hóa, … kết hợp với thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu đã làm nên những con sóng với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau.
- Qua hình tượng sóng, chúng ta cảm nhận được vẻ trẻ trung, tâm hồn trong sáng của người con gái khi yêu. Họ chủ động bày tỏ những khao khát, những mong muốn, những rung động của mình trong tình yêu, không giấu giếm, không che đậy. Đó là nét hiện đại, là quan niệm mới mẻ của người phụ nữ trong thời đại mới.
3. Kết bài:
- Hình tượng “sóng” là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Xuân Quỳnh. Đoạn thơ trên đã bộc lộ những cung bậc cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu: niềm tin mãnh liệt vào tình yêu cùng những băn khoăn, khát vọng bất tử hóa tình yêu.
- Xuân Quỳnh đã góp một hơi thở đắm say, một tiếng sóng đẹp đẽ làm tươi thắm thêm cho thi đàn hiện đại Việt Nam.
ĐỀ 1I. ĐỌC HIỂU I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
Tôi viết cho ai bài thơ hạ cuối Ve râm ran xao xác cả khung trời Ồ vẫn vậy, vẫn ve, vẫn phượng… Cớ sao mình nước mắt lại rơi
Trận mưa đầu của ngày cuối chia phôi Rơi ướt cả một bờ áo trắng
Vô tư thế, hỡi mưa, hỡi nắng? Biết hay không hạ cuối đã về rồi? Tháng 6 mùa thi
Ta bỏ lại một thời Trong trắng như hoa Hồn nhiên như cỏ
Cho kỷ niệm và cho nỗi nhớ
Cho những tháng ngày xanh biếc xanh. Đôi mắt nào chiều ấy long lanh
Như muốn nói thật nhiều mà không thể Tháng năm ơi sao trôi nhanh đến thế Phượng bùng lên cháy đỏ một khung trời. Lưu bút trao tay, ánh mắt trao lời
Màu mực tím mênh mang trang giấy trắng Ai bật khóc trong chiều không bình lặng
Xa thật rồi, áo trắng học trò ơi.
(Hạ cuối, Dương Viết Cương)