hàng cần trích lập các khoản chi phí dự phòng để cận trọng đối với khoản nợ xấu nhưng khi tỷ lệ trích lập này quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến KNSL của NH.
Biến tỷ lệ tăng trưởng (GDP) có giá trị dao động từ thấp nhất là 0.0503 đến cao nhất là 0.0708, với giá trị trung bình cỡ mẫu là 0.06 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.006. Độ lệch chuẩn không lớn hơn so với giá trị trung bình thể hiện biên độ dao động ổn định qua các năm. Với những cố gắng trong việc vượt qua những khó khăn trong nền kinh tế đi kèm sự ảnh hưởng của việc khôi phục nền kinh tế thế
ROA LNAS CAD LQ DEPO LA CIR OETA DIA NIM CRIS K GDP IFL ROA 1 LNAS 0.0677 1 CAD 0.2157 -0.6761 1 LQ 0.0169 -0.2197 0.1120 1 DEPO -0.1662 0.0917 -0.2966 -0.1914 1 LA 0.0569 0.2684 -0.1087 -0.8292 0.3647 1 CIR -0.2877 -0.0391 -0.0583 0.1316 0.0263 -0.1718 1 OETA 0.1249 -0.1861 0.5045 0.0199 -0.1483 0.0093 0.1936 1 DIA 0.3549 0.1308 0.1130 -0.0071 -0.1774 0.0285 0.0609 0.1708 1 NIM 0.5514 -0.1043 0.5284 0.0076 -0.2595 0.0229 -0.1085 0.8263 0.1870 1 giới sau khủng hoảng, chỉ số tăng trưởng GDP của Việt Nam dần được cải thiện, đạt ở ngưỡng cao và ổn định là 7.08%.
Biến tỷ lệ lạm phát (IFL) có giá trị dao động từ bé nhất là 0.06 đến lớn nhất là 0.1813, với giá trị trung bình cỡ mẫu là 0.07 tương ứng với độ lệch chuẩn là 0.05. Điều này cho thấy quyết tâm ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của chính phủ kể từ sau ảnh hưởng cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008.