dịch vụ cung cấp trong nhận thức của khách hàng (percived quality), những liên tưởng của khách hàng khi nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu (brand association). Mỗi yếu tố cấu thành của thương hiệu được vận dụng và xây dựng các công cụ đánh giá đo lường khác nhau.
Theo Temporal, Paul. (2014)
Thì có 12 tiêu chí đánh giá thương hiệu: (1) có một tầm nhìn thương hiệu, (2) tình cảm của khách hàng và công chúng, (3) chiến lược định vị đa dạng, (4) cam kết thương hiệu phải nhất quán và liên tục, (5) trách nhiệm với cộng đồng, (6) kiến trúc thương hiệu linh hoạt, (7) sử dụng truyền thông đa kênh với năng lực tương xứng, (8) luôn hướng tới chất lượng cao nhất tương xứng với mong đợi của khách hàng, (9) được khách hàng đánh giá cao về mức giá cần thiết, (10) luôn giữ lời hứa và cung cấp trải nghiệm tốt nhất, (11) thương hiệu luôn được giám sát bởi giám đốc thương hiệu có năng lực và hệ thống quản trị thương hiệu, (12) giá trị thương hiệu tăng đều mỗi năm. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2002) Các thành phần giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu dùng tại Việt Nam
mô hình được xác định gồm 4 yếu tố tác động gồm: Nhận biết thương hiệu, Lòng ham muốn thương hiệu, Chất lượng cảm nhận, Lòng trung thành thương hiệu. Trương Hoàng Hoa Duyên (2019) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương
Kết quả sau nghiên cứu cho thấy, có 7 yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố phát triển thương hiệu Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hòa Thọ với mức độ ảnh hưởng của các yếu tố giảm dần lần lượt như sau: “Chính
hiệu tại Công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ
sách PR”, “Chính sách sản phẩm”, “Chính sách giá”, “Chính sách phân phối”, “Uy tín của doanh nghiệp”, “Logo”, “Slogan”. Nguyễn Thị Nhung (2019) nghiên cứu về Xây dựng và phát triển thương hiệu VIETTEL
các yếu tố tác động đến sự phát triển của thương hiệu gồm: (1) Cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước, (2) cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin, (3) quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường, (4) số lượng doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, (5) hành vi mua của khách hàng, (6) nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp, (7) nguồn tài chính của doanh nghiệp, (8) nguồn nhân lực của doanh nghiệp, (9) chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp, (10) công cụ xây dựng và phát triển thương hiệu, (11) đánh giá của các tổ chức có uy tín về thương hiệu.
Nguồn: Tác giả tổng hợp Có thể thấy qua bảng 2.1 có nhiều nghiên cứu về thương hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu nhưng chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu ngành thiết kế và trang trí nội thất..