Ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm đến môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm đến chất lượng nước sông Trường Giang chảy qua xã Bình Nam huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. (Trang 35 - 38)

1.3.4.1. Mất đất, mất rừng

Diện tích cho việc nuôi trồng thủy sản hay việc nuôi tôm là rất lớn nên việc nuôi tôm sẽ gây cạnh tranh về giá trị đất đối với các ngành khác như du lịch, nông nghiệp,… Trước lợi nhuận do nuôi tôm đem lại, nhiều hộ gia đình ào ạt khai thác các vùng đất cát ven biển, chiếm lấn lòng sông, bãi triễu và đặc biệt là biến rừng ngập mặn thành hồ nuôi tôm. Tại Châu Á và Trung Mỹ, nhiều khu rừng ngập mặn đang dần suy thoái do sự phát triển của nuôi tôm. Khoảng 1-1,5 triệu ha rừng ngập mặn đã bị chuyển đổi thành hồ nuôi tôm trên toàn Thế giới, riêng ở Châu Á đã có hơn 500.000 ha rừng ngập mặn đã bị chuyển thành hồ nuôi tôm nước lợ. Rừng ngập mặn có nhiều vai trò lớn tuy nhiên việc tàn phá rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như gây xói mòn, giảm chất lượng nước ven bờ, gia tăng hiện tượng nhiễm mặn, nhiễm phèn, suy giảm số lượng các loài sinh vật sống trong rừng ngập mặn đồng thời còn làm mất đi các nguồn tài nguyên tái tạo gỗ, sợi, than đá do rừng đem lại. Trong khi đó, một thực tế là tàn phá rừng ngập mặn thì dễ dàng còn để khôi phục lại thì rất khó .

1.3.4.2. Gây hiện tượng phú dưỡng

Đây là một tác động lớn và dễ thấy do nuôi tôm gây ra cho nguồn nước. Trong quá trình nuôi, hàm lượng N, P thải ra vượt mức quy định quá nhiều

25

gây hiện tượng tảo nở hoa hay phú dưỡng. Ở giai đoạn giữa và cuối vụ, tôm lớn nhanh đòi hỏi lượng thức ăn nhiều cùng với lượng phân tôm, bùn đáy lớn hơn so với giai đoạn đầu nên hiện tượng phú dưỡng xuất hiện liên tục. Nước hồ nuôi bốc mùi tanh, màu nước xanh đục kèm theo là hiện tượng cá, tôm nổi đầu chết hàng loạt. Sự xuất hiện của phú dưỡng dẫn đến sự phát triển của các loài tảo độc khi nở hoa, gây ra hiện tượng thủy triều đỏ. Hiện tượng này vừa xuất hiện trong hồ nuôi vừa xuất hiện trên các con sông quanh hồ do nước bị phú dưỡng trong hồ chưa qua xử lý xả thẳng ra sông đồng thời việc bơm, xả liên tục nước trong hồ với nước sông nên phú dưỡng thường diễn ra song song giữa hồ nuôi và sông. Nguyên nhân của sự tăng hàm lượng N, P gây phú dưỡng trong nuôi tôm là do:

Sự tích tụ của N, P có trong phân tôm, chất bài tiết, chất thải của tôm đặc biệt là lượng thức ăn dư thừa;

N, P từ xác chết của các sinh vật thủy sinh trong hồ do hàm lượng oxy giảm khi tôm phát triển;

Ao nuôi tôm khép kín, khả năng tự làm sạch thấp;

Nước thải trong quá trình nuôi không qua xử lý thải trực tiếp ra sông; Bùn đáy dưới nền hồ thường thải ra vào cuối vụ, chứa một lượng lớn thức ăn dư thừa, hóa chất, sản phẩm bài tiết của vật nuôi không những là nguyên nhân gây phú dưỡng mà còn gây nên ô nhiễm kim loại nặng, gây mùi hôi cho nguồn nước tự nhiên, nước hồ nuôi.

1.3.4.3. Ảnh hưởng đến chất lượng nước ngọt, nước ngầm

Nguồn nước cung cấp cho nuôi tôm trên cát ven biển là nguồn nước biển trực tiếp nên độ mặn trong hồ nuôi cao cần một lượng lớn nước ngọt để điều hòa độ mặn cho thích hợp với môi trường sống của tôm. Vùng ven biển miền Trung, nơi có đất cát và nhiệt độ cao, lượng nước bốc hơi bề mặt và thẩm thấu qua đất có thể lên tới 1-3% thể tích hồ nuôi. Phần lớn, các hồ nuôi cao triều ở vùng ven biển cần phải bổ sung một lượng lớn nước ngọt để điều hòa muối

26

thích hợp cho vật nuôi trong khoảng 15%. Lượng nước ngọt cần cho một ha diện tích đất nuôi tôm trên cát có thể cần từ 16.000-27.000 m3 nước. Để có được lượng nước ngọt nhiều như vậy người dân cần phải bơm nước từ sâu dưới lòng đất. Điều này làm hạ thấp mực nước ngầm so với mực nước biển và các mực nước khác dẫn đến hiện tượng nhiễm mặn, nhiễm phèn, ô nhiễm nguồn nước ngầm và suy giảm nguồn nước ngọt. Chất lượng nước ngầm bị suy giảm không chỉ gây ảnh hưởng đến nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, nước cho nông nghiệp mà còn gây ra nhiều hậu quả khác như hiện tượng sụt lún đất, gây chết các rừng phi lao ven biển, thay đổi đa dạng sinh học trong môi trường nước ngọt.

Nước ngầm không chỉ bị thâm rỉ do việc bơm hút nước ngọt để điều hòa nước mặn trong hồ nuôi mà còn bị tác động do việc đào hồ nuôi tôm trên cát ven biển, đây là hoạt động phổ biến trong những năm gần đây đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây suy giảm chất lượng nước ngầm. Ngay khi không đào hồ hay bơm hút nước ngọt lên thì việc thải nước thải có hàm lượng muối cao cũng có thể làm nhiễm mặn đất nông nghiệp.

1.3.4.4. Mang mầm bệnh cho nguồn nước

Tôm là loài dễ bị dịch bệnh do các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Những năm gần đây, dịch bệnh ở tôm diễn ra tràn lan và liên tục. Một số bệnh thường gặp ở tôm như bệnh đầu vàng, vàng mang, đen mang, đỏ thân, đốm trắng. Một số loại vi khuẩn gây ra bệnh như vi khuẩn bacteria gây bệnh đốm trắng, vi khuẩn nhóm Vibro, Aeromonas và Pseudomonas gây bệnh đốm nâu, đốm đen… Một số loại virus gây bệnh như virus Monodon baculovirus gây bệnh gan tụy, virus dưới da và hoại tử gây bệnh IHHNV, một số loại virus gây bệnh cấp tính như virus White spot syndrome virus – WSSV gây bệnh đốm trắng, virus Yelloww head gây bệnh đầu vàng. Khi tôm bị bệnh người dân thường xử lý bằng cách bơm xả nước trong hồ nuôi ra ngoài sông rồi lại lấy ngay nước sông bơm vào hồ nuôi. Hoặc nước đã xử lý bằng các loại

27

thuốc, hóa chất không được thu gom tập trung mà cũng xả thẳng ra sông. Chính những điều này làm cho nước cả trong hồ nuôi lẫn các nguồn nước xung quanh chứa rất nhiều mầm bệnh, làm lây lan bệnh từ hồ nhiễm bệnh sang hồ không nhiễm bệnh.

1.3.4.5. Một số tác động khác

Đất sử dụng cho nuôi tôm có khả năng cạnh với các loại đất nông nghiệp, du lịch nhưng nhiều nơi hồ nuôi bị bỏ hoang làm mất đi giá trị hiện có của nó. Tuổi thọ trung bình của một hồ nuôi phụ thuộc nhiều vào chế độ quản lý, chất lượng nước, trầm tích đáy,… và thường giao động từ 7-15 năm. Hơn nữa, chất lượng nước giảm, dịch bệnh diễn ra tràn lan gây thiệt hại lớn cho người dân cũng làm gia tăng số lượng hồ nuôi bỏ hoang. Trong khi đó, việc chuyển đổi hình thức sử dụng ở các vùng đất này về mặt môi trường thì lại gặp nhiều khó khăn.

Suy giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái, tăng số lượng các giống loài ngoại lại, một số loài thích nghi tốt trong vùng nước nhiễm bẩn đang dần thay thế cho các loài có ích.

Đặc trưng ô nhiễm của nước nuôi tôm là ô nhiễm hữu cơ, chứa nhiều mầm bệnh, một số kim loại nặng trong bùn đáy nên việc nuôi tôm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, tạo thành dịch gây một số bệnh như viêm màng kết, lở loét, tiêu chảy…

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm đến chất lượng nước sông Trường Giang chảy qua xã Bình Nam huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)