6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1. CÁC CẤP ĐỘ LIÊN KẾT VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
3.1.1. Liên kết liên câu và liên kết liên đoạn
a. Liên kết trong phạm vi giữa các câu
*Câu trước quan hệ với câu sau bằng một nhận định và câu sau là các minh chứng triển khai ý câu trước:
Ví dụ1: Tất cả các hoạt động của Học viện đều được đổi mới một cách toàn diện, mạnh mẽ, đồng bộ, nhưng có trọng tâm, trọng điểm, theo một lộ trình thích hợp, với những bước đi vững chắc. Cụ thể:
+ Thực hiện việc đổi mới nội dung, chương trình theo hướng: dạy theo chuyên đề (7 khối kiến thức), bước đầu là thí điểm (02 năm), sau đó, tổng kết rút kinh nghiệm và cho tiến hành đại trà.
+ Đổi mới về phương pháp dạy - học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm và sử dụng các phương tiện, thiết bị công nghệ hiện đại hỗ trợ trong quá trình dạy - học.
Đây là dạng liên kết nội dung. Ba mệnh đề của các câu sau là những vấn đề cụ thể chứng minh cho vấn đề nêu ở câu trước. Vấn đề liên kết ở đây là đổi mớitriển khai ở câu trước và các câu sau thể hiện cụ thể các phương diện của đối mới như thế nào: đổi mới nội dung, chương trình; Đổi mới về phương pháp dạy - học.
Ví dụ 2: Nguyên nhân của những hạn chế:
+ Việc đổi mới nội dung, chương trình chưa được chuẩn bị chu đáo, thể hiện qua việc: giáo trình cung cấp không kịp thời gây khó khăn cho người dạy và người học; quy chế đánh giá xếp loại chưa theo kịp với thực tế nảy sinh mâu thuẫn.
+ Việc phân cấp trong đào tạo giữa Học viện Trung tâm với các Học viện khu vực chưa rõ (về đối tượng tuyển sinh, về chương trình giảng dạy - học tập, về số lần thi hết học phần, chuyên đề).
+ Việc chỉ đạo thực thi chương trình mới - theo chuyên đề khối kiến thức chưa thống nhất giữa các Học viện khu vực - thể hiện sự lúng túng trong công tác điều hành của Học viện Trung tâm, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của Học viện khu vực.
+ Năng lực sư phạm của một bộ phận giảng viên chưa ngang tầm - gặp khó khăn trong soạngiảng giáo án điện tử và thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng tích cực - giảm độc thoại, tăng đàm thoại.
+ Đội ngũ cán bộ giảng dạy mỏng và chưa đủ mạnh, chỉ tập trung cho giảng dạy, chưa làm tốt công tác nghiên cứu khoa học - chưa đóng góp nhiều về mặt lý luận và góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
Các câu trên liên kết với nhau cùng một vấn đề là “Nguyên nhân của những
hạn chế”.Vấn đề liên kết giữa các câu này là những mặt hạn chế, mỗi câu thể hiện
một mặt hạn chế riêng, đó là những mặt chưa được;…chưa thống nhất…;…chưa ngang tầm…;…mỏng và chưa đủ mạnh…
Ví dụ3: Khảo sátBáo cáo số 53-BC/ĐU: “Các đảng bộ, chi bộ tiến hành góp ý
dự thảo bộ quy chế công tác tổ chức, cán bộ”.“Vụ Tổ chức - Cán bộ và cơ quan tổ
chức cán bộ, cán bộ của các Học viện trực thuộc tham mưu, đề xuất với Ban Giám
đốc, Đảng ủy bổ nhiệm 05 cán bộ cấp vụ và tương đương, 06 cán bộ cấp phòng và
tương đương”.“Điều động cử cán bộ đi biệt phái ở Học viện Chính trị khu vực IV
(02 đồng chí), quyết định cử cán bộ đi công tác, học tập, bồi dưỡng, thăm thân
nhân, du lịch nước ngoài, cử đoàn cán bộ đi nghiên cứu thực tế được thực hiện
đúng quy định”.
Ba câu của đoạn văn trên đều xoay quanh chủ đề về “quy chế công tác cán bộ”. Các câu có sự móc nối với nhau, có trình tự trình bày theo diễn biến thời gian. Các câu nằm trong kiểu quan hệ nội dung từ khái quát đến cụ thể. Trong 3 câu trên, câu (3) liên quan đến câu (2) hồi chỉ (chiều ngược), bởi vì các hành động điều động đi biệt phái, cử cán bộ đi công tác, hay đi nghiên cứu thực tế đều liên quan đến việc đề xuất bổ nhiệm ở câu (2), (3) là sự tiếp nối của (2).
(được sử dụng 09 lần trong 3 câu).Sử dụng phép thế đồng nghĩa lâm thời: đồng chí - cán bộ. Trong câu (3) chứa từ ngữ có chức năng thay thế, nó có sự liên đới, kế cận về quan hệ với các câu (1),(2) trước nó.
Ví dụ 4:Khảo sát Báo cáo về tổng kết khoa học: “Hội đồng khoa học - Đào tạo của Học viện Chính trị- Hành chính khu vực III nhiệm kỳ 2012- 2016 được kiện toàn, đồng thời các ban chuyên môn củaHội đồngkhoa học - đào tạo Học viện cũng được thành lập lại.Hội đồngkhoa học - Đào tạo đã đóng góp tích cực vào việc xác định phương hướng, nhiệm vụ và tuyển chọn các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.Thường trực và các ban chuyên môn của Hội đồngkhoa học - đào tạođã tích cực tổ chức dự giờ đánh giá chất lượng bài giảng của giảng của giảng viên, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của Học viện. Cùng với các nhiệm vụ trên, trong năm 2013, Hội đồngkhoa học - Đào tạo được Giám đốc Học viện giao nhiệm vụ tư vấn giúp Giám đốc xem xét để quyết định kéo dài thời gian công tác của cán bộ giảng dạy đến tuổi nghỉ hưu”.
Về mặt nội dung: Các câu (1), (2), (3), (4) đều xoay quanh chủ đề về “Hội
đồng khoa học - đào tạo”. Các câu liên kết theo chiều xuôi: câu trước liên kết với
câu sau. Về mặt hình thức: Dùng phép lặp từ vựng bằng việc sử dụng lặp đi lặp lại các từ: Hội đồng khoa học - Đào tạo(được sử dụng 05 lần),Học viện(được sử dụng 04 lần),Giám đốc (được sử dụng 02 lần) nhằm mục đích duy trì chủ đề, đồng thờinhấn mạnh và khắc sâu nội dung,ý nghĩa của Hội đồng khoa học- đào tạo của Học viện.
Sử dụng cụm từ nối: Cùng vớicác nhiệm vụ trêncó tác dụng liên kết các câu (1), (2), (3) với câu (4) làm cho nội dung giữa các câu có quan hệ chặt chẽ với nhau.Khi trong câu có sự xuất hiện của cụm từ nối nó làm cho quan hệ các câu theo một trật tự lôgic nhất định, trật tự của các câu cố định.
Nhìn chung, qua khảo sát chúng ta thấy bên cạnh sự chi phối về trật tự các câu trong văn bản còn liên quan đến các phương tiện liên kết,bởi khi ở trong văn bản, các câu có quan hệ nội dung với nhau tất có các dấu hiệu hình thức thể hiện. Mối quan hệ giữa phép liên kết và phương tiện liên kết: Phép liên kết thuộc về cách
thức, phương tiện liên kết là sự biểu hiện cụ thể của cách thức ấy. Liên kết câu hay liên câu thực chất là việc sử dụng các phép liên kết: phép lặp, phép thế nhằm làm cho giữa 2 câu với nhau hay giữa các câu trong cùng một đoạn có sự gắn bó chặt chẽ, đảm bảo tính mạch lạc và lôgic về mặt nội dung và hoàn chỉnh về hình thức giữa các câu với nhau.
*Liên kết các câu trước và sau theo từ ngữ liên kết:
Ví dụ 1: Khảo sátKế hoạch số 361/KH-HVCTKV III ngày 15/9/2014 của Học viện Chínhtrị khu vực IIIvề “Hoạtđộng thiđua, khen thưởng năm học 2014 -
2015”:“Năm học 2014 - 2015 là năm Học viện Chính trị khu vực III tiếp tục đẩy
mạnh phong trào thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 65 năm truyền thống Học viện và hướng đến Hội nghị điển hình tiên tiến Học viện lần thứ III. Đây cũng là năm học Học viện triển khai khung chương trình Cao cấp lý luận chính trị (mới) đối với các hệ đào tạo và kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự của các đơn vị thuộc Học viện. Vì vậy, hoạt động thi đua phải được chú trọng trên các mặt: Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện các mặt công tác; tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học; kiện toàn tổ chức, nhân sự theo Quyết định số 2954/QĐ-HVCTQG ngày 27/6/2014 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị khu vực III”.
Trong phạm vi giữa các câu với nhau: tại đoạn thứ nhất của ví dụ đã sử dụng từ ngữ chuyên dùng “Đây”để kết nối lôgic giữa câu trước và câu sau. “Vì vậy” liên kết câu thứ ba với hai câu trước.
Ví dụ 2: “Cán bộ biên tập Tạp chí cơ hữu ít nhưng lượng cộng tác viên được mở rộng ngoài Học viện, cũng vì thế mà số bài viết có chất lượng được đăng tải hằng năm có đến hàng trăm bài, có tác dụng giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các khoa học chính trị, xã hội và nhân văn đa dạng, phong phú cũng được đăng tải mở rộng sự hiểu biết cho cán bộ giảng viên.
nhiều tạp chí quốc gia khác, qua đó có điều kiện nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học và bổ sung, cập nhật tri thức lý luận cho công tác giảng dạy ngày một tốt hơn.
Hệ thống mạng có dây, không dây được trang bị đầy đủ ở khu làm việc của cán bộ, ký túc xá học viên cũng góp phần không nhỏ vào việc tiếp cận thông tin của mọi cán bộ, đảng viên.
Bên cạnh đó, Học viện còn có một Trung tâm thông tin tư liệu - Thư viện với hàng ngàn đầu sách, báo, tạp chí các loại đã trở thành nguồn tư liệu không thể thiếu trong việc nâng cao nhận thức và nghiệp vụ chuyên môn của mỗi người”.
Tổ hợp liên kết “mặt khác”,“bên cạnh đó” của câu dưới đã bổ sung vấn đề chưa được nói đến ở câu trên.
b. Liên kết giữa các đoạn văn
Khảo sát các văn bản hành chính lưu hành tại Học viện chúng tôi thấy việc liên kết liên đoạn như sau:
Ví dụ 1: Khảo sát Báo cáo tổng kết quý IV năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ Quý I năm 2016. Qua khảo sát chúng ta nhận thấy:
Về mặt nội dung: Phần I: Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị quý IV-2015,
(2) Phần II:Phương hướng nhiệm vụ quý I-2016 và (3) Phần III: Tổ chức thực hiện,
tất cả các phần này đều liên kết về mặt nội dung, đều xoay quanh chủ đề về kết quả
công tác quý IV- 2015 và phương hướng nhiệm vụ quý I-2016. Đoạn (1), (2), (3) là
những đoạn đồng cấp. Mỗi liên kết giữa các yếu tố này có tác dụng hô ứng cho nhau, dựa vào nhau để thể hiện chủ đề.Các phần I, II, III, mỗi phần là làm một đoạn văn lớn cùng thể hiện nội dung của Báo cáo tổng kết quý IV năm 2015, nhưng mỗi đoạn có nội dung độc lập. Phần I có những đoạn văn nhỏ viết về nội dung các công tác1.1: công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; phần 1.2: công tác nghiên cứu khoa học; 1.3: công tác tổ chức cán bộ; 1.4: các công tác khác.
Các phần, mục được đặt tương ứng ở đầu các đoạn văn để liên kết các đoạn văn.Cụ thể trong phần 2.1. Công tác chính trị, tư tưởng giữa các đoạn trong phần này có sự liên kết chặt chẽ về mặt nội dung. Giữa các đoạn trong mục 1 có sự liên kết dựa theo tầm quan trọng vấn đề (hệ vấn đề) để thể hiện rõ chủ đề “lãnh đạo
thực hiện nhiệm vụ chính trị”. Các mục 1.1, 1.2, 1.3,1.4 chính là nội dung được cụ thể hóa cho chủ đề ở mục 1.
Trong mục 2: Công tác xây dựng Đảng bộ. Giữa các đoạn trong mục 2 cũng như mục 1 có sự liên kết dựa theo tầm quan trọng vấn đề (hệ vấn đề) để thể hiện rõ chủ đề “công tác xây dựng Đảng bộ”. Các mục 2.1, 2.2, 2.3, 2.4, 2.5 chính là nội dung được cụ thể hóa cho chủ đề ở mục 2.
Ví dụ 2: Khảo sát Báo cáo Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW của
Bộ Chính trị về Học việncho thấy 02 đoạn văn sau được liên kết với nhau theo điểm
chung là công tác về cán bộ của Học viện, thuộc liên chủ đề:
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ cao cấp lý luận chính trị - hành chính của hệ thống chính trị thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên có nhiều tiến bộ. Quy mô đào tạo được mở rộng; thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa - chuyển từ chương trình giảng dạy theo bộ môn sang giảng dạy theo chuyên đề, khối kiến thức một cách đại trà; kiên trì nền tảng, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đồng thời bổ sung, cập nhật kiến thức mới có chọn lọc, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thế giới đương đại, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng XHCN. Qua đào tạo, người học được nâng dần về trình độ lý luận chính trị - hành chính, góp phần đổi mới tư duy, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo.
- Công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn ngày càng được coi trọng hơn, từng sản phẩm nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong công cuộc đổi mới; góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho việc hoạch định cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là chỗ dựa đáng tin cậy cho các địa phương, ban, ngành trên địa bàn ứng dụng vào hoạch định các chương trình, kế hoạch trung và dài hạn để phát triển địa phương,
đơn vị. Mặt khác, kết quả nghiên cứu còn phục vụ cho việc bổ sung, cập nhật kiến thức vào bài giảng của giảng viên ngày càng phong phú, sinh động hơn; từng bước làm cho Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III thực sự trở thành trung tâm giảng dạy lý luận chính trị - hành chính và nghiên cứu các khoa học về chính trị - hành chính và xã hội nhân văn lớn nhất của khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
Hai đoạn văn trên liên kết ở những phương diện khác nhau của công tác cán bộ. Nếu thiếu một trong hai đoạn thì công tác cán bộ được nêu trên sẽ không đầy đủ. Hai mặt của công tác cán bộ được trình bày ở hai đoạn văn: đoạn văn đầu là
“Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý…”; đoạn văn thứ hai là
“Công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn…”
Các đoạn văn dưới đây cũng theo cách thức liên kết trên:
Ví dụ 3: Việc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu hơn 5 năm qua gắn liền với quá trình chuyển đổi về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Học viện và đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Trong quá trình đó, Học viện đã chú ý đến việc rèn luyện về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống; nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu, giảng dạy; chú ý tất cả các khâu trong công tác cán bộ, đó là:
+ Công tác tuyển chọn cán bộ giảng dạy, nghiên cứu được coi là một trong những trọng tâm của công tác cán bộ, trong đó có chú ý đến triển vọng, tâm huyết nghề nghiệp. Từ năm 2005 đến nay, Học viện đã xét tuyển được 42 người, trong đó có 16 thạc sĩ, 24 cử nhân hệ chính quy, đúng chuyên ngành nhằm tăng cường lực lượng nghiên cứu, giảng dạy.
+ Công tác xây dựng quy hoạch được thực hiện bài bản, nghiêm túc, đúng thủ tục và quy trình. Từ khi có Nghị quyết 42 của Bộ Chính trị đến nay, công tác quy hoạch cán bộ được Học viện coi trọng và đã tạo nên sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức cũng như sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, công chức, viên chức. Kết quả cụ thể của công tác quy hoạch trong thời gian 5 năm qua là: 10 lượt người được đưa vào diện quy hoạch Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện; 123 lượt người được quy hoạch vào chức danh Trưởng, phó các khoa, Ban, trung tâm; 28 lượt người
được quy hoạch vào chức danh trưởng, phó các phòng và tương đương… bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc xem xét và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo ở bất cứ đơn vị nào, vào thời gian nào. Hầu hết cán bộ được quy hoạch là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu, có trình độ chuyên môn cao. Việc quy hoạch đội ngũ cán bộ giảng dạy,