1.3.2.1. Tình hình nuôi tôm trên Thế Giới
Nuôi tôm là một trong những hoạt động phát triển của nuôi trồng thủy sản ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nghề nuôi tôm được hình thành rất sớm ở các nước khu vực Đông Nam Á và bắt đầu phát triển mạnh từ những
15
thập niên 1970. Ecuado là nước dẫn đầu Thế giới về sản lượng tôm nuôi ở Tây bán cầu và Đài Loan đứng đầu ở Đông bán cầu vào năm 1975. Đến năm 1985, sản lượn tôm nuôi trên thế giới đạt 200.000 tấn trong đó 70% sản lượng đến từ các nước Châu Á.
Năm 2012, sản lượng tôm trên Thế giới đạt khoảng 4 triệu tấn (theo tổ chức GOAL 2013). Các nước nuôi tôm chủ yếu trên Thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Thái Bình Dương đảo, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Philippines, Campuchia,… (FAO, 2012). Trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất Thế giới đạt khoảng 1,3 triệu tấn vào năm 2012.
Tuy nhiên, theo Báo cáo từ hội nghị thường niên của Liên minh Nuôi trồng thủy sản của toàn cầu, GOAL năm 2013, sản lượng tôm toàn cầu giảm 5,7% trong năm 2011-2012 và 9,6% trong năm 2012-2013. Tổng sản lượng tôm toàn cầu là ít hơn so với những gì đã được dự kiến một vài năm trước 23%, và số lượng thực tế là giảm 15% kể từ năm 2011.
1.3.2.2. Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam
Tại Việt Nam, hoạt động nuôi tôm phổ biến ở dọc khắp các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh cho đến Cà Mau, đặc biệt là các tỉnh miền Trung và ĐBSCL như Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Ninh Thuận, Bình Thuận, Long An, Bạc Liêu, Cà Mau… Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước, với hơn 267.000 ha, tiếp đến là Bạc Liêu, giữ vị trí thứ hai khu vực ĐBSCL về sản lượng và diện tích nuôi tôm nước lợ, với tổng sản lượng 95.700 tấn; trong đó, diện tích thả nuôi hơn 124.471 ha.
Hình thức nuôi tôm có nhiều loại như thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến, lúa tôm,... trong đó chủ yếu là thâm canh và bán thâm canh. Nhiều giống tôm tự nhiên được nuôi như tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, tôm sắt, tôm nghệ,... nhưng hiện nay, hai loài quan trọng nhất vẫn là tôm sú
16
và tôm thẻ chân trắng trong đó tôm sú luôn chiếm ưu thế. Tôm sú là loài quan trọng được nuôi ở Việt Nam từ hơn 30 năm qua và được xem là giống chính giúp đưa Việt Nam vào danh sách những nước cung cấp tôm quan trọng của thế giới. Tuy nhiên, hiện nay nước ta lại đang hướng đến nuôi tôm thẻ chân trắng do đạt được nhiều lợi nhuận hơn so với nuôi tôm sú.
Sản lượng thuỷ sản năm 2013 ước tính đạt 5.918,6 nghìn tấn, trong đó cá đạt 4400 nghìn tấn, tăng 1,3%; tôm đạt 704 nghìn tấn, tăng 11,7%. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.037 nghìn ha, giảm 0,2% so với năm 2012, trong đó diện tích nuôi cá tra 10 nghìn ha, giảm 7,2%; diện tích nuôi tôm 637 nghìn ha, tăng 1,6%. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có xu hướng phát triển mạnh thay cho nuôi tôm sú vì loại tôm này cho năng suất cao, thời gian nuôi ngắn và ít bị bệnh hơn. Năm 2013, diện tích thả nuôi tôm thẻ chân trắng là 65,2 nghìn ha, gấp gần 2 lần so với năm trước; sản lượng đạt 230 nghìn tấn, tăng 56,5% ( Tổng cục thống kê).
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi tôm ven biển thì chất lượng nguồn nước hồ nuôi đang ngày càng giảm cộng thêm với chất lượng tôm giống kém, thời tiết bất thuận lợi như mưa nắng thất thường, bão, lũ lụt đã làm phát sinh nhiều dịch bệnh ở tôm gây nhiều khó khăn nhiều người nuôi. Năm 2012, diện tích thiệt hại là 78.796 ha, trong đó diện tích nuôi tôm sú bị thiệt hại là 72.703 ha. Diện tích nuôi tôm bị bệnh của các tỉnh từ Quảng Ninh đến Phú Yên là 2.304 ha/68.099 ha, chủ yếu do bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử gan tụy (Tổng cục Thủy sản).