- Về nội dung: Thơ Tố Hữu đã phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam, Tô quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo
a. Tám câu đầu: Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện: * Những ngã đường Việt Bắc ra trận:
* Những ngã đường Việt Bắc ra trận:
“Những đường Việt Bắc của ta” - “Những đường Việt Bắc”: không khí sôi động của cuộc kháng chiến. Từ khắp mọi ngả đường của Tổ Quốc, những đoàn quân cùng hướng về mặt trận, tạo nên những gọng kìm vây bọc quân thù.
- Hai từ “của ta” thể hiện sự sở hữu cùng niềm tự hào dân tộc khi mỗi con đường, ngọn núi, dòng sông… đã thực sự trở về với người dân Việt Nam.
“Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
- Thời gian “đêm đêm”: những cuộc hành quân tốc lực, bí mật diễn ra hằng đêm. - Từ láy tượng thanh “rầm rập” + hình ảnh so sánh “như là đất rung”: những đoàn quân ngày đêm ra trận tấp nập với khí thế mạnh mẽ như trời rung đất chuyển và cuộc hành quân ra trận đã biến thành cuộc diễu binh mà mỗi con người trong đó như được nâng lên với tầm vóc vũ trụ. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể hiện rõ nét.
* Hình ảnh đoàn quân ra trận:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
- Từ láy “điệp điệp”, “ trùng trùng”: có tác dụng miêu tả những đoàn quân như nối tiếp trải dài không dứt.
- Hình ảnh lãng mạn “ánh sao đầu súng”: vừa có thể hiểu là ánh sao trời lấp lánh nơi đầu mũi súng, cũng có thể hiểu là ánh sao gắn trên mũ của những người lính trên đường hành quân ra mặt trận.
- Từ “cùng” đã nối cảm hứng lãng mạn với chất hiện thực của cuộc chiến khi con người vượt lên khó khăn để sống và chiến đấu theo lí tưởng của mình.
* Hình ảnh đoàn dân công ra trận:
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay”
- Biện pháp đảo ngữ “đỏ đuốc”: nhấn mạnh lực lượng đông đảo thứ hai và cũng là những người quan trọng làm nên bản hùng ca cách mạng. Đó là những đoàn dân công bền bỉ tiếp lương tải đạn lên chiến trường. Bước chân họ đi trong đêm tối, dưới những bó đuốc đỏ rực thật khẩn trương như bước chân thần tốc của đoàn quân Tây Sơn thuở trước.
- Nghệ thuật phóng đại “bước chân nát đá” + thành ngữ “chân cứng đá mềm”:
nhấn mạnh sức mạnh thể chất và tinh thần của những con người hàng ngày tải lương thực, vũ khí ra chiến trường.
- Nhịp điệu câu thơ nhanh, mạnh, dồn dập gợi lên những bước hành quân như vũ bão.
* Hình ảnh đoàn xe ra trận:
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
- “Nghìn đêm”: số từ ước lệ + từ láy “thăm thẳm”: miêu tả một quãng thời gian cả đất nước chìm trong màn đêm tăm tối của xiềng xích và nô lệ; nhưng đó cũng chính là khoảng thời gian mà chúng ta âm thầm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến hào hùng.
- Biện pháp so sánh phóng đại “ đèn pha bật sáng như ngày mai lên” vừa thể hiện khí thế sôi nổi, hào hùng, vừa bộc lộ niềm vui sướng hi vọng, tin tưởng vào tương lai tất thắng. Khuynh hướng sử thi với cảm hứng lãng mạn được thể hiện ở niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng cho đất nước.
- Nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, gấp gáp; âm hưởng hào hùng, sôi nổi náo nức; hình ảnh thơ hoành tráng, mỹ lệ… Tất cả tạo thành khúc hùng ca chiến thắng.