6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.4.1. Giai đoạn 1: Từ cuối năm 1955 đến giữa năm 1956
Trong giai đoạn này, do lực lượng địch còn yếu, nên chúng vừa đánh phá, vừa thăm dò; vừa mua chuộc, dọa dẫm kết hợp với việc bắt bớ, khủng bố có mức độ. Chúng gắn chặt “tố cộng” với việc xây dựng chế độ thực dân mới, thiệt lập bộ máy kìm kẹp ở cơ sở.
Sau khi thăm dò, phân loại quần chúng, phát hiện tổ chức cách mạng, chúng liên tiếp mở các lớp “tố cộng” bắt tất cả những người tham gia kháng chiến trước đây và những gia đình có con em đi tập kết, thoát ly phải trình diện, khai báo.
Cuộc đấu tranh chống “tố cộng” của Đảng bộ và nhân dân Hòa Vang trong giai đoạn này kết hợp chặt chẽ với các phong trào đấu tranh chính trị đòi tự do, dân chủ, đòi tổng tuyển cử thống nhất nước nhà… Nhưng cuộc đấu tranh chống địch khủng bố đã mang tính chất quyết liệt. Đợt khủng bố ác liệt đầu tiên toàn huyện vào tháng 10/1955, sau cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống trò hề “trưng cầu dân ý”. Trong cuộc đấu tranh này, dịch đã bắt mỗi khu từ 150 - 270 người, ri ng khu Khái Đông con số bị bắt lên tới 270 người. Trong cuộc đấu tranh chống “bầu cử quốc hội” địch tiếp tục bắt tới hơn 3.000 người.
Trước những thủ đoạn bắt bớ, khủng bố của địch, một mặt Huyện ủy lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống lại âm mưu của chúng, mặt khác tổ chức bảo vệ lực lượng ta.
42
Theo chủ trương của cấp tr n, đầu năm 1955 Huyện ủy đã tổ chức cho hàng trăm đồng chí đã bị lộ tiếp tục ra miền Bắc theo đường Trường Sơn.
Đối với những người ở lại, tùy theo tình hình cụ thể từng người, từng nơi, từng lúc, có thể khai báo có mức độ những điều mà địch đã nắm chắc như nhận mình là người đã tham gia kháng chiến hoặc phục vụ kháng chiến.
Trong khi hướng dẫn cho cán bộ, đảng viên và quần chúng có những đối sách thích hợp để tránh sự khủng bố của địch, Huyện ủy luôn luôn giáo dục, nhắc nhở mọi người phải nêu cao ý chí và phẩm chất cách mạng, kiên quyết không đầu hàng, không “ly khai” Đảng. Điều quan trọng nhất có tính nguyên tắc là bất cứ trường hợp nào, dù bị địch tra tấn đến chết vẫn không khai báo tổ chức Đảng và quần chúng hiện nay.
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy và các đoàn công tác, các chi bộ thường xuyên giáo dục, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và quần chúng nêu cao khí tiết cách mạng, đấu tranh chống lại các thủ đoạn “tố cộng” từ năm 1955 đến giữa năm 1956 còn có mức độ. Bọn địch chưa đủ lực lượng để tấn công ồ ạt. Hình thức đấu tranh trong những năm này là đấu lý, đấu lẽ (đấu lý lẽ) với địch. Nhiều nơi quần chúng tìm cách lẫn tránh hoặc trì hoãn việc “học tố cộng”. Nhiều lớp “tố cộng” bị quần chúng biến thành nơi chất vấn, tố cáo chính sách khủng bố, trả thù của Mỹ - Diệm.
Tại các thôn, ấp, quần chúng kéo đến trụ sở ngụy quyền chất vấn: tại sao ông Diệm nói “tự do”, “dân chủ”, nhưng “quốc gia” lại khủng bố, bắn giết những người dân làm ăn lương thiện? Các ông nói đã ti u diệt hết cộng sản, thì cộng sản đâu nữa mà biểu chúng tôi tố ?
Cuộc đấu tranh chống “tố cộng” ở bên ngoài thôn, ấp kết hợp chặt chẽ với bên trong các trại giam, trại “tố cộng”. Các chi bộ thường xuyên theo dõi và thông báo những tên mật vụ, chỉ điểm của địch để kịp thời vạch mặt chúng, làm thất bại âm mưu của chúng, hòng phát hiện và đánh phá tổ chức ta.
Phong trào chống địch “tố cộng” trong giai đoạn I đã đạt được những kết quả quan trọng: bảo vệ được tổ chức của Đảng và quần chúng, góp phần làm thất bại một bước âm mưu của địch trong việc tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân
43