Xuất phát từ đường lối chung của cách mạng

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Xuất phát từ đường lối chung của cách mạng

Tháng 7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết. Cũng như toàn miền Nam, Hòa Vang trở thành vùng do chính quyền Sài Gòn kiểm soát. Tất cả lực lượng vũ trang và cán bộ cách mạng tập kết ra Bắc. Ở Hòa Vang, Mỹ - Diệm ra sức khủng bố những người tham gia kháng chiến. Đứng trước tình hình đó, một số cán bộ lãnh đạo của Đảng bộ các cấp đã có những suy nghĩ, lo âu về công việc sắp tới. Tuy nhi n cũng cần thấy rằng trong thời gian đầu, tương quan lực lượng giữa ta và địch bắt đầu thay đổi, bất lợi cho ta. Khi đế quốc Mỹ mới nhảy vào miền Nam nước ta thay chân thực dân Pháp, bọn chúng đưa Ngô Đình Diệm về thay Bảo Đại nhưng vẫn chưa tạo ra được chỗ dựa vững chắc nên chúng vẫn phải chùng tay trước lực lượng hùng hậu của khối đoàn kết toàn dân và sức mạnh của cả một dân tộc đang bừng bừng trong không khí chiến thắng. Trước mắt chúng lo việc đấu đá lẫn nhau, thanh trừng bọn tay sai cũ của thực dân Pháp và loại trừ các đảng phái Hòa Hảo, Cao Đài… Đối với phong trào cách mạng của nhân dân ta trong thời kỳ đầu, chúng tập trung đánh phá vùng tự do cũ thuộc các huyện phía trong, riêng Hòa Vang vẫn là nơi sơ hở của địch. Ở đây lực lượng còn dè dặt và phản ứng của chúng còn có mức độ.

Trước bước ngoặt lịch sử, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho n n mọi việc của ta đều phải

30

nhằm chống đế quốc Mỹ”. Hồ Chí Minh khẳng định: “ Tranh lấy hòa bình không phải là một việc dễ, nó là một cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ, phức tạp.

Ngày 22/7/1954, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi cán bộ, đồng bào và chiến sĩ cả nước: “ Trung - Nam - Bắc đều là bờ cõi của ta. Nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”. Tiếp đó, ngày 5/9/1954 Bộ Chính trị họp xác định: Đế quốc Mỹ và tay sai đang mưu tính phá hoại hiệp định Genève, cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam phải chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị. Nhiệm vụ là lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, chống khủng bố, giữ vững quyền lợi quần chúng giành được trong kháng chiến. Hội nghị lần thứ 7 và lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục bổ sung đường lối cách mạng miền Nam. Ngày 27- 28/7/1954, Liên Khu ủy V triệu tập Hội nghị khu ủy mở rộng để quán triệt chủ trương của Trung ương cho các tỉnh.

Trong những năm 1954 - 1959, căn cứ vào việc phân tích tình hình giữa ta và địch ở Miền Nam, tình hình cả nước và trên thế giới, Đảng ta đã từng bước đề ra những vấn đề về đường lối và phương pháp của cách mạng miền Nam.

Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6/1956 đã đề ra việc thành lập đội tự vệ trong quần chúng, nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng và giải thoát cán bộ khi cần thiết.

Vấn đề xác định đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam được đặt ra cấp bách. Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, thảo luận, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 15 (tháng 1/1959) nhằm đáp ứng những yêu cầu lịch sử đặt ra, vạch rõ con đường giải phóng miền Nam.

Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lầm thứ 15 có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước phát triển căn bản về đường lối cách mạng miền Nam, đáp ứng yêu cầu bức bách và nguyện vọng bức thiết của các Đảng bộ và nhân dân miền Nam, tạo nên sự chuyển biến nhảy vọt của phong trào cách mạng ở miền Nam.

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)