Sự hóa thân của Nhân Dân vào bóng hình Đất Nước:

Một phần của tài liệu Bộ đề ôn thi ngữ văn lớp 12 THPT chuẩn, chất lượng (Trang 78 - 80)

- Về nội dung: Thơ Tố Hữu đã phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam, Tô quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo

b. Sự hóa thân của Nhân Dân vào bóng hình Đất Nước:

Từ những hình ảnh, những cảnh vật, hiện tượng cụ thể, nhà thơ đã khái quát sâu sắc:

“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…”.

- Bóng hình ấy của nhân dân không chỉ làm cho đất nước thêm phần tươi đẹp mà còn mang “một ao ước, một lối sống cha ông”. Nghĩa là nhân dân không chỉ góp danh lam thắng cảnh, mà còn góp vào đó những giá trị tinh thần, là phong tục, tập quán, là truyền thống văn hóa lưu dấu tới mai sau.

- Hai câu cuối, hình tượng thơ được nâng dần lên và chốt lại bằng một câu đầy trí tuệ: “Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”. “Núi sông ta” sỡ dĩ có được là nhờ

“những cuộc đời” đã hóa thân để góp nên. Nhân Dân không chỉ góp tuổi, góp tên mà còn góp cả cuộc đời và số phận mình. Ý thơ giản dị mà sâu sắc khiến ta hình dung Đất Nước thật gần gũi và thân thuộc.

2.3. Đánh giá, nhận xét:

-Đoạn thơ đã thể hiện được quan niệm sâu sắc của tác giả về đất nước: Đất nước là tài sản vô giá do nhân dân tạo lập, gìn giữ và truyền lại...

- Đoạn thơ đã khơi gợi, đánh thức lòng biết ơn với nhân dân và ý thức về trách nhiệm, bổn phận thiêng liêng của mỗi con người với nhân dân, đất nước.

-Nghệ thuật: vận đụng sáng tạo chất liệu văn học dân gian kết hợp với hình thức thơ hiện đại...

3. Kết bài:

- Đoạn thơ thể hiện được đặc điểm tiêu biểu của trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm: chất chính luận hài hòa với chất trữ tình, giọng thơ tự sự; ngôn từ, hình ảnh đẹp, giàu sức liên tưởng.

- Viết về đề tài đất nước - một đề tài quen thuộc, nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm vẫn mang những nét riêng, mới mẻ, sâu sắc. Những nhận thức mới mẻ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên vẻ đẹp của đất nước ở góc độ địa lý - văn hóa càng gợi lên lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm với đất nước cho mỗi người.

SÓNG (XUÂN QUỲNH)

ĐỀ 25: Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau. Từ đó, nhận xét về quan niệm tình yêu của Xuân Quỳnh thể hiện trong bài thơ.

“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương”

(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2011, tr.155)

DÀN BÀI1. Mở bài 1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả - tác phẩm:

+ Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc bình dị đời thường; đồng thời cũng là tiếng lòng của một người nhiều âu lo, luôn day dứt, trăn trở trong tình yêu.

+ Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

- Nêu vấn đề: Đoạn thơ sau đây thể hiện nỗi nhớ, sự thủy chung son sắt của người phụ nữ trong tình yêu:

…………

Hướng về anh - một phương”

2. Thân bài

2.1. Giới thiệu khái quát

Trong đoạn thơ, song song với hình tượng “sóng” là hình tượng “em”. “Sóng”

là hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình. Hai hình tượng “sóng”“em” tuy hai nhưng là một, tuy một nhưng lại là hai. Có lúc phân đôi ra để soi chiếu, làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập vào nhau để tạo nên sự cộng hưởng.

2.2. Phân tích đoạn thơ:

Một phần của tài liệu Bộ đề ôn thi ngữ văn lớp 12 THPT chuẩn, chất lượng (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(133 trang)
w