- Trần thuật từ nhiều điểm nhìn: bên ngoài, bên trong; chú trọng sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để miêu tả tâm lí nhân vật.
2.2. Cảm nhận về nhân vật người đàn bà hàng chài qua đoạn trích:
- Số phận bất hạnh:
+ Cuộc sống nghèo túng vì - đông con - thuyền chật: “ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối…” (Phân tích mở rộng ngoài đoạn trích: cuộc sống lam lũ, khó nhọc, vất vả hằn in lên vóc dáng của người đàn bà: khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng để kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ; lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng)
+ Bị cái xấu đeo đuổi: từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu; cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt…
+ Nỗi khổ cùng cực vì bị chồng hành hạ thường xuyên, là nạn nhân của bạo lực gia đình. Nhưng đớn đau thay - kẻ gây ra bạo lực lại chính là người chồng mà chị yêu thương: “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu…”; “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.
Vượt lên trên số phận bi kịch, người phụ nữ vô danh ấy vẫn tỏa sáng cho đời bao vẻ đẹp lấp lánh. Bên ngoài chị giống như viên ngọc thô lấm láp nhưng trong chiều sâu nhân bản lại là viên ngọc quý ánh lên một tâm hồn cao thượng, đẹp đẽ.
* Vẻ đẹp tâm hồn:
-Giàu t ì nh yêu thương
+ Chị hứng chịu tất cả mọi khổ đau về phần mình vì chị thương con vô bờ bến + Chị hiểu được sự cần thiết của việc có người đàn ông làm chỗ dựa, để chèo chống khi phong ba bão táp, cùng nuôi dạy các con “Đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, không thể sống cho mình như trên đất được”.
+ Vì thương con, chị gửi thằng Phác lên rừng; chị đau xót, xấu hổ vô cùng khi vô tình để thằng bé thấy cảnh trái ngang. Chị van nài đứa con, ôm chầm lấy nó, sợ nó
hành động dại dột với bố nó... Chị không muốn các con nhìn thấy cảnh bạo hành gia đình.
- Niềm hạnh phúc lớn nhất của chị là nhìn những đứa con chúng được ăn no, hạnh phúc.
-Vị tha, bao dung
+ Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt chiu niềm hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc đời bình dị: “…nhìn con được ăn no, có khi vợ chồng, con cái sống vui vẻ, hoà thuận”. Bởi thế, chị không hề hận chồng mặc dù thường xuyên bị chồng đánh đâp chửi rủa, trái lại, chị còn biết ơn lão.
+ Khi được Phùng và Đẩu hỏi, chị lí giải nguyên nhân dẫn đến tính khí hung bạo của chồng và cảm thông, tha thứ cho chồng: “anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”.
- Chị ta còn sẵn sàng nhận lỗi về mình, coi mình là nguyên nhân khiến cuộc sống của chồng trở nên khốn khổ.
→ Đây là người phụ nữ có cái nhìn sâu sắc, đa chiều, bao dung, độ lượng với chồng.