Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2462_012750 (Trang 72 - 79)

Dữ liệu thu thập được tác giả làm sạch, xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS 20.0. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6, chứng tỏ các thang đo

đều đạt độ tin cậy cao. Thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, trích rút được 7 nhân tố với hệ số tải nhân tố cao đều trên 0.5 và tổng phương sai trích trên 50% đạt yêu cầu. Cụ thể, thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Năng lực cạnh tranh rút ra được 6 nhân tố; thang đo Năng lực cạnh tranh có 1 nhân tố được rút ra.

Nghiên cứu chỉ ra rằng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chịu tác động dương bởi 6 yếu tố là Khả năng tài chính, Khả năng quản trị, Khả năng marketing, Khả năng đổi mới sản phẩm-dịch vụ, Khả năng tổ chức phục vụ, Khả năng quản trị rủi ro. Như mong đợi của nghiên cứu này, các giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam có kết quả phù hợp với nghiên cứu trước đây Thompson, Strickland & Gamble (2007), Onar và Polat (2010), Sauka (2014), Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nguyễn Thu Hiền (2012), Nguyễn Văn Thụy (2015) và giả thuyết cho các yếu tố này được ủng hộ. Dưới đây sẽ thảo luận chi tiết về kết quả mô hình nghiên cứu:

Thứ nhất, nghiên cứu này xây dựng thang đo dựa trên kết quả thảo luận với các cán bộ quản lý tại BIDV. Kết quả nghiên cứu khẳng định giá trị của thang đo có độ tin cậy và đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố đến năng lực cạnh tranh của BIDV. Nó làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo khẳng định giá trị của thang đo này.

Thứ hai, kết quả khẳng định khả năng quản trị rủi ro có tác động mạnh nhất đến kết quả kinh doanh của BIDV, sau đó theo thứ tự là khả năng marketing, khả năng tài chính, khả năng quản trị, khả năng đổi mới và cuối cùng là khả năng tổ chức phục vụ . Thực tế cho thấy BIDV là NHTM có nợ xấu lớn nhất trong hệ thống và điều này đã kéo kết quả kinh doanh của Ngân hàng thụt lùi so với các đối thủ khác cùng ngành. Việc này đến từ khả năng quản trị rủi ro tín dụng không hiệu quả. Đứng sau mức độ tác động của khả năng quản trị rủi ro là khả năng marketing. Điều này cũng dễ hiểu khi các NHTM hiện nay liên tục phát triển các chương trình nhằm nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng đến giao dịch. Đây là yếu tố tiên quyết để tăng trưởng thị phần của Ngân hàng. Đối với BIDV là một thương hiệu lâu đời trong hệ thống Ngân hàng nhưng dần mất đi hình ảnh hoặc không còn tạo sự chú ý với khách hàng vì hình ảnh có phần “già” so với các đối thủ cạnh tranh. Các nhân tố còn

lại có những tác động nhất định đến hiệu quả kinh doanh của BIDV. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường tài chính chung, do vậy, kết quả nghiên cứu cũng phản ánh đúng thực trạng hiện nay của BIDV.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu đã đánh giá được mức độ tác động của từng nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV. Ngoài ra, kết quả cho thấy thứ tự ưu tiên của thành phần trong mô hình nghiên cứu. Từ đó, tạo cho nhà quản trị Ngân hàng có cái nhìn tổng thể để phát huy thế mạnh cạnh tranh và giảm thiểu các hạn chế tiêu cực để tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Ket luận

Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì, mở rộng thị phần và đạt lợi nhuận cao của doanh nghiệp, một số tiêu chí đánh giá Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cùng các nghiên cứu trước liên quan. Dựa trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam bao gồm 6 biến độc lập là (1) Khả năng tài chính, (2) Khả năng quản trị, (3) Khả năng marketing, (4) Khả năng đổi mới sản phẩm-dịch vụ, (5) Khả năng tổ chức phục vụ và (6) Khả năng quản trị rủi ro và 1 biến phụ thuộc là Năng lực cạnh tranh. Mục tiêu trọng tâm của nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và chỉ ra được những khía cạnh hạn chế, những vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển.

Kết quả khảo sát cho thấy: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam chịu tác động dương bởi 6 yếu tố là Khả năng tài chính, Khả năng quản trị, Khả năng marketing, Khả năng đổi mới sản phẩm-dịch vụ, Khả năng tổ chức phục vụ, Khả năng quản trị rủi ro. Như mong đợi của nghiên cứu này, các giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam có kết quả phù hợp với nghiên cứu trước đây Thompson, Strickland & Gamble (2007), Onar và Polat (2010), Sauka (2014), Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009), Nguyễn Thu Hiền (2012) và giả thuyết cho các yếu tố này được ủng hộ.

Và mô hình hồi quy chuẩn hóa rút ra có dạng:

NLCT = 0.213*KNTC + 0.177*KNQT + 0.235*KNM + 0.137*KNĐM + 0.139*KNTCPV + 0.331*KNQTRR

Trong đó, Mô hình hồi quy có hệ số R2 hiệu chỉnh = 71.3% với mức ý nghĩa < 0.05, chứng tỏ độ phù hợp của mô hình với bộ dữ liệu là khá cao, giải thích được 71.3% cho bộ dữ liệu khảo sát. Các giả thuyết đều được chấp nhận.

5.2. Kiến nghị

Dựa trên việc đánh giá tác động các nhân tố từ mô hình nghiên cứu, tác giả đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, qua đó giúp cho các nhà quản trị có được cái tổng thể và hoạch định chính sách phát triển phù hợp với khả năng của nội tại bên trong BIDV.

5.2.1. Nâng cao khả năng tài chính

Điều đáng chú ý trong hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn được các nhà quản trị lưu ý là việc nâng vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc tăng vốn sẽ giúp cho ngân hàng có được nền tảng vững chắc trong quá trình đầu tư mở rộng quy mô hoạt động hay dễ dàng đứng vững khi có những rủi ro xảy đến. Trong qua trình tăng trưởng của ngân hàng cần đảm bảo mức độ tăng vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng của ngân hàng. Trong kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, khả năng tài chính của ngân hàng có tác động tương đối lớn đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Ngân hàng vốn là một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm đặc biệt là tiền tệ, hơn thế nữa, ngành nghề kinh doanh của ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro cao trong quá trình hoạt động. Chính vì vậy, để nâng cao khả năng tài chính của BIDV, các nhà quản trị, nhà quản lý cần lưu ý các vấn đề sau:

Thứ nhất, luôn luôn ưu tiên việc tăng vốn tự có và đảm bảo hệ số an toàn vốn theo quy định chung của Ngân hàng Nhà Nước, hơn thế nữa, nâng cao hệ số an toàn vốn là nâng cao khả năng phòng vệ cho ngân hàng. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của hệ thống Ngân hàng luôn ở mức cao qua các năm. Tuy nhiên, đối với ngân hàng quốc doanh có quy mô tài sản lớn nhất hệ thống hiện nay như Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) thì việc cần thiết lúc này là duy trì quy mô, tăng trưởng ổn định và đặt nặng vào trọng tâm nâng cao chất lượng tín dụng trong thời gian sắp tới. Việc xử lý nợ xấu luôn làm ảnh hưởng lớn đến quá trình hoạt động và lợi nhuận của BIDV trong thời gian qua. Chính vì vậy, hoạt động tăng vốn qua việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài như Keb Hana Bank để giúp nâng cao khả năng quản trị và phát triển các mảng kinh doanh có lợi thế trong ngành đang được BIDV chú trọng hơn. Ngoài ra, BIDV cần phải quan tâm về việc phản ảnh chân thực hơn mức độ rủi ro khoản cấp tín dụng đang sở hữu. Việc minh bạch hóa các thông tin về nhóm nợ rủi ro

sẽ giúp các nhà đầu tư và nhà quản trị ngân hàng hoạch định các chính sách phát triển thực tế và sâu sát hơn.

Thứ hai, phát triển hoạt động kinh doanh theo kim chỉ nam: tối đa hóa lợi nhuận với công thức tăng doanh thu, giảm chi phí. Việc tăng trưởng là yêu cầu thiết yếu đối với các nhà quản trị ngân hàng dưới áp lực to lớn của các cổ đông, tuy nhiên, việc tăng trưởng phải gắn với sự an toàn và ổn định. Chính vì vậy, để tăng trưởng doanh thu một cách hiệu quả với quy mô lớn như hiện tại, các nhà quản trị BIDV nên chú trọng hơn việc nâng cao chất lượng tín dụng. Với quy mô tài sản lớn nhất hệ thống như hiện nay, BIDV cần khai thác mạnh mẽ hơn nữa các khách hàng tiềm năng và có thể tăng trưởng trên nền khách hàng đã sẵn có. Điều này sẽ giúp gia tăng độ trung thành của khách hàng trong việc quan hệ với ngân hàng và tiết giảm rất nhiều chi phí để có thể phát triển thểm hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, việc tối đa hóa lợi nhuận trên nền tài sản sẵn có sẽ giúp cải thiện các chỉ số tài chính như : lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên tổng tài sản,.. .Điều này sẽ giúp BIDV có được nguồn tài chính vững vàng để có thể vượt qua các khó khăn, rủi ro gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, BIDV hiện nay là đơn vị điển hình khi thực hiện thành công bán vốn cho cổ đông nước người để cùng hợp tác quản trị, tiếp cận với công nghệ hiện đại và dòng vốn nước ngoài hỗ trợ việc mở rộng kinh doanh. Qua đó cho thấy, việc lựa chọn đơn vị phù hợp để cùng hợp tác, góp vốn sẽ giúp nâng cao khả năng tài chính thay vì sử dụng đòn bẩy tài chính, đây là một lợi ích về tài chính rất lớn mà không chỉ BIDV, các NHTM khác đang dần hướng tới để nâng cao khả năng tài chính của Ngân hàng.

5.2.2. Nâng cao khả năng tổ chức và quản trị con người

Kết quả nghiên cứu trên đã chỉ ra năng lực quản trị bao gồm khả năng tổ chức và quản trị con người có tác động dương đến năng lực canh tranh của BIDV. Từ đó, các nhà quản trị ngân hàng tại BIDV cần quan tam hơn trong quản trị và điều hành, đặc biệt là quản lý nhân sự trong bộ máy hoạt động. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, bộ máy quản lý BIDV cần chú trọng đến các công tác sau :

Thứ nhất, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự quản lý, các nhân sự đóng vai trò chủ chốt trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để thực hiện chính sách trên,

BIDV cần triển khai chính sách tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của hệ thống tại các mảng chuyên môn cụ thể, cơ chế tuyển dụng công khai, minh bạch, giúp cho các ứng viên, nhân sự hiện hữu dễ dàng tìm thấy được vị trí thích hợp để có thể phát huy hết khả năng của mình. Việc tuyển dụng nhân sự ở bộ máy quản lý luôn là thước đo khó cho các ứng viên vì cần kết hợp giữa việc đánh giá về chuyên môn, thâm niên kinh nghiệm, sự thăng tiến trong công việc và kế hoạch quản lý nhân sự. Từ đó, sẽ có chính sách bồi dưỡng, đào tạo để phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa ngân hàng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc. Tập tính kế thừa cũng đáng được quan tâm đến trong quá trình bổ nhiệm nhân sự tại các vị trị, việc quy hoạch nguồn nhân sự để tránh gây xáo trộn khi có các biến động về nhân sự quản lý xảy ra sẽ giúp mạng lưới hoạt động của ngân hàng diễn ra ổn định và vững vàng hơn.

Hiện nay, kinh nghiệm quản lý tại các cấp quản lý cao trong BIDV đều rất tốt phần lớn đến từ kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh của các thiết bị hiện đại sẽ là rào cản lớn cho các cán bộ này tiếp cận, sử dụng và thuần thục để kiểm soát rủi ro xảy đến. Chính vì vậy, BIDV thường xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ, sử dụng chương trình, thiết bị mới để các cán bộ quản lý dễ dàng tiếp thu và vận dụng trong công việc hàng ngày của mình.

Thứ hai, ngày càng nâng cao chất lượng quản trị điều hành trong bộ máy nhân sự. Mô hình tổ chức của bộ máy ngân hàng luôn phức tạp với các phòng chuyên trách cao trong hoạt động kinh doanh hàng ngày. Vì vậy, BIDV cần xây dựng bảng phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ phận nghiệp vụ cũng như vị trí quản lý. Thực tế cho thấy, BIDV đã có những sự phân giao về nhiệm vụ, trách nhiệm tương đối rõ ràng trong hoạt động, tuy nhiên, thường nhật vẫn xảy ra các vấn đề về thông tin giữa các bộ phận với nhau, đặc biệt là bộ phận kinh doanh và bộ phận tác nghiệp trong ngân hàng. Để giải quyết cụ thể, các cấp quản lý luôn luôn phải nắm rõ các chức năng, nhiệm vụ để truyền đạt lại thông tin và đề xuất ngay hướng giải quyết khi gặp trục trặc thiếu xót thông tin giữa các bộ phận để xử lý công việc hiệu quả.

Thứ ba, nâng cao chất lượng nhân sự trong hệ thống. Mỗi lao động được tuyển dụng vào công tác tại BIDV việc đầu tiên cần phải được đào tạo, bổ sung thêm các kiến thức chung, kiến thức chuyên môn và các văn hóa trong hoạt động kinh doanh

của ngân hàng. Từ đó, nguồn nhân lực sẽ có nền tảng và định hướng phù hợp để phát triển trong môi trường hoạt động của ngân hàng. Hơn thế nữa, BIDV cần phải có chính sách đãi ngộ phù hợp với các nhân sự hoạt động tốt để có thể khai thác tối đa khả năng của nhân sự tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Các NHTM có vốn nhà nước nói chung và BIDV nói riêng cần đẩy mạnh triển khai hệ thống xếp loại, thưởng theo doanh số, chỉ tiêu để có thể kịp thời khen thưởng làm động lực phát huy cho các cá nhân tích cực. Từ đó sẽ giúp cho cán bộ nhân viên của ngân hàng mạnh dạn hơn trong hoạt động sáng tạo, nâng cao ý thức, thái độ làm việc và nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nhân sự là một nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà quản trị ngân hàng để nâng cao sức mạnh cạnh tranh hiện tại và tạo nền tảng để phát triển lâu dài của hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu 2462_012750 (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w