Mô tả các biến và giả thuyết nghiên cứu được sử dụng trong mô

Một phần của tài liệu 2231_010654 (Trang 40)

3.2.2.1 Biến phụ thuộc

ROA được định nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. ROA đo lường mức sinh lời trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. Nó thể hiện khả năng tổ chức và điều khiển các hoạt động của NH trong việc làm ra lợi nhuận từ tài sản. Công thức tính: ROA= Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

3.2.2.2 Biến độc lập

• Quy mô tài sản (LNAS):

Biến quy mô tài sản được đo lường bằng cách lấy Logarit tự nhiên của tổng tài sản. Almaqtari và cộng sự (2019) cho rằng quy mô ngân hàng ngày càng tăng có liên quan tích cực đến KNSL của ngân hàng. Với những ngân hàng lớn, mức độ đa dạng hóa sản phẩm và khoản vay sẽ cao hơn so với những NH nhỏ. Tuy nhiên, những NH có quy mô cực lớn hơn thường có mối quan hệ không tốt giữa quy mô và khả năng sinh lời do chi phí đại lý, quy trình quan liêu và các lý do khác. Do đó, mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời được kỳ vọng cả âm và dương (Giả thuyết H1).

Công thức tính: LNAS = Ln(Tổng tài sản) (3.1)

Mức độ an toàn vốn (CAD)

Biến mức độ an toàn vốn được đo lường bằng tỷ số giữa tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Tỷ số này là một trong những tỷ số cơ bản để xác định sức mạnh của vốn. Những ngân hàng có tỷ lệ vốn trên tài sản cao hơn thì mức an toàn cao hơn so với các tổ chức có tỷ lệ này thấp hơn vì tỷ số này càng cao thì lợi nhuận càng cao, cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản càng cao thì càng giảm rủi ro về chi phí nợ vay và chi phí tài chính. Hơn nữa, rủi ro thấp hơn làm tăng uy tín tín dụng của ngân hàng và giảm chi phí cấp vốn của ngân hàng như các kết quả được nghiên cứu của Brahmaiah (2018), Bogale (2019) và các nghiên cứu khác.

Do đó, tác giả kỳ vọng mức độ an toàn vốn ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời (Giả thuyết H2).

Công thức tính: CAD = VCSH/ Tổng tài sản (3.2)

• Tính thanh khoản (LQ)

Biến tính thanh khoản được đo lường bằng tỷ số giữa tài sản thanh khoản và tổng tài sản. Tỷ lệ này thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng, xếp hạng càng cao về tính thanh khoản thì các NHTM đáp ứng càng tốt nhu cầu rút tiền hoặc nhu cầu vay vốn của khách hàng và gia tăng lợi nhuận. Ariyadasa và cộng sự (2017) và San & Heng (2013) đã tìm ra ảnh hưởng tích cực giữa thanh khoản và khả năng sinh lời của ngân hàng. Dựa trên những bằng chứng trên, tác giả kỳ vọng có mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ thanh khoản và khả năng sinh lời trong các ngân hàng thương mại Việt Nam (Giả thuyết H3).

Công thức tính: LQ = Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản (3.3)

Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEPO)

Biến tỷ lệ tiền gửi khách hàng được đo lường bằng tỷ số giữa tổng tiền gửi của khách hàng trên tổng tài sản. Đây là tỷ số quan trọng thể hiện lượng tiền gửi mà một ngân hàng nắm giữ tỷ lệ với quy mô của nó. Tiền gửi là nguồn tiền chính của ngân hàng mà họ có thể đầu tư để tạo thu nhập. Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm của Menicucci & Paolucci (2016), Vong & Chan (2009), tác giả kỳ vọng mối tương quan thuận giữa khả năng sinh lời và tỷ lệ tiền gửi khách hàng (Giả thuyết H4).

Công thức tính: DEPO = Tiền gửi khách hàng/ Tổng tài sản (3.4)

Chất lượng tài sản (LA)

Biến chất lượng tài sản được đo lường bằng tỷ số giữa tổng các khoản cho vay trên tổng tài sản. Đây là tỷ số quan trọng thể hiện chất lượng tài sản của ngân hàng và là thước đo nguồn thu nhập của ngân hàng. Từ góc độ lý thuyết, ảnh hưởng của các khoản cho vay đến hoạt động của ngân hàng là khá khó để dự đoán. Một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng khối lượng cho vay cao hơn, rõ ràng, sẽ có lợi hơn do hoạt động kinh doanh bổ sung được tạo ra. Tuy nhiên, khối lượng cho vay tăng cao cũng có thể làm giảm chất lượng tín dụng và dẫn đến giảm khả năng sinh lời.. Dựa

vào các nghiên cứu thực nghiệm trước như Menicucci & Paolucci (2016), Nguyễn Thị Thu Hiền (2017), tác giả kỳ vọng rằng chất lượng tài sản ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng của ngân hàng (Giả thuyết H5).

Công thức tính: LA = Tổng cho vay/ Tổng tài sản (3.5)

Hiệu quả chi phí hoạt động (CIR)

Hiệu quả chi phí hoạt động định nghĩa là tỷ lệ giữa tổng chi phí để thực hiện hoạt động kinh doanh trên tổng thu nhập có được từ hoạt động kinh doanh. Các nghiên cứu Almaqtari và cộng sự (2019), Nguyễn Thị Thu Hiền (2017), Lê Đồng Duy Trung (2020), Petria và cộng sự (2015), Ariyadasa và cộng sự (2017) đã tìm ra CIR ngược chiều với lợi nhuận ngân hàng. Quản lý chi phí có vai trò quan trọng trong việc cải thiện lợi nhuận ngân hàng và các ngân hàng quản lý hoạt động kém hiệu quả cũng không thể tạo ra thu nhập. Vì vậy, tác giả kỳ vọng mối quan hệ nghịch biến giữa hiệu quả chi phí hoạt động và khả năng sinh lời (Giả thuyết H6).

Công thức tính: CIR = Tổng chi phí/ Tổng thu nhập (3.6)

• Chi phí quản lý tài sản (OETA):

Chi phí hoạt động bao gồm chi phí nhân sự, quản lý hành chính, khấu hao... Tỷ số này được đo lường giữa tổng chi phí hoạt động và tổng tài sản của ngân hàng nhằm đánh giá việc kiểm soát chi phí quản lý tài sản của NH. Một cách trực quan, mối quan hệ âm giữa chi phí hoạt động và khả năng sinh lời của NHTM thường được kỳ vọng. Tuy nhiên, chi phí hoạt động cũng có thể tác động dương đến khả năng sinh lời, ví dụ trong trường hợp chi phí trả này giúp nâng cao năng suất vốn nhân lực, nói cách khác, việc trả lương cao có thể giúp người lao động có thêm động lực làm việc hiệu quả và nhiều hơn, giúp NHTM tăng lợi nhuận. Do vậy, tác giả dự đoán OETA sẽ có tác động trái chiều với khả năng sinh lời của NH (Giả thuyết H7).

Công thức tính: OETA = Tổng chi phí/ Tổng tài sản (3.7)

Thu nhập lãi cận biên (NIM)

Thu nhập từ hoạt động truyền thống hay hoạt động cho vay luôn đem lại phần lớn lợi nhuận ổn định cho ngân hàng. Thu nhập lãi cận biên (NIM) được đo lường

giữa hiệu thu nhập lãi và chi phí lãi trên tổng tài sản có sinh lời. Khi NIM tăng tức biên lợi nhuận từ lãi thu được từ các sản phẩm truyền thống như tín dụng và huy động tăng. Dựa vào nghiên cứu thực nghiệm của Lê Đồng Duy Trung (2020), tác giả kỳ vọng NIM sẽ tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời (Giả thuyết H8).

Công thức tính: NIM = (Thu nhập lãi - Chi phí lãi)/ Tổng tài sản có sinh lời (3.8)

Thu nhập ngoài lãi (DIA)

Tác giả sử dụng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần trên tổng tài sản để đo biến này. Trong quá trình tìm kiếm nguồn doanh thu mới, các NHTM đã ngày càng đa dạng các hoạt động thu nhập ngoài lãi bằng cách chuyển sang giao dịch kinh doanh thu phí như: phí hoa hồng, dịch vụ, bảo lãnh, lệ phí, lợi nhuận thuần từ mua bán chứng khoán và ngoại hối. Khi các ngân hàng đa dạng các sản phẩm dịch vụ tốt hơn, sẽ có thể tạo ra nguồn thu nhập cao hơn, do đó làm giảm sự phụ thuộc vào thu nhập từ hoạt động tín dụng đầy rủi ro do yếu tố khách quan tác động (Sufian & Chong, 2008). Do đó, tác giả kỳ vọng thu nhập ngoài lãi tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng, tương đồng với các kết quả của Sufian và Chong (2008), Tan và Floros (2012), Detrich và Wanzenried (2011) (Giả thuyết H9).

Công thức tính: DIA = (Thu nhập ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi)/Tổng tài sản (3.9)

Rủi ro tín dụng (CRISK)

Ở các nghiên cứu thực nghiệm, RRTD được đại diện bởi tỷ số giữa chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay. Hệ số này cao ngụ ý cho sự quản lý tín dụng không đầy đủ, chất lượng tín dụng kém, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn cho các khoản vay và làm giảm KNSL của ngân hàng. Dựa trên nghiên cứu của Lê Đồng Duy Trung (2020), tác giả kỳ vọng mối tương quan nghịch chiều giữa rủi ro tín dụng và khả năng sinh lời ngân hàng (Giả thuyết H10).

Công thức: CRISK = Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ cho vay (3.10)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Biến tỷ lệ tăng trưởng GDP được tính bằng tỷ lệ tăng trưởng GDP của năm quan sát. Theo các tài liệu về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và KNSL của khu vực tài chính, tăng trưởng GDP được kỳ vọng có mối quan hệ tích cực với khả năng

Biến phụ thuộc

Tên biến Ký hiệu Phương pháp đo lường

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài

sản

ROA Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

Biến độc lập Tên biến Ký hiệu Phương pháp đo

lường Kỳ vọn g dấu Bằng chứng thực nghiệm ở những nghiên cứu trước

1. Quy mô

tài sản LNAS Ln(Tổng tài sản) +/-

Almaqtari và cộng sự (2019), Tan & Floros (2012), Bogale (2019), Bougatef (2017), Lê Đồng Duy Trung (2020) 2. Mức độ an toàn vốn CAD VCSH/ Tổng tài sản + Brahmaiah (2018), Bogale (2019), Ariyadasa và cộng sự (2017), Vong & Chan (2009)

sinh lời của NH như nghiên cứu của Petria và cộng sự (2015), Lê Đồng Duy Trung (2020) và họ cho rằng nó có tác động tích cực đến KNSL của ngân hàng do thực tế là nhu cầu cho vay tăng lên theo chu kỳ. Ngoài ra, các điều kiện kinh tế vĩ mô bất lợi làm tổn hại đến các ngân hàng bằng cách tăng số lượng các khoản nợ xấu. Do đó, kỳ vọng tăng trưởng kinh tế được cải thiện sẽ giúp tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, tác giả kỳ vọng mối quan hệ tương quan thuận chiều giữa tốc độ tăng trưởng GDP và lợi nhuận (Giả thuyết H11).

Công thức tính: GDP = (GDPt - GDPt-1)/ GDPt-1 (3.11)

• Tỷ lệ lạm phát (IFL)

Biến tỷ lệ lạm phát được tính bằng tỷ lệ lạm phát của năm quan sát. Lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực của chi phí và doanh thu. Mối quan hệ giữa lạm phát và KNSL có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến khả năng sinh lời tùy thuộc vào việc nó được dự đoán trước hay không lường trước. Hầu hết các nghiên cứu đều quan sát thấy tác động tích cực giữa lạm phát và khả năng sinh lời Tan & Floros (2012), Vong & Chan (2009), Lê Đồng Duy Trung (2020). Do đó, tác giả kỳ vọng tỷ lệ lạm phát và khả năng sinh lời có mối tương quan thuận chiều (Giả thuyết H12).

Công thức tính: IFL = Tỷ lệ lạm phát được công bố bởi cơ quan Nhà nước (3.12) Bảng 3.1 Mô tả chi tiết các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu

4. Tỷ lệ tiền gửi khách

hàng

DEPO Tiền gửi khách

hàng/ Tổng tài sản +

Menicucci & Paolucci (2016), Vong & Chan (2009)

5. Chất lượng tài

sản

LA Tổng cho vay/ Tổng

tài sản +

Menicucci & Paolucci (2016), Nguyễn Thị Thu Hiền (2017)

6. Hiệu quả chi phí hoạt động CIR Tổng chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập hoạt động - Almaqtari và cộng sự (2019), Nguyễn Thị Thu Hiền (2017), Lê Đồng Duy Trung (2020), Petria và cộng sự (2015), Ariyadasa và cộng sự (2017) 7. Chi phí

quản lý tài sản

OETA Tổng chi phí hoạt

động/ Tổng tài sản -

Almaqtari và cộng sự (2019), Nguyễn Thị Thu Hiền, (2017), Lê Đồng Duy Trung (2020)

9. Thu nhập ngoài

lãi

DIA

(Thu nhập ngoài lãi - Chi phí ngoài lãi)/Tổng tài sản

+

Nguyễn Thị Thu Hiền (2017), Lê Đồng Duy Trung (2020), Anbar & Alper, 2011

10. Rủi ro

tín dụng CRISK

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ cho vay

- Lê Đồng Duy Trung (2020), Menicucci & Paolucci, 2016 11. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP (GDPt - GDPt-1)/ GDPt-1 + Dietrich và Wanzenried (2011), Petria và cộng sự (2015), Lê Đồng Duy Trung (2020)

12. Tỷ lệ

lạm phát IFL

Tỷ lệ lạm phát được công bố bởi cơ quan

Nhà nước

+

Tan & Floros (2012), Vong & Chan (2009), Lê Đồng Duy Trung (2020)

định tính và định lượng là rất quan trọng để thực hiện thành công đề tài nghiên cứu. Chi tiết các bước của quy trình được mô tả cụ thể như sau:

Bước 1: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về KNSL của NHTM và lược khảo các bằng chứng thực nghiệm có liên quan đến KNSL của các NH đã được thực hiện trong và ngoài nước.

Bước 2: Căn cứ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, đề tài thiết kế mô hình nghiên cứu phù hợp, dự kiến phương trình hồi quy nghiên cứu, giải thích chi tiết các biến phụ thuộc, biến độc lập và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.

Bước 3: Lựa chọn mẫu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, sau đó thực hiện thu thập và xử lý dữ liệu theo mô hình nghiên cứu tại bước 2.

Bước 4:

- Tiến hành sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo Pool OLS, FEM và REM với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14.

- Kiểm định sự phù hợp của mô hình dựa vào hệ số xác định R2 hiệu chỉnh của mô hình với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% nhằm xác định các biến độc lập có ý nghĩa thống kê để giải thích cho biến phụ thuộc. Đồng thời, tiến hành các kiểm định Hausman, kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian, kiểm định F-test để chọn ra mô hình phù hợp nhất trong 3 mô hình.

- Tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình phù hợp nhất đã chọn, bao gồm: hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến. Nếu không có các khuyết tật thì kết hợp với kiểm định sự phù hợp của mô hình để thực hiện bước 5. Nếu có một trong các khuyết tật thì sẽ khắc phục bằng phương pháp GLS để tìm ra kết quả hồi quy cuối cùng.

Bước 5: Phân tích và thảo luận kết quả hồi quy cuối cùng thu được.

Bước 6: Đây là bước cuối cùng của quy trình, căn cứ kết quả thảo luận, rút ra các kết luận và gợi ý một số khuyến nghị có liên quan nhằm giải quyết các câu hỏi từ những mục tiêu đã đề ra.

Sơ đồ quy trình nghiên cứu được tóm gọn tại Hình 3.1

Bướcl: Lược khảo lý thuyết nền và các nghiên cứu trước

Bước 2: Xây dựng mô hình, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu

Bước 3: Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời ngân hàng:, xây dựng và thiết kế biến, xử lý dữ liệu, phân tích hồi quy

Bước 6:, Gợi ý các ý nghĩa về mặt chính sách và hạn chế của đề tài

Bước 5: Phân tích và thảo luận kết quả hồi quy cuối cùng thu được

Bước 4: Kiểm định mô hình hồi quy và khắc phục khuyết tật GLS

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Biến Số quansát Trung bình Độ lệchchuẩn nhỏ nhấtGiá trị Giá trị lớnnhất ROA 325 0.0101483 0.014924 -0.0599291 0.1413585 LNAS 325 7.929499 0.5102998 6.522437 9.173174 CAD 325 0.0986543 0.0497301 0.0290254 0.4624462 LQ 325 0.3425103 0.1178266 0.1074052 0.7453328 DEPO 325 0.74656 0.1009637 0.294048 1.311519 LA 325 0.5711706 0.131839 0.1721483 0.9273164 CIR 325 0.8911329 4.812484 0.1414593 86.30194 OETA 325 0.0168322 0.0092892 0.0037028 0.1390687 DIA 325 0.0083125 0.0067674 -0.0125068 0.0607269 NIM 325 0.0314225 0.0259138 -0.0078565 0.371467 CRISK 325 0.0077276 0.0130719 -0.0325005 0.1271157 GDP 325 0.0620117 0.0069292 0.0503 0.0708 IFL 325 0.0655671 0.0464424 0.006 0.1813 TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Tóm tắt lại, tác giả đã đi sâu vào mô hình nghiên cứu, lựa chọn và thiết kế mô hình nghiên cứu phù hợp, xác định rõ 1 biến phụ thuộc ROA cùng 12 biến độc lập như Quy mô ngân hàng (LNAS), Mức độ an toàn vốn (CAD), Tính thanh khoản (LQ), Tỷ lệ tiền gửi khách hàng (DEPO), Chất lượng tài sản (LA), Hiệu quả chi phí hoạt động (CIR), Chi phí quản lý tài sản (OETA), Thu nhập lãi cận biên (NIM), Thu nhập ngoài lãi (DIA), Rủi ro tín dụng (CRISK), Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và Tỷ lệ lạm phát (IFL). Từ các biến trên, đúc kết mô hình nghiên cứu và mô tả chi tiết các biến qua công thức, giải thích ý nghĩa và giả thuyết kì vọng, từ đó hoàn thành cơ sở dữ liệu và bắt đầu chạy mô hình, kết quả nhận xét được thực hiện tại chương 4.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu 2231_010654 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w