Giai đoạn 2: Giai đoạn chống “khủng bố tố cộng” liên tục, quyết liệt và kéo

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.2. Giai đoạn 2: Giai đoạn chống “khủng bố tố cộng” liên tục, quyết liệt và kéo

dài

Đây là giai đoạn “khủng bố tố cộng” li n tục, quyết liệt và kéo dài.

Từ giữa năm 1956 trở đi, sau khi cơ bản đánh phá xong vùng tự do cũ và xây dựng được bộ máy phản động ở Hòa Vang, địch tập trung lực lượng đánh phá phong trào huyện ta một cách đi n cuồng và đẫm máu. Chúng đề ra những khẩu hiệu khát máu như “Thà chết oan 100 người còn hơn bỏ sót một tên cộng sản” và k u gọi bọn tay chân “đạp lên oán hờn” thẳng tay bắn giết bất cứ ai chúng coi là “tình nghi can cứu” (tức là những người bị chúng nghi là cộng sản hoặc những gia đình có người thân đi tập kết, đi thoát ly). Chúng tung bọn mật vụ, bọn “công dân vụ” về thực hiện “ba cùng” trong dân để thăm dò, phát hiện lực lượng, tổ chức của ta, rồi sử dụng tất cả các lực lượng ngụy quân, ngụy quyền từ quận đến xã, ấp, tiến hành bắt bớ, khảo tra, giết hại nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản của chúng là tiêu diệt hết mầm mống cách mạng và ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

Từ sau cuộc đấu tranh nhân ngày 20/7/1956 của nhân dân ta, địch tiến hành những chiến dịch bắt bớ, khủng bố tràn lan, liên tục, hàng loạt. Chỉ trong sáu tháng cuối năm 1956, chúng bắt ở mỗi xã 2.000 - 3.000 người. Tại các trại giam của chúng đề ra những khẩu hiệu khát máu như “Thà chết oan 100 người còn hơn bỏ sót một tên cộng sản” và k u gọi bọn tay chân “đạp lên oán hờn” thẳng tay bắn giết bất cứ ai chúng coi là “tình nghi can cứu” (tức là những người bị chúng nghi là cộng sản hoặc những gia đình có người thân đi tập kết, đi thoát ly). Chúng tung bọn mật vụ, bọn “công dân vụ” về thực hiện “ba cùng” trong dân để thăm dò, phát hiện lực lượng, tổ chức của ta, rồi sử dụng tất cả các lực lượng ngụy quân, ngụy quyền từ quận đến xã, ấp, tiến hành bắt bớ, khảo tra, giết hại nhằm thực hiện mục tiêu cơ bản của chúng là tiêu diệt hết mầm mống cách mạng và ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Tất cả các xã đều mọc lên những trại giam chật ních người. Đối với những người chúng cho là phần tử nguy hiểm thì chúng chuyển vào nhà lao Hội An. Tính đến đầu năm 1957, số cán bộ đảng viên Hòa Vang bị giam giữ ở nhà lao Hội An lên tới 100 đồng chí.

Tại các nhà tù, trại giam, trại “tố cộng”, Mỹ - Diệm đã sử dụng những thủ đoạn tra tấn, giết người cực kỳ man rợ, chưa từng có trong lịch sử nước ta. Những thủ đoạn tra tấn cổ truyền là đánh đập; tra điện; đóng đinh vào đầu các ngón tay, ngón chân; đổ

44

nước ớt, nước xà phòng vào mũi, vào miệng; mổ bụng, moi gan; thọc dao găm vào vú, mảnh chai vào cửa mình phụ nữ; bắt nằm ngửa lấy cây nặng đè l n tr n rồi treo thùng nước lên cao cho nhỏ từng giọt xuống trán, gây nên sự hoảng loạng thần kinh, đau buốt não; hoặc dùng roi gân bò quật vào gan bàn chân làm nhức nhối thấu tim gan. Những thủ đoạn tra tấn dã man của Mỹ - Diệm đã làm cho cán bộ, nhân dân Hòa Vang ở trong tình trạng năm lần bảy lượt sống đi chết lại.

Ở Hòa Vang, ngoài những thủ đoạn tra tấn nói trên, bọn tay chân Mỹ - Diệm còn sáng chế ra nhục hình kiểu mới như “sám hối”, “tống tà”. “Sám hối” là một kiểu nhục hình mới được bọn tay sai Mỹ - Diệm áp dụng phổ biến nhất và điển hình nhất là ở nhà tù tố cộng Phú Hòa, và một vài nơi như Túy Loan, Tùng Sơn. Chúng bắt nạn nhân phải đứng tr n đống gạch nhỏ mà cao, chung quanh đống gạch để những chông nhọn tua tủa, có khi nạn nhân phải quỳ trên những mảnh chai, có lúc lại phải đúng tr n chiếc ghế đẩu hai tay gian ra, mỗi tay cầm một viên gạch, mắt luôn luôn phải nhìn vào ngọn đèn leo lét đặt dưới ảnh Diệm hoặc dưới một chiếc sọ người. Việc sám hối thường diễn ra từ nữa đ m đến sáng. Ai không chịu nổi sẽ ngã gục, bị chông, mảnh chai đâm vào người rách da nát thịt.

“Tống tà” cũng là một nhục hình do Mỹ - Diệm mới sáng chế ra. Nạn nhân bị nhét vào bao tải, buộc túm lại, đặt trên chiếc ghế đẩu trong phòng kín có thắp hương nghi ngút, chiêng trống inh ỏi như tế tống tà ngày xưa. Bọn lính lấy gươm nhọn đâm xuyên qua bao tải rồi phun dầu, xăng, châm lửa đót trước mặt người bị bắt. kẻ địch gọi đây là “tống tà”, nghĩa là giải thoát nạn nhân ra khỏi “tà ma cộng sản” nếu họ không chịu lý khai cộng sản.

Muốn thoát khỏi địa ngục trần gian này thì phải khai báo, tự nhận mình là kẻ “có tội” đã đi theo cộng sản, nay ăn năn, hối lỗi quay về với “quốc gia” để tố giác cộng sản. Ai không nhận tội thì phải “sám hối” mãi.

Bọn địch kết hợp chặt chẽ việc tra tấn, giết hại trong các trại giam với việc truy lùng, bắt bớ, khủng bố bên ngoài các thôn, ấp. Chúng bắt mỗi nhà phải viết khẩu hiệu chống cộng treo trước cổng; phải sắm mỏ, cây, dây; khi có người lạ đến phải đánh mỏ, la hét. Ban đem cấm thắp đèn, nhóm lửa đi lại, tụ họp ba bốn người. Kẻ địch giăng một mạng lưới mật vụ, chỉ điểm ngày đ m theo dõi, giám sát mọi cử chỉ, hoạt động của nhân dân. Tiếng trống mỏ đuổi bắt cán bộ, tiếng gào thét, kêu cứu của những

45

người dân vô tội diễn ra liên tục suốt ngày đ m, khắp các thôn, ấp, ngã đường, chợ búa…

Song song với những thủ đoạn tra tấn, khủng bố man rợ, bọn địch còn sử dụng những mưu mô lừa bịp xảo quyệt. Chúng cho bọn mật vụ giả danh cán bộ đứng ra “tố giác”, “ly khai” trong các trại “tố cộng” để đánh lừa, kích động quần chúng. Chúng cho tay chân về thôn ấp tung tin đồng chí này đã tố giác đồng chí kia, nơi này tố giác nơi kia… Hễ phát hiện được tổ chức cách mạng, chúng liền tung tin là do cán bộ ta tố giác. Những thủ đoạn nham hiểm của địch gây nên một không khí ngờ vực lẫn nhau trong nhân dân, làm cho mọi người càng hoang mang, lo ngại.

Để tăng cường vệc đánh phá, ti u diệt lực lượng cách mạng của nhân dân ta, bọn Mỹ - Diệm đã tạo ra một lũ ác ôn mặt người dạ thú, giao cho chúng nắm quyền hành ở các xã, ấp, nhất là những nơi có phong trào quần chúng mạnh. Bọn này mặc sức hoành hành, bắt bớ giết người.

Hành động man rợ và đ hèn nhất của chúng là cưỡng hiếp tất cả những chị em có chồng, con đi tập kết, thoát ly. Khét tiếng tàn bạo là tên Ích ở Hòa Lương. Một mình hắn đã giết hại hàng chục người và cưỡng hiếp trên 30 chị trong xã. Đây là một thủ đoạn thâm hiểm của kẻ thù nhằm đánh vào tâm lý, tình cảm của quần chúng, hòng hủy diệt tinh thần đoàn kết đấu tranh của nhân dân Hòa Vang.

Tội ác của Mỹ - Diệm đã l n tới tột cùng khi chúng thực hiện luật 10-59, lê máy chém đi khắp Miền Nam, tàn sát hàng ngàn người dân y u nước. Khi bọn Mỹ - Diệm đã đưa việc tự do giết người thành luật lệ của chúng, thì tính mạng của toàn thể nhân dân như nghìn cân treo sợi tóc, thể hiện tính chất phản động cực đoan chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Nhưng chính lúc đó, cũng chứng tỏ thế suy yếu và suy sụp không tránh khỏi của một chế độ tàn bạo và đi n cuồng.

Đi đôi với những biện pháp khủng bố dã man, Mỹ - Diệm còn dùng kinh tế, văn hóa, tôn giáo… để đánh phá phong trào cách mạng Hòa Vang.

Để bao vây, gây khó khăn hòng tạo sức ép buộc nhân dân ta đầu hàng, bọn địch thường xuyên mở lớp “tố cộng” nhằm vào các vụ mùa. vụ thu hoạch, làm cho mùa màng thất bát, bê trể. Hơn nữa, chúng bắt nhân dân đóng góp triền mi n để làm nhà tù, trại giam, trại “tố cộng” từ quận đến xã, ấp. Trại “tố cộng” thực chất là một nhà tù không cơm của bọn Mỹ - Diệm. Mỗi đợt học “tố cộng” kéo dài 15 - 20 ngày, có khi

46

hơn một tháng phải tập trung, bắt người nhà tiếp tế cơ nước. Tình hình đó càng gây nên những khó khăn lớn về đời sống cho nhân dân Hòa Vang.

Giữa lúc bọn địch ra sức đánh phá, khủng bố làm cho một bộ phận nhân dân hoang mang, lo ngại thì bọn địch lợi dụng các tôn giáo để tìm cách dụ dỗ, mua chuộc nhân dân ta. Đây là thời kỳ có nhiều người theo tôn giáo nhất trong lịch sử huyện ta, chủ yếu là Thiên Chúa giáo. Mục đích của địch là lợi dụng tín ngưỡng để chúng dễ bề cai trị, sai khiến. Tuy nhiên, số người theo đạo ở huyện Hòa Vang không nhiều so với các nơi khác và chủ yếu là tạm thời tìm cách né tránh trước sự đánh phá đi n cuồng của địch.

Tất cả những chính sách, thủ đoạn, biện pháp đánh của địch đã gây ra những khó khăn to lớn, tổn thất nặng nề đối với Đảng bộ và nhân dân Hòa Vang. Trong chiến dịch đánh phá li n tục của địch từ tháng 7 đến tháng 12/1956, hầu hết các tổ chức cơ sở đảng từ đoàn công tác cho đến chi bộ đều bị vỡ. Hầu như không còn chi bộ nào giữ được tổ chức và hoạt động. Nhiều cơ sở cách mạng trong nhân dân cũng bị phát hiện và đánh phá tan rã. Nhiều cán bộ, đảng vi n không còn đứng vững được tại địa phương mình. Tuy vậy mối quan hệ giữa cách mạng và quần chúng không bị đứt.

Cuối năm 1956, nhiều đồng chí cán bộ chủ chốt của Đảng bộ Hòa Vang bị địch bắt và giết hại.

Trước những thủ đoạn tàn bạo và nham hiểm của địch, trong Đảng bộ và nhân dân Hòa Vang đã xuất hiện những tư tưởng và suy nghĩ khác nhau. Đại bộ phận đồng chí, đồng bào vẫn giữ được phẩm chất tinh thần cách mạng, nhưng cũng có một vài người không chịu nổi cực hình tra tấn của địch, đã đầu hàng khai báo một số cơ sở, làm cho tổ chức cách mạng càng bị vỡ nhanh. Hầu hết quần chúng vẫn gắn bó với cách mạng nhưng e ngại, lo âu. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng lúng túng về phương hướng, phương thức đấu tranh. Nhiều người muốn trực tiếp đối với địch, muốn tìm vũ khí chống lại sự tàn bạo của chúng. Cũng có người muốn tạm thời ngừng hoạt động một thời gian khi địch đang đánh phá đi n cuồng.

Rõ ràng, từ giữa năm 1956, trước những thủ đoạn “khủng bố tố cộng” của địch, cách mạng Hòa Vang phải thay đổi nhiệm vụ và hình thức đấu tranh. Lúc này, trên phạm vi toàn miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị dựa tr n cơ sở pháp lý của Hiệp định Genève đòi hòa bình, đòi tổng tuyển cử thống nhất nước nhà không còn

47

thích hợp nữa. Sau ngày 20/7/1956, Mỹ - Diệm đã ngang nhi n xé bỏ Hiệp định Genève, đàn áp phong trào y u nước của nhân dân ta trong biển máu. Đây là bước biến đổi mới của cách mạng. Tuy nhiên, mục ti u, phương hướng tiến l n và phương pháp tiến hành đấu tranh cách mạng lúc này chưa được vạch ra một cách cụ thể, rõ ràng, nhất quán trên phạm vi toàn miền Nam.

Nói đến sự tồn tại của Đảng không thể không nói đến vai trò bảo vệ, nuôi dưỡng của quần chúng. Điều đáng chú ý là trong khi ở các thôn, xã, tất cả các tổ chức Đảng bị tan vỡ và không còn hoạt động được, thì nhiều cơ sở bảo vệ trong nhân dân vẫn âm thầm làm nhiệm vụ của mình, nuôi giấu, bảo vệ cán bộ, đặc biệt là những đồng chí trong chi bộ bất hợp pháp của huyện. Đây là một đặc điểm nổi bậc của cách mạng Hòa Vang, một tiền đề tất yếu cho sự tồn tại liên tục của Đảng bộ Hòa Vang trong suốt thời kỳ khó khăn nhất của cách mạng. Các mẹ, các chị là lực lượng chủ yếu trong việc nâng niu, giữ gìn hạt giống cách mạng. Nhân dân Hòa Vang có quyền tự hào mãi mãi ghi nhớ công lao bảo vệ cán bộ cách mạng của hàng trăm bà mẹ, bà chị ki n cường, dã hy sinh tất cả, xã thân vì nghĩa lớn. Tiêu biểu như chị Đặng Thị Xuân (Hòa Lương), mẹ Đủ (thôn Trung Lương, xã Hòa Đa), mẹ Câu (Hòa Châu), mẹ Thẩm (Hòa Hiệp), chị Nguyễn Thị Hường (Hòa Lợi)…

Nuôi giấu, bảo vệ cán bộ trong hoàn cảnh địch thực hiện Luật 10-59 bắn giết bất cứ ai bị tình nghi cộng sản hoặc có liên hệ với cộng sản và sự truy lùng ráo riết suốt ngày đ m, với hệ thống mật vụ dày đặt của chúng như vậy, rõ ràng là chấp nhận sự hy sinh to lớn nhất. Nhưng với lòng kiên trung và bằng sự khôn khéo, tài trí, nhạy cảm của người phụ nữ Việt Nam, các mẹ, các chị đã khéo léo che mắt địch, bảo vệ an toàn cho cán bộ, nhiều lúc tưởng chừng như đã cầm chắc cái chết trong tay. Nhiều người đào hầm bí mật ngay trong buồng ngủ để nuôi giấu cán bộ. Có khi trong gia đình chỉ có người mẹ biết nơi ẩn nấu của cán bộ, kín đáo tiếp tế cho đồng chí mà cả nhà vẫn không hay biết, để giữ tuyệt đối bí mật.

Ở các xã vùng Bắc, có lúc cán bộ phải tạm lánh lên rừng, quần chúng vẫn tiếp tế và liên hệ đều đặn, đã nhiều lần xảy ra tình huống nguy hiểm nhưng các chị vẫn tìm cách vượt qua. Ví dụ như ở Hòa Hiệp, trong khi quần chúng lấy cớ lện rừng đón củi để tiếp tế và liên lạc với cán bộ. Chúng bao vây các ngã đường và cho mật vụ rình rập

48

theo dõi, nhưng các chị đã nhận rõ âm mưu địch, tìm cách đánh lừa chúng. Địch không có bằng chứng chỉ dọa dẫm vu vơ rồi cho về.

Ở khắp huyện, thôn xã nào cũng có những tấm gương bất khuất, những tấm lòng vì Đảng quên thân của những người dân y u nước. Không chỉ nuôi dấu, bảo vệ cán bộ, những cơ sở quần chúng trung kiên còn là sợi dây liên hệ giữa Huyện ủy, chi bộ bất hợp pháp với các đảng vi n đơn tuyến còn lại trong các thôn, xã. Chính thông qua những quần chúng này mà Huyện ủy giáo dục, nhắc nhở đảng viên và quần chúng nêu cao khí tiết cách mạng, giữ vững ý chí đấu tranh và hướng dẫn phương pháp, phương thức đối phó với địch. Vì vậy, có lúc Huyện ủy không liên hệ trực tiếp được với cơ sở, nhưng sự chỉ đạo của Huyện ủy đối với phong trào chung không hề bị cắt đứt.

49

Chƣơng 3

NHẬN XÉT CHUNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM 3.1. Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 53)