CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
3.2. KẾT CẤU VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
3.2.1. Các phần kết cấu văn bản
a. Các thành phần chung mở đầu văn bản
- Quốc hiệu; tên cơ quan: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC III
CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- Số kí hiệu của văn bản; Địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản:
- Chỉ dấu mức độ khẩn, tối mật (phần nằm thường nằm góc trên bên trái của văn bản).
b. Các thành phần chung nội dung văn bản
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản, Ví dụ: NGHỊ QUYẾT
Hội nghị công chức, viên chức Học viện Chính tri khu vực III, lần thứ 30 - Nội dung văn bản: đây là phần chính của văn bản, tùy thuộc vào từng loại văn bản mà có các kết cấu nội dung phù hợp.
c. Các thành phần chung cuối văn bản
- Nơi nhận; Chức vụ, họ tên và chữ kí của người có thẩm quyền:
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
- Dấu của cơ quan tổ chức.
3.2.2. Các kiểu kết cấu nội dung văn bản
Ngoài các phần chung thể hiện phần đầu và phần cuối mà văn bản hành chính đều có thì mỗi loại văn bản có kết cấu riêng.
a.Loại văn bản nghị quyết
+ Đối với nghị quyết nội bộ: loại này thường triển khai phần nội dung là:
Phần đầu:Nêu các căn cứ dẫn liệu:
- Hội nghị công chức, viên chức Học viện Chính trị khu vực III lần thứ 30 tiến hành vào ngày 17 tháng 01 năm 2015 với sự tham dự của tồn thể cơng chức, viên chức Học viện.Hội nghị đã nghe các báo cáo:
- Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và phương hưởng, nhiệmvụ năm 2015.
- Báo cáo cơng khai tài chính năm 2014.
- Báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân năm 2014.
- Giải trình của Giám đốc Học viện về những kiến nghị, đề xuất của các tập thể và cá nhân tại Hội nghị.
Phần triển khai: Trình bày các vấn đề của nghị quyết:
đã tập trung thảo luận và thống nhất,QUYẾT NGHỊ:
- Tiếp theo các các vấn đề nghị quyết được sắp xếp theo số thứ tự.
Phần kết thúc:Cuối bản quyết nghị nêu thời gian, địa điểm mà nghị quyết
được thông qua như một bằng chứng pháp lý: “Nghị quyết này được thông qua tại Hội nghị công chức, viên chức Học viện Chính trị khu vực III lần thứ 30, vào ngày 17 tháng 01 năm 2015”.
+ Đối với nghị quyết cấp trên đưa xuống:
Phần đầu: Phần dẫn cơ quan, thành phần, các cấp lãnh đạo ra nghị quyết:
“Ngày 16-5-2016, Đảng ủy Học viện tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện tháng 5-2016. GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng - ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ; đại diện ủy ban Kiểm tra Trung ương. Sau khi nghe ý kiến phát biểu, trao đổi và thảo luận của các đồng chí tham gia Hội nghị, Đảng ủy Học viện đã thống nhất,”.
Phần triển khai:Các vấn đề nghị quyết được sắp xếp theo số thứ tự.
Phần kết thúc: Cuối bản nghị quyết là lời yêu cầu quán triệt thực hiện: “Đề
nghị các cấp ủy cơ sở phổ biến, quán triệt các nội dung Nghị quyết đến tất cả cán bộ, đảng viên và đề xuất ý kiến, giải pháp để Đảng ủy Học viện tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ”.
b.Loại văn bản báo cáo
+Đối với báo cáo tổng kết thực hiện nghị quyết. Loại này thường triển khai phần nội dung là:
Phần đầu:Nêu lí dobáo cáo:“Thực hiện yêu cầu tại Công văn số 1042/HVCT-
HCQG ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về tổng hợp báo cáo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về đổi mới, kiện tồn tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội phục vụ xây dựng Đề án “Tiếp tục đổi mới, hồn thiện hệ thống chính trị từ
Trung ương đến cơ sở”, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III (Học viện) kính báo cáo Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Vụ Tổ chức - Cán bộ Học viện như sau:”
Phần triển khai:
-Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết theo thứ tự các các vấn đề.
- Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện và những đề xuất kiến nghị.
Phần kết thúc:Lời thỉnh cầu, mong muốn“Kính báo cáo và mong được sự
quan tâm của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh”. +Đối với báo cáo tổng kết công tác cơ quan. Loại này thường triển khai phần nội dung là:
Phần đầu: Nêu lí do Phần triển khai:
-Phần thứ nhất: TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ NĂM HỌC 2010-2011
-Phần thứ hai: PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC 2010- 2011.
Phần kết thúc:nêu đề nghị, khuyến nghị
c.Loại văn bản kế hoạch
+Đối với kế hoạch học tập nghị quyết. Loại này thường triển khai phần nội
dung là:
Phần đầu:Phần nêu lí do “Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã
thành công rất tốt đẹp. Kết quả của Đại hội trở thành định hướng hoạt động cơ bản cho tồn hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ 2015-2020 sắp tới. Do đó, việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là nhiệm vụ chính trị quan trọng của mỗi cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng. Căn cứ nội dung Chỉ thị số 01-CT/TW, ngày 22/3/2016 của Bộ Chính trị (Khóa XII) “về học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng”, Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng trong Đảng bộ Học viện như sau:”
Phần triển khai:
-Mục đích yêu cầu việc học tập nghị quyết. - Nội dung, kế hoạch học tập nghị quyết. - Thời gian và hình thức tổ chức.
- Các đơn vị tổ chức thực hiện.
Phần kết thúc: Nêu khuyến nghị, đề xuất.
+Đối với kế hoạch hoạt động thi đua khen thưởng. Loại này thường triển khai phần nội dung là:
Phần đầu: Nêu lí do, mục tiêu của hoạt động: “Năm học 2014 - 2015 là năm
Học viện Chính trị khu vực IIItiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 65 năm truyền thống Học viện và hướng đến Hội nghị điển hình tiên tiến Học viện lần thứ III.Đây cũng là năm học Học viện triển khai khung chương trình Cao cấp lý luận chính trị (mới) đối với các hệ đào tạo và kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự của các đơn vị thuộc Học viện.
Vì vậy, hoạt động thi đua phải được chú trọng trên các mặt: “Đổi mới mạnh mẽ, tồn diện các mặt cơngtác; tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học; kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự theo Quyết định số 2954/QĐ-HVCTQG ngày 27/6/2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia HồChí Minh về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị khu vực III”.
Phần nội dung:
-Nêu mục tiêu, tiêu chí và nội dung thi đua; các hoạt động cụ thể theo từng thời gian.
- Cuối cùng là tổ chức thực hiện.
Phần kết thúc: Nêu khuyến nghị, đề xuất.
d.Loại văn bản thông báo
Thông báo tuyển dụng. Loại này thường triển khai phần nội dung là: Phần đầu: Nêu yêu cầu, lý do tuyển dụng
1. Vị trí cần tuyển 2. Điều kiện dự tuyển 3. Hồ sơ dự tuyển 4. Hình thức tuyển dụng
5. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ
Phần kết thúc: khơng có hoặc có như một khuyến cáo.
e.Loại văn bản quyết định
+ Quyết định ban hành quy chế. Loại này thường triển khai phần nội dung là: - Ghi cấp lãnh đạo ban hành
- Nêu căn cứ của quyết định
- Nêu thứ tự các điều của quyết định
g.Loại văn bản biên bản
+ Văn bản cuộc họp. Loại này thường triển khai phần nội dung là: - Thời gian, địa điểm cuộc họp
- Thành phần: chủ tọa, thư kí - Nội dung cuộc họp
- Các ý kiến phát biểu, tranh luận
- Những vấn đề thống nhất, biểu quyết nội dung - Những kiến nghị, đề xuất
- Ghi thời điểm kết thúc cuộc họp.