Khổ 5: Nỗi nhớ của sóng luôn hướng về bờ cũng như nỗi nhớ của em luôn dành cho anh

Một phần của tài liệu Bộ đề ôn thi ngữ văn lớp 12 THPT chuẩn, chất lượng (Trang 80 - 81)

- Về nội dung: Thơ Tố Hữu đã phản ánh đậm nét hình ảnh, con người Việt Nam, Tô quốc Việt Nam trong thời đại cách mạng, với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo

a. Khổ 5: Nỗi nhớ của sóng luôn hướng về bờ cũng như nỗi nhớ của em luôn dành cho anh

luôn dành cho anh

- Sóng không chỉ mang trong mình trạng thái “dữ dội”- “dịu êm”, “ồn ào”- “lặng lẽ” mà ở đây ta còn chứng kiến thêm con sóng “dưới lòng sâu” – “trên mặt nước”, qua phép đối và hình thức lặp cấu trúc: “Con sóng… Con sóng…”, nhà thơ đã tạo nên sự trùng trùng điệp điệp của những con sóng với nhiều dạng thức khác nhau.

“Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước”

+ “Sóng dưới lòng sâu” là những con sóng ngầm thể hiện chiều sâu, không ai thấy và cũng có thể cảm nhận được, chỉ nó mới hiểu mình đang cồn cào, da diết đến mức nào.

+ “Sóng trên mặt nước” là những con sóng nổi tung bọt trắng xoá trên mặt biển ngày đêm gào thét cùng đại dương bao la, nó thể hiện chiều rộng.

 Dù sâu hay rộng thì tất cả đều quy tụ lại tượng trưng cho tình yêu và nỗi nhớ của em dành cho anh. Cũng giống như sóng, tình yêu của em, nỗi nhớ của em không đơn thuần là nhớ theo cảm tính mà nỗi nhớ ấy vừa có chiều sâu vừa có chiều rộng. Xuân Quỳnh đã vô cùng tinh tế khi mượn hình ảnh sóng để ẩn dụ cho nỗi niềm của người phụ nữ khi yêu: “yêu” da diết dữ dội, “nhớ” cồn cào mãnh liệt.

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được” + Thán từ “ôi”: nỗi nhớ dâng trào mãnh liệt.

+ Bờ là đích đến cuối cùng của sóng. Vì nhớ bờ mà sóng bất chấp cả không gian rộng lớn “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, bất chấp cả thời gian “ngày đêm” để vươn tới bờ. Sóng cồn cào nhớ nhung và khao khát gặp bờ đến độ “không ngủ được”.

+ Xuân Quỳnh đã thêm vào khổ thứ 5 hai câu thơ nữa để hoàn thiện giai điệu nỗi nhớ. Chủ thể trữ tình trong nỗi nhớ da diết kia, không ai khác chính là em:

“Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”

Nỗi nhớ không chỉ thường trực trong mọi không gian và thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào tiềm thức, xâm nhập vào cả cõi mơ “cả trong mơ còn thức”. Như vậy, nỗi nhớ luôn hiện hữu trong tâm trí người phụ nữ khi yêu.

 Sự tương đồng giữa sóng và em, giữa một hiện tượng thiên nhiên với trạng thái con người đó là nỗi nhớ, sóng nhớ bờ và em nhớ anh. Đó là quy luật muôn đời của tình yêu.

Một phần của tài liệu Bộ đề ôn thi ngữ văn lớp 12 THPT chuẩn, chất lượng (Trang 80 - 81)

w