Nguyện vọng của nhân dân Hòa Vang

Một phần của tài liệu (Trang 34)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. nguyện vọng của nhân dân Hòa Vang

Là lực lượng giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và 9 năm kháng chiến chống Pháp, hơn ai hết, quần chúng nhân dân hiểu rõ thành quả, những giá trị to lớn mà cách mạng đã đem lại, sự khác biệt giữa Nhà nước

31

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với sự tàn bạo, phát xít, phản nước, hại dân của chế độ Ngô Đình Diệm. Chính vì vậy, bất chấp những hành động khủng bố, đàn áp dã man của chính quyền, đại đa số nhân dân vãn ki n cường đứng về phía cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, của Đảng bộ huyện Hòa Vang quần chúng hăng hái đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Geneve, đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ. Trong các cuộc đấu tranh chống các trò hề lừa bịp “trưng cầu dân ý” và “bầu cử quốc hội”, chống lại chính sách “tố cộng - diệt cộng” độc ác và man rợ của Mỹ - ngụy với nhiều thủ đoạn và âm mưu tàn bạo. Mở đầu ở Đà Nẵng là địa bàn huyện Hòa Vang, ở nơi đây quần chúng nhân dân thể hiện thái độ chống đối mạnh mẽ, quyết liệt đối với chính quyền Ngô Đình Diệm. Do sự khủng bố của địch, lực lượng cách mạng tồn thất nặng nề, nhiều cơ sở của Đảng phải rút vào hoạt động bí mật, sự liên lạc với tổ chức bị mất. Kẻ địch đưa ra nhiều thông tin thất thiệt hòng lung lạc, làm xói mòn niềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng. Nhưng âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù vẫn không làm suy giảm được ý chí đấu tranh, tinh thần cách mạng của quần chúng. Qua đây ta có thể nhận thấy rằng nguyện vọng của nhân dân cả nước nói chung và nhân dân huyện Hòa Vang nói riêng là muốn được hòa bình, muốn được sống tự do, bình yên nhưng nay lại bị đế quốc Mỹ xâm lược nên nhân dân phải đoàn kết lại với nhau cùng với Đảng và Trung ương giành lại chính quyền, giành lại từng tất đất tất vàng, giành lại qu hương và hơn hết là bảo vệ thành quả cách mạng mà chúng ta đã hy sinh nước mắt và cả xương máu để có được những kết quả như vậy.

2.3. Những chủ trƣơng cơ bản

2.3.1. Về phía trung ương Đảng:

Trong những năm 1954 - 1959, căn cứ vào việc phân tích tình hình giữa ta và địch ở miền Nam, tình hình cả nước và trên thế giới, Đảng ta đã từng bước đề ra những vấn đề về đường lối và phương pháp của cách mạng miền Nam.

Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6/1956 đã đề ra việc thành lập đội tự vệ trong quần chúng, nhằm bảo vệ các cuộc đấu tranh của quần chúng và giải thoát cán bộ khi cần thiết.

Bản “Đề cương cách mạng Miền Nam” do đồng chí Lê Duẩn lúc bấy giờ là bí thư Đảng bộ miền Nam, soạn thảo tháng 8/1956 đã vạch rõ con đường phát triển của cách mạng miền Nam là dựa vào sức mạnh của quần chúng để đánh đổ chế độ thống

32

trị của kẻ thù. “Để chống lại chế độ Mỹ - Diệm, nhân dân Miền Nam chỉ có một con đường cứu nước và tự cứu mình, đó là con đường cách mạng. Ngoài ra không còn con đường nào khác”.

Qua quá trình nghiên cứu, tìm tòi, thảo luận, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 15 (tháng 10/1959) nhằm đáp ứng những yêu cầu lịch sử đặt ra, vạch rõ con đường giải phóng miền Nam.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thức 15 vạch rõ: Về nhiệm vụ của cách mạng Miền Nam là tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, nhân dân; sử dụng sức mạnh của quần chúng lật đổ ách thống trị của Mỹ - Diệm, khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, Về hình thức đấu tranh Nghị quyết vạch rõ: “Trong quá trình đấu tranh gay go, gian khổ, phức tạp đó, hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu. song vì quân thù quyết dìm cách mạng trong máu lửa, do nhu cầu phong trào cách mạng của miền Nam nên trong một chừng mực nhất định sẽ xuất hiện lực lượng tự vệ vũ trang tuyên truyền để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị...”.

Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lầm thứ 15 có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu bước phát triển căn bản về đường lối cách mạng miền Nam, đáp ứng yêu cầu bức bách và nguyện vọng bức thiết của các Đảng bộ và nhân dân miền Nam, tạo nên sự chuyển biến nhảy vọt của phong trào cách mạng ở miền Nam

2.3.2. Về phía Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng:

Tr n cơ sở đường lối chủ trương của Đảng, đầu tháng 8/1954 Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định: gấp rút mở đợt học tập cho cán bộ, nhân dân nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, ổn định tinh thần nhân dân tạo ra khối đoàn kết để đói phó với các âm mưu thủ đoạn của địch, sắp xếp lại tổ chức và chuyển hướng hoạt động cho phù hợp với tình hình mới, thi hành đúng kế hoạch chuyển quân tập kết của hiệp định quy định. Ngoài ra các cấp ủy còn tổ chức nhiều đảng vi n và cơ sở quần chúng hoạt động đơn tuyến, đảm nhận các nhận nhiệm vụ xây dựng cơ sở mật, nuôi giấu và bảo vệ cán bộ… Một số cán bộ được tỉnh ủy cho chuyển vùng, thay đổi địa bàn công tác hoặc bố trí vào các tụ điểm giao thông trong thị xã, thành phố. Cơ quan tỉnh ủy, huyện ủy được tinh gọn mỗi bộ phận có vài đòng chí. Đường dây hoạt động bí mật từ tỉnh đến huyện và cơ sở cũng được hình thành, phần lớn cán bộ đường dây lúc này là những đồng chí hoạt động lâu năm và có nhiều thành tích. Sau ngày 20/7/1954, cơ

33

quan tỉnh ủy đóng tại xã Tam An (Tam Kỳ), đến ngày 31/8/1954 chuyển ra Cao Ngạn (Bình Lãnh - Thăng Bình). Tỉnh ủy mở lớp cho cán bộ và nhân dân học tập đường lối chủ trương của Đảng trong thời kỳ mới, hướng dẫn nhân dân dựa vào pháp lý và các điều khoản của Hiệp định để đấu tranh với địch. Điều 14c được in và phát cho nhân dân, các bản ghi điều khoản Hiệp định được dựng nơi công cộng để nhân dân dựa vào đó đấu tranh với địch. Các khẩu hiệu, băng cờ, cổng chào được dựng lên khắp nơi và diễn ra nhiều cuộc biểu tình ở Tam Kỳ và các huyện để tuyên truyền thắng lợi cuộc kháng chiến và chào mừng hòa bình.

Đến đầu năm 1955, Diệm ban hành chính sách điền địa, thực chất là xóa bỏ ruộng đất mà chính quyền cách mạng đã đem lại cho nhân dân, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của giai cấp đại chủ, bên cạnh đó Mỹ Diệm còn lập ra Đảng “Cần lao nhân vị” do Ngô Đình Diệm làm lãnh tụ và các đoàn thể “Thanh ni n cách mạng quốc gia”, “Phụ nữ cách mạng quốc gia”… Chúng khuếch trương thanh thế đảng Cần Lao và dùng học thuyết “Nhân vị Duy Linh” để chống lại chủ nghĩa Mác. Mỹ Diệm còn ra sức phát triển Thi n Chúa giáo để lôi kéo nhân dân, tuyên truyền xuyên tạc đường lối để chống lại Hiệp định, đề cao vai trò quốc gia, nói xấu cộng sản. Trước tình hình hết sức khó khăn như vậy, Tỉnh ủy lãnh đạo các cấp ủy Đảng “Quyết tâm bám chặt cơ sở, giữ vững phong trào và động vi n b n dưới phải bám theo cơ sở”. Trong hoạt động “phải hết sức khéo léo che giấu lực lượng để tránh bể vỡ, bảo tồn lực lượng”

Sau khi đang phá được các phong trào của nhân dân ta, đặt được bộ máy hành chính ở vùng đồng bằng, sang đầu năm 1955 Mỹ - Diệm bắt đầu thực hiện các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”. Khi thực hiện chính sách này Mỹ - Diệm đã thi hành nhiều chính sách vô cùng tàn bạo và đẫm máu. Trước tình hình như vậy thì Đảng bộ huyên j Hòa Vang đã kịp thời lợi dụng mâu thuẫn nội bộ địch để khôi phục tổ chức Đảng, nhất là các huyện phía Nam, phong trào đấu tranh của nhân dân được phục hồi. Ở miền núi đã hạn chế được sự xâm nhập của địch bảo tồn và phát triển cơ sở.

Qua hai năm phá hoại Hiệp định Genève, Ngô Đình Diệm cho đây là giai đoạn ổn định để xây dựng (1956-1959). Rút kinh nghiệm từ các chiến dịch tố cộng vừa qua, lần này Mỹ - Diệm phát động 2 đợt chiến dich tố cộng trên toàn miền Nam. Và trong thời kỳ này để lãnh đạo nhân dân chống các âm mưu thủ đoạn của Mỹ - Diệm hội nghị khu ủy tháng 2/1956 nhấn mạnh khuyết điểm chính trong thời gian qua là làm bộc lộ

34

lực lượng, quen hoạt động có vũ trang và chính quyền, không có kinh nghiệm đấu tranh chính trị, rút ra được khuyết điểm và tồn tại thì trên cơ sở chủ trương của Khu ủy 5 trong hội nghị tỉnh ủy mở rộng tại Trung Mang (đầu 1956) tỉnh ủy chủ trương: phải ra sức xây dựng Đảng, giữ vững và củng cố lại các loại cơ sở, hết sức chú trọng công tác đảng viên, xây dựng chi bộ ở cơ sở. Cán bộ phải bám cơ sở lãnh đạo nhân dân chống “tố cộng” chống các chính sách lừa bịp của địch. Đến Hội nghị Tỉnh ủy đầu năm 1958, trước tình hình đánh phá của địch, để duy trì sự lãnh đạo của Đảng đối với cơ sở, Tỉnh ủy chủ trương: xây dựng tổ chức Đảng phải thật tinh gọn, “bí mật”, “trọng chất hơn lượng”, bằng phương thức “bắt rễ”, “xâu chuỗi” để tập hợp đảng viên, vừa củng cố số đảng vi n cũ và phát triển số mới. Đối với các cơ sở quần chúng, chú trọng phát triển vào thành phần bần cố nông, mỗi cơ sở chỉ được phát triển ra một vài đầu mối và hoàn toàn bí mật. Sang đến giai đoạn 1959 cuối 1960 ở Quảng Nam Đà Nẵng địch tổ chức nhiều cuộc càn quét lớn với 2-3 ngàn quân, lung lội kéo dài nhiều ngày vào vùng giáp ranh và miền núi, chính vì vậy vào cuối năm 1958 Tỉnh ủy Quảng Nam Đà Nẵng được khu ủy truyền đạt những nội dung cơ bản trong Đề cương cách mạng miền Nam của đồng chí Lê Duẩn. Trong khi chờ đợi chủ trương chính thức của Đảng, khu ủy gợi ý cho Tỉnh ủy tiến hành một số công tác nhằm chuẩn bị xây dựng căn cứ miền núi, xây dựng tổ vũ trang ở miền núi. Đến tháng 1/1959 trong không khí sôi sục căm thù của nhân dân miền Nam, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại thủ đô Hà Nội ra nghị quyết 15. Đến tháng 3/1959 đồng chí Võ Chí Công truyền đạt Nghị quyết 15 cho cán bộ tỉnh Khu 5 tại thôn Pờnờ Rinh (Hiên). Tháng 6, Tỉnh ủy Quảng Nam Đà Nẵng triệu tập Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng tại thôn Bà Ghì (Giăng) để học Nghị quyết 15. Tham dự hội nghị có tr n 30 đảng vien trong đảng bộ, một số cán bộ các huyện đồng bằng không triệu tập kịp, sau được phổ biến lại.

Quán triệt Nghị quyết 15, hội nghị đề ra nhiệm vụ: đẩy mạnh công tác xây dựng miền núi thành căn cứ địa cách mạng, tuyên truyền đường lối của Trung ương đén cán bộ và nhân dân, phục hồi xây dựng cơ sở ở đồng bằng, rút thanh niên xây dựng lực lượng vũ trang, từng bước trấn áp địch, nâng cao uy thế nhân dân lên.

Để trực tiếp chỉ đạo phong trào miền núi, xây dựng căn cứ địa, cơ quan Tỉnh ủy từ miền Tây Hòa Vang chuyển lên Bến Giằng (huyện Hiên). Những nhận thức và hoạt động nói tr n đã có ảnh hưởng, tác dụng nhất định nhưng chưa chuyển biến một cách

35

căn bản cả về nhận thức và hành động. cho đến đầu năm 1959, nhìn chung tư tưởng đấu tranh chính trị đơn thuần vẫn chi phối hoạt động của đảng bộ và nhân dân ta. Chúng ta vẫn lúng túng về mục ti u, phương hướng và phương pháp tiến hành đấu tranh trước một lực lượng không cân sức giữa ta và địch.

Dưới ánh sáng đường lối cách mạng của Đảng, cuối năm 1959 đầu năm 1960, nhân dân nhiều địa phương tr n toàn miền Nam đã tiến hành những cuộc “đồng khởi” giành chính quyền thắng lợi, tiêu biểu là cuộc “đồng khởi” của nhân dân Bến Tre.

Tại miền núi Khu V, dưới sự lãnh đạo của Khu ủy và các Tỉnh ủy, nhiều cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập căn cứ địa miền núi đã diễn ra từ cuối năm 1959, mở đầu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Trà Bồng (miền Tây Quảng Ngãi). Những sự kiện lịch sử to lớn nói tr n đã có ảnh hưởng, tác động tới phong trào Hòa Vang.

Sau hội nghị nói trên, Tỉnh ủy quyết định thành lập các Ban cán sự Đảng trực thuộc Tỉnh ủy để chỉ đạo các vùng trong huyện. Ban cán sự vùng Bắc phụ trách các huyện phía Bắc gồm Hòa Vang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuy n do đồng chí Đinh Ngọc Lư - Tỉnh ủy vi n làm Bí thư. Ngay sau khi thành lập, Ban cán sự vùng Bắc đã triệu tập cán bộ nòng cốt của từng huyện để bàn biện pháp khôi phục phong trào.

Đại hội Tỉnh Đảng bộ tháng 1/1960 đánh dấu một bước chuyển biến căn bản về nhận thức cách mạng của Đảng bộ tỉnh ta, tạo ra tiền đề, điều kiện để đưa phong trào cách mạng phát triển nhảy vọt, hòa nhịp với phong trào chung của nhân dân toàn miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng cách mạng sang thế tiến công.

2.3.3. Sự cụ thể hóa của Đảng bộ huyện Hòa Vang

Tr n cơ sở nắm vững tình hình thực tiễn và được sự chỉ đạo của cấp trên, Huyện ủy Hòa Vang đã nhận thức nhiệm vụ trung tâm lúc này là chống “tố cộng”, bảo vệ lực lượng cách mạng và giữ vững tinh thần, ý chí đấu tranh của Đảng bộ và nhân dân ta.

Huyện ủy đã họp nhiều hội nghị để thảo luận và đi tới nhận thức chung nói trên, đồng thời đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhằm khôi phục và bảo vệ tổ chức cách mạng của Đảng và quần chúng.

Một trong những hội nghị quan trọng là hội nghị huyện ủy mở rộng tại một gia đình cơ sở ở thôn Gò Hà vào tối 30 Tết Nguy n đán năm 1957. Sau khi thảo luận đánh giá

36

tình hình, rút ra những ưu khuyết điểm trong việc chỉ đạo phong trào, hội nghị tập trung bàn những biện Pháp khôi phục tổ chức.

Huyện ủy đề ra nguyên tắc cao nhất về tổ chức là phải đảm bảo tuyệt đối bí mật, chú trọng chất lượng là chính. Tất cả các tổ chức Đảng và cơ sở trong quần chúng đều rút hẳn vào bí mật hòan toàn, không những bí mật với địch mà giữ bí mật với cả mọi người. Hình thức sinh hoạt và hoạt động phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc bí mật, mỗi người chỉ biết công việc của mình và chỉ được liên hệ với một đầu mối chỉ đạo. Các đảng viên trong chi bộ không biết nhau và hoạt động đơn tuyến. Việc lựa chọn đảng vi n để đưa vào tổ chức phải được đồng chí Bí thư huyện ủy trực tiếp xem xét và quyết định.

Trong thời gian này, tất cả các đoàn công tác đều tan vỡ. Huyện ủy phân công cán bộ phụ trách từng vùng. Đồng chí Trần Văn Hoa được Tỉnh ủy chỉ định làm bí thư Huyện ủy, thay đồng chí Mai Đăng Chơn bị bắt vào cuối năm 1956.

Cuối năm 1956, đầu năm 1957, theo chủ trương của cấp trên, Huyện ủy đã tổ chức cho một số đồng chí chuyển vùng hoặc ra hoạt động công khai, nhằm bảo toàn lực lượng, tránh sự khủng bố của địch. Thực hiện chủ trương đó, một số đồng chí đã thay đổi họ t n, tìm cách đi vào thành phố như Sài Gòn, Đà Nẵng. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi thực hiện nhiều cán bộ từ khu đến tỉnh, huyện ra công khai đã bị địch bắt. một số đồng chí của huyện ta cũng rơi vào tình trạng đó, nhưng số lượng không nhiều.

Cấp tr n đã nhận thấy chủ trương nói tr n là không thích hợp nên quyết định

Một phần của tài liệu (Trang 34)