6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2. HỆ THỐNG LIÊN KẾT VĂN BẢN
1.2.5. Các phần kết cấu văn bản
a. Khái niệm kết cấu
Kết cấu là khái niệm gần gũi với khái niệm cấu trúc. "Kết cấu là sự xếp đặt và
phân bố các yếu tố của hình thức tác phẩm nghệ thuật, nói đúng hơn, là sự tổ chức tác phẩm trong một nội dung và thể loại xác định. Kết cấu là kết các yếu tố hình thức và chi phối ý nghĩa của chúng"[30]. Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê
(Chủ biên - 2005), Nxb Đà Nẵng, tr.487 thì khái niệm kết cấu: 1. “cấu trúc”, 2. “Sự
phân chia và bố trí các phần, các chương mục theo một hệ thống nhất định để thể
hiện nội dung của tác phẩm”. Theo từ điển tiếng Anh thì “structure” có nghĩalà:
kết cấu, cơ cấu, cấu trúc, cịn “construction” có nghĩa là: sự xây dựng, sự kiến thiết, sự đặt câu, cấu trúc câu. Nói chung, các nhà ngôn ngữ thường hiểu cấu trúc là structure, còn kết cấu là construction. Như vậy, kết cấu và cấu trúc có điểm chung là phát hiện và nghiên cứu sự liên kết và xếp đặt các yếu tố của hình thức tác phẩm.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Kết cấu khơng chỉ là sự xếp đặt vị trí các yếu tố
nội dung mà cơ bản là việc tổ chức ngữ nghĩa của văn bản dựa trên mạng lưới các mối quan hệ lôgic giữa các yếu tố nội dung. Nói tới kết cấu là nói tới mối quan hệ chiều sâu của văn bản. Chính kết cấu văn bản đảm bảo tính liên kết, tính thống nhất, tính hồn chỉnh của nội dung” [9,84].
b. Kết cấu của văn bản
phần giới thiệu những vấn đề cần phải giải quyết sau đó. Câu chủ đề diễn tả ý chính, ý khái quát của cả cụm câu. Tùy theo từng loại văn bản mà có cấu tạo phần mở đầu khác nhau.
Đối với văn bản tác phẩm văn học, phần mở đầu các tác phẩm văn xuôi thường là phần giới thiệu nhân vật, sự kiện; phần mở đầu các tác phẩm thơ là phần hứng khởi, phần đề. Đối với tác phẩm nghị luận là phần mở đề, mở bài, đặt vấn đề. Các câu trong phần này có thể là câu hỏi, câu cầu khiến, câu đặt vấn đề, câu gợi mở.
Đối với văn nghị luận có kiểu mở đề gián tiếp và trực tiếp. Trực tiếp là nêu thẳng vấn đề còn gián tiếp nêu các quan điểm nhận định trái chiều rồi hướng người đọc theo các luận giải chứng minh đúng sai ở phần triển khai.
*Phần triển khai: Phần triển khai là phần giải quyết vấn đề, phần thực hiện
các vấn đề đã nêu ở phần mở đầu. Cũng như phần mở đầu, phần triển khai cũng tùy từng loại văn bản mà có cách giải quyết khác nhau.
Đối với tác phẩm văn học, phần triển khai là phần thể hiện nhân vật trong môi trường hoạt động, là phần giải quyết các mâu thuẫn kịch tính. Đối với tác phẩm nghị luận, phần này giải quyết những vấn đề đã nêu ở phần mở đầu, được gọi là phần thân bài. Đối với các cơng trình khoa học, đây gọi là phần giải quyết vấn đề, triển khai bàn luận, chứng minh bằng các luận điểm, luận cứ, luận chứng khoa học. Phần này kết cấu có nhiều chương mục, phần.
*Phần kết thúc: Phần kết thúc là phần tiểu kết chương, kết luận, kết thúc vấn
đề của các cơng trình khoa học. Phần này thường tóm lược, khái quát những vấn đề đã được giải quyết ở phần triển khai. Có khi phần này khơng đóng kết vấn đề mà mở ra hoặc để lửng.
Khi xem xét cấu trúc nội bộ của các kết cấu văn bản, phải nắm chắc các mối quan hệ phong phú giữa các đơn vị và kết cấu văn bản.