Sự cụ thể hóa của Đảng bộ huyện Hòa Vang

Một phần của tài liệu (Trang 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.3. Sự cụ thể hóa của Đảng bộ huyện Hòa Vang

Tr n cơ sở nắm vững tình hình thực tiễn và được sự chỉ đạo của cấp trên, Huyện ủy Hòa Vang đã nhận thức nhiệm vụ trung tâm lúc này là chống “tố cộng”, bảo vệ lực lượng cách mạng và giữ vững tinh thần, ý chí đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân ta.

Huyện ủy đã họp nhiều hội nghị để thảo luận và đi tới nhận thức chung nói trên, đồng thời đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhằm khôi phục và bảo vệ tổ chức cách mạng của Đảng và quần chúng.

Một trong những hội nghị quan trọng là hội nghị huyện ủy mở rộng tại một gia đình cơ sở ở thôn Gò Hà vào tối 30 Tết Nguy n đán năm 1957. Sau khi thảo luận đánh giá

36

tình hình, rút ra những ưu khuyết điểm trong việc chỉ đạo phong trào, hội nghị tập trung bàn những biện Pháp khôi phục tổ chức.

Huyện ủy đề ra nguyên tắc cao nhất về tổ chức là phải đảm bảo tuyệt đối bí mật, chú trọng chất lượng là chính. Tất cả các tổ chức Đảng và cơ sở trong quần chúng đều rút hẳn vào bí mật hòan toàn, không những bí mật với địch mà giữ bí mật với cả mọi người. Hình thức sinh hoạt và hoạt động phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc bí mật, mỗi người chỉ biết công việc của mình và chỉ được liên hệ với một đầu mối chỉ đạo. Các đảng viên trong chi bộ không biết nhau và hoạt động đơn tuyến. Việc lựa chọn đảng vi n để đưa vào tổ chức phải được đồng chí Bí thư huyện ủy trực tiếp xem xét và quyết định.

Trong thời gian này, tất cả các đoàn công tác đều tan vỡ. Huyện ủy phân công cán bộ phụ trách từng vùng. Đồng chí Trần Văn Hoa được Tỉnh ủy chỉ định làm bí thư Huyện ủy, thay đồng chí Mai Đăng Chơn bị bắt vào cuối năm 1956.

Cuối năm 1956, đầu năm 1957, theo chủ trương của cấp trên, Huyện ủy đã tổ chức cho một số đồng chí chuyển vùng hoặc ra hoạt động công khai, nhằm bảo toàn lực lượng, tránh sự khủng bố của địch. Thực hiện chủ trương đó, một số đồng chí đã thay đổi họ t n, tìm cách đi vào thành phố như Sài Gòn, Đà Nẵng. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi thực hiện nhiều cán bộ từ khu đến tỉnh, huyện ra công khai đã bị địch bắt. một số đồng chí của huyện ta cũng rơi vào tình trạng đó, nhưng số lượng không nhiều.

Cấp tr n đã nhận thấy chủ trương nói tr n là không thích hợp nên quyết định dừng lại. Trong việc thực hiện chủ trương giữ gìn lực lượng, Huyện ủy Hòa Vang hoạt động theo hướng chính là cũng cố lại tổ chức, dựa vào cơ sở bí mật trong quần chúng để tồn tại và hoạt động.

Thực hiện chủ trương khôi phục, cũng cố tổ chức cán bộ lãnh đạo từng vùng đã phân tích những đặc điểm cụ thể của mỗi vùng để có những biện pháp và hình thức thích hợp. Ở mỗi vùng đều có những thuận lợi và khó khăn khác nhau do mức độ đánh phá của địch và điều kiện địa hình khác nhau.

Ở vùng Nam và vùng Trung, nhất là các xã ven Đà Nẵng bị địch khủng bố sớm hơn, lại là nơi phong trào đấu tranh chính trị rầm rộn, ồ ạt trong những năm 1954 – 1956, nên lực lượng bị bộc lộ nhiều. Mặc khác, đây là vùng đồng bằng, không thuận

37

lợi cho cán bộ đi lại, ẩn náu. Vì vậy, các cơ sở, tổ chức đảng và quần chúng ở vùng này bị đánh phá nặng nề, phong trào bị tổn thất lớn nhất trong toàn huyện.

Tr n cơ sở phân tích đặc điểm từng vùng và nắm vững phương châm tổ chức và đấu tranh, cán bộ các vùng đã đề ra những biện Pháp thích hợp để khôi phục lực lượng. Ở vùng Trung, cán bộ bị bật ra ngoài nhiều do có một trường hợp khai báo. Huyện ủy đã ki n trì giáo dục tư tưởng, kiên quyết đưa cán bộ trở lại dựa vào dân, xây dựng cơ sở trong nhân dân để tồn tại và hoạt động. Các đồng chí vùng Nam đặt vấn đề tổ chức lại những chi bộ mới, chọn những đảng vi n trung ki n đã trải qua thử thách và chưa bị lộ để lập chi bộ. Ở vùng Bắc chủ yếu là kiện toàn lại các chi bộ cũ và rút hẳn vào bí mật.

Nhờ kịp thời đề ra nhiệm vụ đúng đắn và chỉ đạo chặt chẽ, kiên quyết trong một thời gian ngắn, Huyện ủy đã khôi phục được nhiều cơ sở đảng bí mật. Đến tháng 3/1957 toàn huyện tổ chức được sáu chi bộ mới, gồm 18 đồng chí và kiện toàn lại một số chi bộ cũ. Tổng số đảng viên trong các chi bộ và những đồng chí hoạt động đơn tuyến mà Huyện ủy nắm được lúc bấy giờ còn tới 98 đồng chí trong toàn huyện. Con số này là khá lớn nếu chúng ta so sánh với các huyện bạn cùng thời điểm ấy.

Cùng với việc khôi phục tổ chức Đảng, Huyện ủy và cán bộ các vùng đặc biệt chú trọng củng cố lại các cơ sở bảo vệ trong nhân dân, dựa vào cơ sở này mà cán bộ đảng viên tồn tại và hoạt động. Đầu năm 1957 nhìn chung ở tất cả các xã vẫn còn khá nhiều cơ sở quần chúng trung ki n, đáng tin cậy, nhiều nhất là ở Hòa Hiệp, Hòa Lạc, Hòa Ninh, Hòa Thái, Hòa Lợi.

Tuy nhi n, do địch đánh phá dữ dội, phong trào và lực lượng cách mạng vừa mới được khôi phục, đã dần dần bị tan vỡ. Đến cuối năm 1957, đầu năm 1958, hầu như không còn chi bộ nào giữ vững được tổ chức. Hầu hết cán bộ, đảng viên bị bắt đại bộ phận những đồng chí còn lại tạm thời ngừng hoạt động.

Từ đầu năm 1958 đến cuối năm 1959 là thời kỳ khó khăn, đen tối nhất của cách mạng Hòa Vang. Trong những năm này chỉ còn một số đồng chí cán bộ của huyện hoạt động bất hợp Pháp. Đầu năm 1958 đến giữa năm 1959 cán bộ bất hợp pháp chỉ còn sáu đồng chí. Từ giữa năm 1959 chỉ còn bốn đồng chí.

Mặc dầu còn lại rất ít, những đồng chí đó vẫn bám sát phong trào, ngày đ m lăn lọn trong các thôn, ấp, dựa vào những cơ sở trong nhân dân để tồn tại và động viên

38

mọi người giữ tinh thần cách mạng. Các đồng chí hình thành một chi bộ chung của huyện, duy trì tổ chức chặt chẽ và sinh hoạt đều đặn. Cứ một hoặc hai tháng một lần, các đồng chí hẹn nhau về họp trên núi, có khi ở triền núi Hòa Lương, có khi ở vùng núi Hòa Lạc để thông báo tình hình và đúc rút kinh nghiệm.

Trong những ngày đ m sóng gió, bão bùng của cách mạng, đồng bào Hòa Vang vẫn nhận thấy hình ảnh những chiến sĩ cộng sản ki n cường, gắn bó, sống chết với nhân dân, với cách mạng. Nhiều đồng chí như Mai Đăng Chơn, Trần Văn Hoa, Đào Ngọc Chua, Trần Văn Đán đã lặn lội từ vùng này qua vùng khác để động viên, cổ vũ quần chúng giữ vững tinh thần đấu tranh. Nhiều lần, các đồng chí bị kẻ thù ba0 vây bốn phía, truy đuổi gắt gao, có khi đã ở ngay trước mũi súng của kẻ địch, nhưng nhờ mưu trí, dũng cảm và sự bảo vệ tài tình của quần chúng, các đồng chí đã vượt qua lưới sắt của kẻ thù.

Ngoài chi bộ bất hợp pháp của huyện nói trên, ở các xã vẫn còn khá nhiều đảng vi n đơn tuyến. Tuy nhiên, do kẻ địch khủng bố đi n cuồng và liên tục, từ đầu năm 1958 đến giữa năm 1959, Huyện ủy không đặt vấn đề tổ chức lại chi bộ. Ở một số xã, tuy các đảng viên trong chi bộ cũ vẫn còn nhưng không li n hệ được với nhau, cũng không liên hệ được với Huyện ủy, không còn tổ chức chặt chẽ như trước. Mọi hoạt động mang tính chất của một tổ chức đều tạm thời ngừng lại. Nhiệm vụ chủ yếu lúc này là giữ vững phẩm chất tinh thần cách mạng, tuyệt đối không đầu hàng, phản bội trước những hành động man rợ, đi n cuồng của kẻ địch. Một số đồng chí đảng viên đơn tuyến trở thành cơ sở bảo vệ chi bộ bất hợp pháp của huyện. Đây là một nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm, luôn luôn kề bên cái chết. Nhưng với ý thức coi việc bảo vệ chi bộ bất hợp pháp của huyện là bảo vệ hạt giống cuối cùng của cách mạng, nhiều đồng chí đã n u những tấm gương sáng chói, sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để đổi lấy tương lai của cách mạng, như đồng chí Nguyễn Xuân Nhâm (một đảng vi n đơn tuyến đã dày công tổ chức cơ sở cho cán bộ bất hợp pháp); khi bị lộ, địch bắt, đồng chí đã tự tử để bảo toàn lực lượng cho Đảng. Mẹ Nguyễn Thị Đây (Hòa Lạc) bị địch tra tấ đốt 10 ngón tay, vẫn không khai báo một lời, cuối cùng mẹ hy sinh anh dũng. Lão đồng chí Nguyễn Văn Thường nổi tiếng là một đảng vi n trung ki n, đã tạo chỗ đứng chân an toàn cho cán bộ suốt những năm đen tối nhất của cách mạng.

39

Nếu như mục tiêu của kẻ thù là hủy diệt tinh thần đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân ta thì chúng đã chút lấy thất bại. Mặc dù dùng đủ mọi biện pháp dã man, tàn bạo nhất, Mỹ - Diệm vẫn không tiêu diệt nổi ý chí đấu tranh của gười cộng sản. Hầu hết các đồng chí đảng vi n đều chung một ý chí thà chết chứ nhất định không chịu “tố cộng”, không “ly khai” Đảng. Đồng chí Mai Mỹ (Quá Giáng xã Hòa Phụng) trước sự tra tấn dã man của địch đã mổ bụng tự tử chứ nhất định không khai báo. Nhiều đồng chí không chịu khoanh tay ngồi nhìn cảnh đồng bào bị tàn sát, quyết vùng lên sống mái với kẻ thù. Đồng chí Phạm Cẩn (Hòa Hải) tuyên bố một mất một còn với địch và lặn lội hàng năm trời đi tìm Đảng để kiến nghị với Đảng cách đánh địch. Đấy cũng là tâm trạng và nguyện vọng chung của nhiều đồng chí, đồng bào ta. Ở nhiều nơi như Nam Ô, Trường Định, An Nông… những đảng viên còn lại tìm mọi cách chắp nối liên lạc với Huyện ủy để khôi phục lại tổ chức và hoạt động.

Những tấm gương sáng ngời phẩm chất cách mạng của những chiến sĩ cộng sản, như một chất keo kỳ diệu gắn bó Đảng với dân. Hình ảnh xông pha, lăn lộn của các đồng chí như những tia chớp sáng l n trong đ m tối mịt mùng. Chính nhờ vậy, quần chúng thấy rằng Đảng vẫn còn, cách mạng vẫn còn và vẫn âm thầm hy vọng, đợi chờ. Ngọn lửa cách mạng tuy có yếu đi trong phong ba, bão tố, nhưng không hề bị dập tắt.

Những tư tưởng cách mạng nói tr n đã soi sáng cho phong trào nhiều địa phương tr n toàn miền Nam, nhất là các tỉnh Nam Bộ. Tuy nhiên ở Hòa Vang chưa được tiếp thu một cách chính thức những tư tưởng nói trên. Trong những năm 1958 - 1959 một số đồng chí lãnh đạo ở Đảng bộ tỉnh đã được truyền đạt tinh thần đó, nhưng không đầy đủ và không chính thức, vì vậy chưa trở thành nhận thức chung của các cấp ủy đảng.

Hội nghị cán bộ Hòa Vang họp vào đầu tháng 11/1959 do đồng chí bí thư Ban cán sự vùng Bắc triệu tập và chủ trì, đã đề ra chủ trương khôi phục lực lượng của Đảng và quần chúng. Hội nghị đề ra nhiệm vụ, vừa xâu chuỗi lại tổ chức, nối lại những đảng vi n cũ còn giữ được phẩm chất và lòng trung thành với Đảng, vừa kết nạp đảng viên mới, thành lập những chi bộ mới. Đây là chủ trương kết nạp đảng vi n đầu tiên kể từ sau năm 7/1954.

40

Thời gian này, cán bộ bất hợp pháp của huyện còn lại rất ít. đầu năm 1959, đồng chí Trần Văn Hoa hy sinh. Đồng chí Đào Ngọc Chua được cử làm Bí thư Huyện ủy.

Để hỗ trợ cho phong trào Hòa Vang, từ cuối năm 1959, Tỉnh ủy bắt đầu đưa một số cán bộ chính trị và quân sự về huyện ta, kết hợp với những đồng chí còn lại, xây dựng, khôi phục lực lượng.

Mặc dầu lực lượng rất ít, những cán bộ còn lại bất chấp mọi hiểm nguy, quyết tâm xây dựng phong trào. Có đồng chí lăn lộn hàng tháng trời, vòng qua Đại Lộc, Điện Bàn để về tận Hòa Hải, Hòa Phụng, có đồng chí vượt qua mũi súng địch, băng thẳng về Nam Ô, Trường Định.

Dựa vào những cơ sở quần chúng sẵn có, các đồng chí đã li n hệ, móc nối và tổ chức được một số đảng viên và quần chúng trung kiên. Tuy nhiên, công tác khôi phục lực lượng trong thời gian này vẫn còn rất hạn chế. Tính đến cuối năm 1959, cách mạng Hòa Vang mới chỉ chắp nối được một số ít đảng vi n cũ, kết nạp được hai đồng chí đảng viên mới và rút được một thanh niên lên miền núi. Đây mới chỉ là những chuyển biến đầu tiên của phong trào cách mạng Hòa Vang.

Để tạo ra một bước chuyển biến căn bản của phong trào chung toàn tỉnh, tháng 1/1960, Tỉnh ủy triệu tập một Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ tại một địa điểm thuộc căn cứ địa miền núi ở huyện Hiên.

Đồng chí Mai Đăng Chơn được cử làm đại biểu chính thức của Đảng bộ huyện ta, thay đồng chí Đào Ngọc Chua đã hy sinh trước lực l n đường đi dự đại hội. Trước những thủ đoạn bắt bớ, khủng bố của địch, một mặt Huyện ủy lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống lại âm mưu của chúng, mặt khác tổ chức bảo vệ lực lượng cách mạng.

Theo chủ trương của cấp tr n, đầu năm 1955 Huyện ủy đã tổ chức cho hàng trăm đồng chí đã bị lộ tiếp tục ra miền Bắc theo đường Trường Sơn.

Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và các đoàn công tác, các chi bộ thường xuyên giáo dục, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và quần chúng nêu cao khí tiết cách mạng, đấu tranh chống lại các thủ đoạn “tố cộng” từ năm 1955 đến giữa năm 1956 còn có mức độ. Bọn địch chưa đủ lực lượng để tấn công ồ ạt. Hình thức đấu tranh trong những năm này là đấu lý, đấu lẽ (đấu lý lẽ) với địch. Nhiều nơi quần chúng tìm cách

41

lẫn tránh hoặc trì hoãn việc “học tố cộng”. Nhiều lớp “tố cộng” bị quần chúng biến thành nơi chất vấn, tố cáo chính sách khủng bố, trả thù của Mỹ - Diệm.

Tại các thôn, ấp, quần chúng kéo đến trụ sở ngụy quyền chất vấn: tại sao ông Diệm nói “tự do”, “dân chủ”, nhưng “quốc gia” lại khủng bố, bắn giết những người dân làm ăn lương thiện? Các ông nói đã ti u diệt hết cộng sản, thì cộng sản đâu nữa mà biểu chúng tôi tố

Cùng với toàn Đảng và toàn dân trong tỉnh, Đảng bộ và nhân dân Hòa Van bước vào giai đoạn cách mạng mới, được trang bị những nhận thức mới về đường lối và phương pháp đấu tranh giành độc lập thống nhất hoàn toàn đất nước, qu hương.

2.4. Qúa trình lãnh đ o chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” của Đảng bộ huyện Hòa Vang

2.4.1. Giai đoạn 1: Từ cuối năm 1955 đến giữa năm 1956

Trong giai đoạn này, do lực lượng địch còn yếu, nên chúng vừa đánh phá, vừa thăm dò; vừa mua chuộc, dọa dẫm kết hợp với việc bắt bớ, khủng bố có mức độ. Chúng gắn chặt “tố cộng” với việc xây dựng chế độ thực dân mới, thiệt lập bộ máy kìm kẹp ở cơ sở.

Sau khi thăm dò, phân loại quần chúng, phát hiện tổ chức cách mạng, chúng liên tiếp mở các lớp “tố cộng” bắt tất cả những người tham gia kháng chiến trước đây và những gia đình có con em đi tập kết, thoát ly phải trình diện, khai báo.

Cuộc đấu tranh chống “tố cộng” của Đảng bộ và nhân dân Hòa Vang trong giai đoạn này kết hợp chặt chẽ với các phong trào đấu tranh chính trị đòi tự do, dân chủ, đòi tổng tuyển cử thống nhất nước nhà… Nhưng cuộc đấu tranh chống địch khủng bố đã mang tính chất quyết liệt. Đợt khủng bố ác liệt đầu tiên toàn huyện vào tháng

Một phần của tài liệu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)