6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Bối cảnh Hòa Vang
2.1.1. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ - ngụy giai đoạn 1954-1960
Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. Nhưng do những chuyển biến phức tạp của tình hình trong nước và trên thế giới, cách mạng Việt Nam mới giành được trên một nữa đất nước. Hiệp định Genève quy định miền Nam nước ta từ vĩ tuyến 17 trở vào tạm thời do đối phương quản lý. Con đường giải phóng hoàn toàn đất nước, thống nhất Tổ quốc còn nhiều gian khổ, khó khăn.
Từ lâu, đế quốc Mỹ đã có âm mưu xâm lược nước ta. Trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương, đế quốc Mỹ một mặt ra tay giúp Pháp, mặt khác mưu toan thay thế Pháp để độc chiếm Đông Dương. Sau khi Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ, Mỹ hất cẳng Pháp trực tiếp nhảy vào xâm lược Miền Nam nước ta.
Âm mưu của đế quốc Mỹ là tiêu diệt phong trào y u nước của nhân dân ta, chia cắt lâu dài đất nước ta; biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ; dùng miền Nam làm bàn đạp để tiến công miền Bắc, uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác và ngăn chặn làn sóng cách mạng lan xuống Đông Nam Á.
Nhân dân ta vừa đánh bại kẻ thù cũng là thực dân Pháp, đã đương đầu ngay với kẻ thù mới là đế quốc Mỹ - t n đế quốc hung hãn và hiếu chiến nhất thế giới.
Từ đây, Đảng bộ và đồng bào Hòa Vang cùng với toàn thể nhân dân miền Nam bước vào trận chiến đấu mới: chống đế quốc Mỹ xâm lược và bọ tay sai của chúng, tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội trong cả nước với những nội dung, nhiệm vụ và hình thức đấu tranh mới.
Đặc điểm lớn nhất của phong trào cách mạng ở huyện Hòa Vang trong thời kỳ lịch sử này là: từ đấu tranh vũ trang là chính kết hợp với đấu tranh chính trị để tiến
23
hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đã chuyển hẳn sang đấu tranh chính trị. từ chỗ Đảng bộ Hòa Vang hoạt động công khai và nửa công khai chuyển sang hoạt động bí mật; Từ chỗ có chính quyền cách mạng, có lực lượng vũ trang chuyển sang không còn chính quyền và lực lượng vũ trang; Từ chỗ có vùng tự do, vùng giải phóng chuyển sang vùng hoàn toàn do địch kiểm soát…
Tình hình và đặc điểm nói tr n đã làm biến đổi về nội dung, nhiệm vụ và hình thức đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân Hòa Vang. Nếu như trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhân dân Hòa Vang sử dụng bạo lực cách mạng tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng mang tính chất một mất,một còn với kẻ thù xâm lược, để giành độc lập, tự do, thì đến nay chỉ sử dụng lực lượng chính trị của quần chúng, dựa vào cơ sở pháp lý của hiệp định Genève tiến hành đấu tranh chính trị, nhằm thực hiện mục tiêu đấu tranh là hòa bình, thống nhất nước nhà.
Đó là những thay đổi lớn của tình hình và nhiệm vụ cách mạng Hòa Vang khi bước vào thời kỳ lịch sử mới.
Để hiểu rõ hơn những đặc điểm nói trên, cần nhìn lại tình hình trước đó. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Hòa Vang là một chiến trường chiến tranh du kích. Năm 1954, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bước vào giai đoạn quyết liệt thì ở Hòa Vang đã dấy lên một cao trào chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ. Các lực lượng vũ trang dồn dập tiến công vào những hang ổ cuối cùng của địch. Phong trào đấu tranh chính trị và nổi dậy của nhân dân ta ở vùng tạm chiếm sôi nổi và lớn mạnh hơn bao giờ hết. Chúng ta đã giải phóng 4/5 đất đai và dân số toàn huyện. Tất cả các làng xã giải phóng đều được xây dựng thành làng chiến đấu vững chắc với sự tham gia đánh giặc của toàn thể nhân dân.
Tháng 7/1954, Hiệp định Genève được ký kết. Cũng như toàn miền Nam, huyện Hòa Vang trở thành vùng do địch kiểm soát. Tất cả lực lượng vũ trang và cán bộ cách mạng tập kết ra miền Bắc. Ở miền Nam địch ra sức khủng bố những người tham gia kháng chiến.
Đứng trước tình hình đó, trong một số cán bộ lãnh đạo của Đảng bộ các cấp đã, có những suy nghĩ, lo âu về công việc sắp tới. Tuy nhi n, cũng cần thấy rằng trong thời gian đầu, tương quan lực lượng giữa ta và địch tr n địa bàn huyện bắt đầu thay đổi, bất lợi cho cách mạng. Khi đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam thay chân thực dân
24
Pháp, bọn chúng đưa Ngô Đình Diệm về thay Bảo Đại nhưng chúng vẫn chưa tạo ra được chỗ dựa vũng chắc nên chúng vẫn phải chùn tay trước lực lượng hùng hậu của khối đoàn kết toàn dân và sức mạnh của cả một dân tộc đang bừng bừng trong khí thế chiến thắng. Trước mắt, chúng lo việc đấu đá lẫn nhau, thanh trừ bọn tay sai cũ của thực dân Pháp và loại trừ các đảng phái Cao Đài, Hòa Hảo… Đối với phong trào cách mạng của nhân dân ta trong thời gian đầu, chúng tập trung đánh phá vùng tự do cũ thuộc các huyện phía trong, riêng Hòa Vang vẫn là nơi sơ hở của địch. Ở đây lực lượng địch còn dè dặt và phản ứng của chúng còn có mức độ.
Dựa vào những chủ trương mới của Trung ương và sự chỉ đạo của cấp trên, Đảng bộ Hòa Vang tích cực triển khai thực hiện những nhiệm vụ mới, trước hết là chuyển hướng về công tác tổ chức và hoạt động của Đảng.
Tháng 8/1954, Tỉnh ủy triệu tập cán bộ lãnh đạo các huyện để học tập chủ trương mới của Đảng, quyết định lực lượng tập kết; bố trí phân công người ở lại và chuyển hướng bước đầu về công tác tổ chức của Đảng. Tr n cơ sở Ban chấp hành Huyện Đảng bộ trước đây, Tỉnh ủy lựa chọn và quyết định thành lập Ban Huyện ủy bí mật do đồng chí Mai Đăng Chơn làm bí thư huyện ủy.
Công tác trước mắt sau ngày đình chiến là tổ chức lực lượng tập kết. Trong công tác này, cách mạng đã bắt đầu đụng độ và đấu tranh với địch. Khi đoàn cán bộ và chiến sĩ ta chuyển vào tập trung ở Tam Kỳ thì bọn phản động Quốc dân Đảng đã ngăn cản, phá hoại. Trước tình hình đó, một mặt ta đấu tranh trực diện với địch, mặt khác cử đại diện lên gặp phái đoàn Ủy ban Quốc tế Đà Nẵng đưa kiến nghị phản kháng và yêu cầu giải quyết.
Song song với tổ chức cho cán bộ tập kết, Ban Huyện ủy bắt tay vào công tác chuyển hướng tổ chức và hoạt động cho phù hợp với tình hình và chủ trương mới của Đảng.
Trong thời gian đầu, hầu hết cán bộ, đảng vi n đều tình nguyện ở lại qu hương tham gia cuộc đấu tranh mới. Ngoài Ban Huyện ủy, còn có 50 đồng chí cán bộ nồng cốt của huyện ở lại tham gia vào việc chỉ đạo và tổ chức cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
Cuối thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ Hòa Vang có hơn 3.000 đảng vi n. Sau đợt đầu tập kết, Đảng bộ còn lại 1.800 đồng chí. Nhưng đến đầu năm 1955
25
do nhiều cơ sở bị lộ, Huyện ủy tổ chức đưa hơn 700 đồng chí ra Bắc, trong đó có gần 400 đảng vi n. Như vậy, sau hững lần tập kết, số lượng đảng viên còn lại tham gia cuộc đấu tranh tại qu hương có tới 1.400 đồng chí.
Theo chủ trương chung của Tỉnh ủy, bên cạnh đại bộ phận cán bộ, đảng viên ở lại địa phương, Huyện ủy còn để lại một số đồng chí trong lực lượng vũ trang và bí mật chôn giấu vũ khí phòng khi cần thiết.
Sau khi quyết định, bố trí lực lượng ở lại, Huyện ủy bắt đầu thực hiện công tác chuyển hướng tổ chức và hoạt động của Đảng bộ.
Tháng 9/1954, Huyện ủy triệu tập hội nghị cán bộ toàn huyện họp tại thôn Phước Nhơn để phổ biến tình hình và nhiệm vụ mới, quán triệt chủ trương của Đảng về sự chuyển biến giai đoạn cách mạng.
Huyện ủy đề ra nhiệm vụ trước mắt cho cán bộ, đảng viên phải hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân nhanh chóng trở về làng cũ, ổn định cuộc sống và tuyên truyền, giải thích cho nhân dân thấy rõ ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và thắng lợi của hiệp định Genève về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình; dựa vào cơ sở Pháp lý của hiệp định Genève để đấu tranh chống lại sự phá hoại của địch, bảo vệ hòa bình, tiến tới thống nhất nước nhà.
Tháng 10/1954, hội nghị Huyện ủy mở rộng hộp tại thôn Thạch Bồ đã đề ra chủ trương chuyển toàn bộ tổ chức và hoạt động của Đảng vào bí mật. Để thực hiện phương châm hoạt động bí mật, Huyện ủy tổ chức lại hệ thống chỉ đạo từ huyện đến cơ sở và những hình thức tổ chức, hoạt động và sinh họat của các chi bộ, đảng viên, Huyện ủy quyết định thành lập các đoàn công tác để trực tiếp lãnh đạo các chi bộ địa phương thay cho các Ban xã ủy đã giải thể. Mỗi đoàn công tác có từ 7 đến 9 đồng chí. Trong thời gian đầu mới hòa bình, ta vẫn chỉ đạo phong trào theo đơn vị xã như thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Lúc bấy giờ, toàn huyện chia làm sáu xã. Huyện ủy thành lập sáu đoàn công tác phụ trách sáu xã. Các đoàn công tác hoạt động linh hoạt, cơ động hơn so với các Ban xã ủy trước đây. Tùy theo tình hình cụ thể từng nơi, từng lúc các đoàn công tác lãnh đạo xã này, hoặc xã kia, hoặc một số xã. Tất cả các đoàn công tác đều hoạt động như một ban cán sự đảng ở địa phương và trực thuộc Huyện ủy.
Để thực hiện âm mưu cơ bản áp đặt chế độ thống trị thực dân kiểu mới ở Miền Nam nước ta, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng đã tiến hành nhiều biện pháp
26
chiến lược chiến tranh chống lại nhân dân ta. Đầu ti n là sau khi thăm dò thì chúng phân loại nhân dân ra 3 loại: loại A là “công dân bất hợp pháp” gồm những người kháng chiến cũ, người hồi cư, những người tuy không phải hồi cư nhưng tán thành hòa bình, thống nhất nước nhà, nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Genève; loại B là “công dân nửa hợp pháp” bao gồm bà con bạn bè của loại A và những gia đình có người đi tập kết; loại C là “công dân hợp pháp” gồm những người chúng tin cậy hoặc chưa có nghi vấn. Sự đi lại làm ăn của những người thuộc loại A - B rất khó khăn, chúng giao cho loại C giám sát. Trên thẻ căn cước công dân chúng ghi ký hiệu đẻ dễ kiểm soát. Sau khi đã phân loại quần chúng xong, chúng tiếp tục mở các lớp “tố cộng” bắt tất cả những người tham gia kháng chiến trước đây và những gia đình có con em đi tập kết, thoát ly phải trình diện, khai báo.
Kế tiếp chúng đề ra những khẩu hiệu khát máu như “Thà chết oan 100 người còn hơn bỏ sót một tên cộng sản” và k u gọi bọn tay chân “đạp lên oán hờn” thẳng tay bắn giết bất cứ ai chúng coi là “tình nghi can cứu” (tức là những người bị chúng nghi là cộng sản hoặc những gia đình có người thân đi tập kết, đi thoát ly). Chúng tung bọn mật vụ, bọn “công dân vụ” về thực hiện “ba cùng” trong dân để thăm dò, phát hiện lực lượng, tổ chức của ta, rồi sử dụng tất cả các lực lượng ngụy quân, ngụy quyền từ quận đến xã, ấp, tiến hành bắt bớ, khảo tra, giết hại nhằm thực hiện mục ti u cơ bản của chúng là tiêu diệt hết mầm mống cách mạng và ý chí đấu tranh của nhân dân ta.
2.1.2. Thái độ của nhân dân huyện Hòa Vang
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược. Nhưng do những tình hình chuyển biến phức tạp của tình hình trong nước và trên thế giới, cách mạng Việt Nam mới giành được thắng lợi trên một nửa đất nước. Hiệp định Genève đã chia đất nước ta thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Con đường giải phóng hoàn toàn đất nước, thống nhất tổ quốc còn gặp nhiều khó khăn gian khổ. Rõ ràng nhân dân ta ở miền Nam nói chung và nhân dân huyện Hòa Vang nói riêng vừa đánh bại kẻ thù cũ là thực dân Pháp, đã đương đầu ngay với kẻ thù mới là đế quốc Mỹ - tên đế quốc hung hãn và hiếu chiến nhất thế giới.
Nhân dân huyện Hòa Vang đã chiến đấu ngoan cường và tin tưởng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sẽ dẫn đến thắng lợi hoàn toàn, đất nước hòa bình, độc lập.
27
Trong những ngày tiến hành Hội nghị Genève, phong trào kháng chiến trong thành phố càng quyết liệt cả quân sự và chính trị. Nhiều đồng bào, đồng chí quyết chiến đấu để tận mắt nhìn thấy ngày hòa bình được vãn hồi trên Tổ quốc. Khi Hiệp định Genève được ký kết, mọi người đều vui mừng vì đau thương, tang tóc trong khói lửa chiến tranh không còn nữa, mọi người có điều kiện đoàn tụ, sum họp gia đình, y n ổn làm ăn, con em khỏi phải đổ xương máu nơi chiến trận, qu hương không còn cảnh cửa nát nhà tan. Nhưng khi được biết đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền, vĩ tuyến 17 là ranh giới tạm thời, thì nỗi lo âu, trăn trở xuất hiện trong lòng mỗi người dân. Liệu đế quốc Mỹ và tay sai có thi hành hiệp định không? Những người kháng chiến cũ có bị địch trả thù không? Có hiệp thương tổng tuyển cử không? Thời gian thống nhất đất nước sẽ hai năm hay bao nhi u năm? Đó là tâm tư của đại bộ phận nhân dân và cũng là nỗi lo âu, ray rứt của cán bộ, đảng vi n và gia đình họ. Họ biết rằng những hoạn nạn, đắng cay sẽ ập lên bản thân mỗi người trong những tháng năm này và nỗi lo ấy đã trở thành sự thật ngay trong những ngày đối phương tập kết.
Và cũng trong thời gian này ở huyện Hòa Vang đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng đã li n tiếp nổ ra, đòi địch phải hiệp thương tổng tuyển cử như Hi p định Geneve đã đề ra, tiêu biểu như là sáng ngày 1-8-1954 hàng ngàn người dân của Khu Đông Sông Đà, Khu Nam, Thanh Hà Kh , Cẩm Lệ…tổ chức xuống đường bao vây đồn Võ Tánh. Tại Khu Nam , chị em các làng Cẩm Lệ, Khuê Trung, Hóa Sơn… cũng kéo vào Tòa thị chính Đà Nẵng, tích cực hưởng ứng cuộc biểu tình này. Cac xã khác như Hòa Phú, Hòa Li n, Hòa Phát, Hòa Khánh… cũng diễn ra các phong trào như biểu tình, đòi tổng tuyển cử Hiệp thương diễn ra vô cùng mạnh mẽ và sôi nổi. Hầu hết nhân dân các xã trong huyện Hòa Vang luôn nghe theo chỉ thị của Đảng bộ Hòa Vang và đi theo con đường cách mạng, luôn ủng hộ và tin tưởng cách mạng. Qua đó có thể nhận thấy ràng niềm tin của đảng bộ và nhân dân huyện Hòa Vang là tin vào sự sấng suốt của Đảng, của Bác Hồ, yên tâm, chịu đựng, dũng cảm bước vào cuộc chiến đấu mới.
2.2. Cơ sở xây dựng chủ trƣơng
2.2.1. Chính sách “tố công, diệt cộng” phản động, tàn bạo của Mĩ - ngụy
Trong những năm 1954-1960, Mĩ - Diệm thực hiện chiến lược “chiến tranh một phía” với nội dung cơ bản là “tố cộng, diệt cộng”. Mĩ - Diệm coi “tố cộng” là “ quốc
28
sách” số 1 nhằm dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Để tiến hành “tố cộng”