- Về nội dung: Thơ Tố Hữu đã phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam, Tô quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo
a. Những địa danh, thắng cảnh ấy gắn với cuộc sống, số phận, tính cách của nhân dân
huy tư tưởng thân dân, trọng dân của văn học Các giai đoạn trước...
- Tư tưởng Đất nước là của nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một cách sáng tạo trong đoạn trích Đất Nước. Đây cũng là điểm nhìn chi phối mọi chiều cảm nhận của nhà thơ về đất nước: từ thời gian lịch sử, không gian địa lí, bản sắc văn hóa... .
2.2. Phân tích đoạn thơ để thấy quan niệm mới mẻ, sâu sắc của tác giả về đất nước:
Xưa nay, nói đến điều kiện tự nhiên và những danh lam thắng cảnh của đất nước, người ta thường ca ngợi sự hào phóng của Tạo Hóa. Còn đây, nhà thơ mang đến một cách nhìn, cách cảm nhận khác:
a. Những địa danh, thắng cảnh ấy gắn với cuộc sống, số phận, tính cách của nhândân dân
- Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật liệt kê (liệt kê những địa danh) kết hợp động từ
“góp” để diễn tả hình ảnh của nhân dân hóa thân thành những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp cho Đất Nước. Các danh thắng ấy được nhà thơ liệt kê từ Bắc đến Nam, đâu đâu cũng mang bóng dáng nhân dân.
+ Ở miền Bắc, danh thắng ấy hiện lên với núi Vọng Phu, hòn Trống Mái biểu tượng cho vẻ đẹp của tình yêu thủy chung bền vững.
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”
+ Đó còn là vẻ đẹp người anh hùng làng Gióng với chứng tích “ao đầm” hình móng chân ngựa mọc đầy quanh chân núi Sóc Sơn (Hà Nội). Đó là quần thể núi non hùng vĩ “chín mươi chín con voi” bao quanh núi Hi Cương (Phú Thọ) nơi đền thờ vua Hùng ngự trị. Đó là “con cóc con gà quê hương góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”. Tất cả nhằm nhắc nhở chúng ta nhớ về truyền thống đánh giặc giữ nước, công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước của cha ông.
+ Ở miền Trung, nhà thơ đưa ta về với vùng đất Quảng Ngãi để chiêm ngưỡng
“núi Bút, non Nghiên” do cậu học trò nghèo dựng nên. Đó là biểu tượng của truyền thống hiếu học của nhân dân đã góp cho đất nước bao tên tuổi như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi…
+ Ở miền Nam, danh thắng là con sông Cửu Long hiền hòa, tươi đẹp: “Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm”. “Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm” là
những người dân hiền lành, chăm chỉ góp nên “tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”.
+ Thật sự, nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng cả thời chinh chiến thì không có sự cảm nhận về núi Vọng Phu. Cũng như nếu không có truyền thuyết Hùng Vương dựng nước thì không thể có sự cảm nhận nét hùng vĩ của núi đồi quanh đền Hùng. Nói cách khác, những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, những núi Bút, non Nghiên không còn là những cảnh thiên nhiên thuần túy nữa, mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên, không tuổi.