2.5.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nêu lên được hiện trạng chất lượng nước sông Trường Giang chảy qua xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong khu vực nghiên cứu, các tác động xấu của hoạt động nuôi tôm đến chất lượng nước sông từ đó đề ra các giải pháp ngăn ngừa và xử lý.
2.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong nghề nuôi tôm, đảm bảo tính đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái trong môi tường nước tại
43
khu vực nghiên cứu đồng thời giúp bảo vệ cuộc sống của người dân xung quanh. Đề tài cũng là một tiếng nói nhằm kêu gọi sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và nhằm thay đổi ý thức giữ gìn môi trường của dân trong nuôi trồng thủy sản.
44
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TẠI CÁC TRẠI NUÔI TÔM
3.1.1. Sự thay đổi các thông số môi trường nước hồ và sông qua đánh giá cảm quan và phỏng vấn người dân đánh giá cảm quan và phỏng vấn người dân
Các thông số môi trường liên quan đến chất lượng nước mà người dân có thể nhận biết là pH, độ màu, mùi, độ đục, clo, sinh vật. Theo điều tra, người dân cho biết những thông số này biến động bất thường theo thời gian, theo ngày, theo mùa, theo thời vụ nuôi:
- pH: người dân xác định pH theo cách đo pH bằng thang màu và cho biết pH nước sông thấp hơn nước hồ, thường thấp khi có mưa và cao khi người dân xử lý hồ bằng vôi; pH thường biến động mạnh khi có hiện tượng phú dưỡng;
- Độ màu: Nước có màu xanh trong hơn nước biển trước khi thả tôm, ở giai đoạn tôm trưởng thành, màu nước chuyển sang xanh lơ, xanh lục hoặc đỏ do thường xuyên xuất hiện phú dưỡng;
- Độ đục: Độ đục biến đổi cùng với độ màu, nước chuyển sang màu khác bình thường cũng là lúc độ đục tăng. Nước hồ nuôi và sông thường bị đục khi bơm xả thay nước, khi xả bùn;
- Clo: Thông qua việc đo độ mặn bằng ống đo độ mặn người dân trong vùng nuôi tôm sẽ xác định được hàm lượng ion clo. Hàm lượng clo liên hệ với độ mặn qua biểu thức:
S‰ = 0,030 + 1,8050 Cl‰
Trong đó: S‰ là độ mặn, Cl‰ là độ clo.
- Sinh vật sống trong ao, sông: Sự mất dần các loài ưu thế và thay vào đó là các loài ngoại lai đang làm mất cân bằng sinh thái. Một số loài cá, tôm có giá trị như cá chép, cá giết, cá bống, cá mốm, tôm càng, tôm đất… càng hiếm hoặc mất hẳn, ngược lại cá rô phi, loài cá chủ yếu sống tốt nơi nước bị ô
45
nhiễm lại chiếm ưu thế nhất. Ở thời điểm tôm phát triển, khi hiện tượng sục tảo (hiện tượng phú dưỡng) xảy ra thì tôm cá chết hàng loạt, nổi trắng sông.
Hình 3.1. Cá chết trên sông Trường Giang
3.1.2. Thức ăn cho tôm tại các hồ nuôi ở xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Bình, tỉnh Quảng Nam
Thức ăn cho tôm quyết định đến năng suất nuôi đồng thời còn ảnh hưởng đến khả năng ô nhiễm nước ao, nước sông. Thức ăn có chất lượng thấp, tôm hấp thu kém, lượng dư thừa nhiều tồn đọng trong hồ gây ô nhiễm nguồn nước. Ngược lại, thức ăn có chất lượng cao, tôm hấp thu gần như hoàn toàn sẽ giảm lượng dư thừa. Người dân tại xã dùng thường dùng hai loại thức ăn cho tôm phổ biến:
- Thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng Hải Long (bảng 3.1): chứa thành phần đạm cao gồm bột cá, bột mực, bột thịt sò, bột men, tinh đạm cá, protein đơn bào vi sinh vật. Ngoài ra, thành phần của loại thức ăn này còn chứa dầu gan cá, chất xơ, chất xúc tiến kháng bệnh miễn dịch, vitamin ổn định chịu nhiệt cao, chất khoáng hữu cơ hỗn hợp…
46
Bảng 3.1. Thành phần chất dinh dưỡng trong thức ăn nuôi tôm
Mã số thức ăn No.0 No.1 No.2 No.3 No.4 No.5
Đạm(%) >= 43 42 42 40 38 38 Chất béo(%) >= 6 6 6 6 6 6 Chất xơ(%) < 3 3 3 3 3 3 Bột tro(%) < 14 14 14 14 14 14 Độ ẩm(%) < 10 10 10 10 10 10 Mức độ tan trong nước 2 2 2 2 2 2
- Thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng L.vannamel SHRIMP feed: thành phần chứa nhiều đạm giống với thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng Hải Long bao gồm bột cá, bột đậu nành, bột mì, bột nội tạng mực, bột men. Ngoài ra còn chứa dầu cá, lecithin, cholesterol, astaxanthin, vitamin và khoáng chất.
3.1.3. Một số dịch bệnh
Hai dịch bệnh phổ biến nhất đối với tôm tại xã Bình Nam là đốm trắng và đỏ thân. Hai bệnh này khiến nước nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do virus White Spot Syndrome Virus và vi khuẩn Bacteria White Spot Syndrome – BWSS gây nên. Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi, khi khi gặp thời thiết thay đổi và khi lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm.
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC HỒ NUÔITÔM VÀ
ĐOẠN SÔNG CHẢY QUA XÃ BÌNH NAM
3.2.1. Kết quả khảo sát chất lượng nước trước thời điểm thả tôm 3.2.1.1. Hàm lượng clorua 3.2.1.1. Hàm lượng clorua
Hàm lượng clo trong nước sông sau 3 lần khảo sát được biểu diễn theo biểu đồ hình 3.2.
47
Nước sông Nước hồ
Hình 3.2. Hàm lượng Cl- trong nước sông và hồ đợt I
Nhận xét:
Hàm lượng Cl-
trong nước sông và hồ nuôi tôm đều vượt giá trị cho phép theo QCVN 08:2008. Hàm lượng Cl- trong nước sông dao động trong khoảng 1048.5-1969.9 mg/l và đều đạt giá trị cao nhất sau 3 lần đo tại điểm s6. Hàm lượng Cl-
trong nước hồ nuôi tôm dao động từ 1078.4-2724.3 mg/l, cao nhất tại vị trí hồ nuôi số 2. Trước thời điểm nuôi tôm, hàm lượng Cl-
biến động cao như vậy có thể khẳng định hoạt động đào ao nuôi tôm làm hạ thấp mạch ngầm so với mực nước biển, gây nhiễm mặn đồng thời hàm lượng Cl-
là do bản chất nước sông Trường Giang là nước lợ, sông nằm trong vùng ven biển nên bị ảnh hưởng bởi độ mặn.
3.2.1.2. Hàm lượng chất dinh dưỡng N, P
a. Chỉ tiêu N-NH4+
Kết quả hàm lượng chất dinh dưỡng N-NH4+ trong nước sông và hồ sau 3 lần khảo sát trước thời điểm nuôi tôm được biểu diễn ở đồ thị hình 3.3.
Nước sông Nước hồ
Hình 3.3. Hàm lượng N-NH4
+ trong nước sông và hồ đợt I
0 500 1000 1500 2000 2500 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 lần 1 lần 2 lần 3 QCVN 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 h1 h2 h3 h4 h5 h6 lần 1 lần 2 lần 3 QCVN 0 0.2 0.4 0.6 0.8 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Lần 1 Lần 2 0 0.5 1 1.5 h1 h2 h3 h5 h4 h6 Lần 1 Lần 2
48
Nhận xét:
Hàm lượng N-NH4+
ở nước sông đều cao hơn QCVN 08:2008/BTNMT ở một số vị trí. Hàm lượng N-NH4+
cao nhất tại vị trí s1 (lần II), s2 (lần I), g2 (lần 1) và vượt tiêu chuẩn cho phép 1.4 lần. Hàm lượng N-NH4+
dao động trong khoảng 0,408-0,679 mg/l. Trước thời điểm nuôi tôm, hàm lượng N- NH4+ ở các vị trí vượt tiêu chuẩn chứng tỏ sông Trường Giang đã bị ô nhiễm.
Hàm lượng N-NH4+
trong hồ nuôi tôm sau 3 lần đo đợt I đều vượt quy chuẩn cho phép từ 1,6-1,7 lần. Hàm lượng N-NH4+
trong hồ nuôi tôm dao động trong khoảng 0.796-1.358 mg/l. Hàm lượng N-NH4+ thấp nhất trong hồ gấp 1,95 lần so với hàm lượng N-NH4+
thấp nhất của nước sông. Trước thời điểm nuôi tôm, hàm lượng N-NH4+
vượt quy chuẩn có nghĩa nước hồ nuôi tôm đã bị ô nhiễm chất dinh dưỡng và ô nhiễm hơn so với nước sông. Nguyên nhân do ảnh hưởng từ hoạt động nuôi tôm ở giai đoạn trước.
b. Chỉ tiêu N-NO3-
Kết quả hàm lượng N-NO3-
trong nước sông và hồ sau 3 lần khảo sát được biểu diễn theo đồ thị hình 3.4.
Hàm lượng N-NO3-
trong nước sông xấp xỉ với quy chuẩn cho phép ở các vị trí s1, s2, g1, g2, g3 và vượt quy chuẩn cho phép tại các vị trí s3, s4, s5, s6. Hàm lượng N-NO3- vượt quy chuẩn cho phép 1,02-1,4 lần. Hàm lượng N- NO3- dao động trong khoảng 9.78-13,6 mg/l. Hàm lượng N-NO3- thấp dần qua 3 lần đo và thấp nhất ở lần 3.
Nước sông Nước hồ
Hình 3.4. Hàm lượng N-NO3
-
trong nước sông và hồ đợt I
0 5 10 15 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Lần 1 Lần 2 0 5 10 15 20 h1 h2 h3 h4 h5 h6 Lần 1 Lần 2 Lần 3 QCVN
49 Hàm lượng N-NO3-
trong nước hồ vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1,26- 1,6 lần. Hàm lượng N-NO3- dao động từ 12.58-15.9mg/l, cao nhất tại vị trí h5 (lần III) và thấp nhất tại vị trí h1 (lần II).
Cũng như hàm lượng N-NH4+
, hàm lượng N-NO3- vượt quá quy chuẩn cho phép có nghĩa là nước sông đã bị ô nhiễm bởi chất dinh dưỡng nitơ.
c. Chỉ tiêu P-PO43-
Kết quả hàm lượng P-PO43-
trong nước sông và hồ sau 3 lần khảo sát được biểu diễn theo đồ thị hình 3.5.
Nước sông Nước hồ
Hình 3.5. Hàm lượng P-PO43-trong nước sông và hồ đợt I
Nhận xét:
Hàm lượng P-PO43-
trong nước sông sau 3 lần khảo sát đợt I đều vượt quy chuẩn cho phép trừ một số vị trí s1, s3, g1 (lần III) nhưng vượt thấp. Hàm lượng P-PO43-
dao động trong khoảng từ 0.206- 0.672 mg/l. Nước sông trước thời điểm nuôi tôm đã bị nhiễm PO43-
nhưng mức độ chưa đáng kể. Hàm lượng P-PO43-
trong hồ nuôi tôm sau 3 lần khảo sát đợt I đều vượt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng P-PO43-
thay đổi trong khoảng 0,486-0,9 mg/l. Hàm lượng cao nhất vượt quy chuẩn cho phép ở vị trí h3 (lần I) 3 lần.
3.2.1.3 Hàm lượng chất hữu cơ
a. Chỉ tiêu COD
Kết quả hàm lượng COD trong nước sông và hồ sau 3 lần khảo sát được biểu diễn theo đồ thị hình 3.6.
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 QCVN 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 h1 h2 h3 h4 h5 h6 Lần 1 Lần 2 Lần 3 QCVN
50
Nước sông Nước hồ
Hình 3.6. Hàm lượng COD trong nước sông và hồ đợt I Nhận xét:
Hàm lượng chất hữu cơ COD trong nước sông trước thời điểm nuôi tôm hầu như thấp hơn quy chuẩn cho phép, vượt quá quy chuẩn tại 4 vị trí s1, s2, g3, s5. Giá trị COD thay đổi trong khoảng 24,3-31,2 mg/l.
Hàm lượng chất hữu cơ COD trong hồ nuôi tôm hầu như vượt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng COD dao động trong khoảng 28,5-42,9 mg/l. Hàm lượng cao nhất gấp hàm lượng cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT là 2,75 lần.
b. Chỉ tiêu BOD5
Kết quả hàm lượng BOD5trong nước sông và hồ sau 3 lần khảo sát được biểu diễn theo đồ thị hình 3.7.
Nước sông Nước hồ
Hình 3.7. Hàm lượngBOD5 trong nước sông và hồ đợt I
0 5 10 15 20 25 30 35 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 QCVN 0 10 20 30 40 50 h1 h2 h3 h4 h5 h6 Lần 1 Lần 2 Lần 3 QCVN 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Lần 1 Lần 2 Lần 3 QCVN 0 10 20 30 40 h1 h2 h3 h4 h5 h6 Lần 1 Lần 2 Lần 3 QCVN
51
Nhận xét:
Hàm lượng chất hữu cơ BOD5 đều vượt quy chuẩn cho phép (trừ vị trí g1, g2) nhưng vượt nhẹ từ 1,04-1,35 lần so với quy chuẩn. Hàm lượng BOD5 thay đổi trong khoảng 13.97-20,28 mg/l. Ở những lần I, II, hàm lượng BOD5 xấp xỉ nhau và thấp hơn ở lần III.
Hàm lượng CHC BOD5 trong hồ nuôi tôm gần như vượt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng 19.38-29.34 mg/l. Hàm lượng cao nhất gấp hàm lượng cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT là 1.97 lần.
Hàm lượng BOD5 trong hồ nuôi tôm và sông đều vượt quy chuẩn cho phép cao hơn so với hàm lượng COD, điều này chứng tỏ nước trong hồ và sông đã ô nhiễm bởi những CHC sinh học dễ phân hủy.
3.2.2. Kết quả khảo sát chất lượng nước sau thời điểm thả tôm 3.2.2.1. Hàm lượng clorua 3.2.2.1. Hàm lượng clorua
Hàm lượng clo trong nước sông sau lần khảo sát đợt II được biểu diễn theo biểu đồ hình 3.8.
Nước sông Nước hồ
Hình 3.8. Hàm lượng Cl- trong nước sông và hồ đợt II
Nhận xét:
Hàm lượng Cl-
trong nước sông và hồ đều vượt giới hạn hàm lượng cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT. Hàm lượng Cl- trong nước sông dao động từ 2137.6-2357.7 mg/l và cao hơn hơn so với trước thời điểm nuôi tôm từ 1,2-2,04 lần. Hàm lượng Cl- trong hồ nuôi tôm dao động trong khoảng 1786.7-1946.2 mg/l, cao gấp 1,4-1,7 lần trước thời điểm thả tôm. Hàm lượng
0 500 1000 1500 2000 2500 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Đợt II QCVN 0 500 1000 1500 2000 2500 h1 h2 h3 h4 h5 h6 Đợt II QCVN
52
Cl- cao hơn nước hồ và tăng sau thời điểm thả tôm nên có thể kết luận nước sông nhiễm clo không phải từ hoạt động nuôi tôm mà tại thời điểm này, nhiệt độ tăng dẫn đến hàm lượng muối tăng có nghĩa là tăng hàm lượng clo vào mùa khô.
3.2.2.2. Hàm lượng chất dinh dưỡng
a. Chỉ tiêu N-NH4+
Kết quả hàm lượng chất dinh dưỡng N-NH4+ trong nước sông và hồ ở lần khảo sát đợt II sau thời điểm nuôi tôm được biểu diễn ở đồ thị hình 3.9.
Nước sông Nước hồ
Hình 3.9. Hàm lượng N-NH4+ trong nước sông và hồ đợt II
Chú thích:
- h1, h2: hồ nuôi tôm được 1,5 tháng; - h3, h4: hồ nuôi tôm được 2,5 tháng; - h5, h6: hồ nuôi tôm được 1 tuần.
Nhận xét:
Hàm lượng N-NH4+
trong nước sông và hồ sau thời điểm thả tôm đều vượt quá quy chuẩn cho phép và cao hơn hàm lượng N-NH4+
trong nước sông và hồ trước thời điểm thả tôm. Hàm lượng N-NH4+ trong nước sông dao động trong khoảng 0,81-0,93 mg/l, đạt giá trị cao nhất tại vị trí s3.
Hàm lượng N-NH4+
trong hồ nuôi tôm dao động trong khoảng 1,4- 1,91mg/l, vượt quy quy cho phép từ 2,8-3,8 lần. Hàm lượng N-NH4+
chiếm giá trị cao ở 2 hồ h3, h4, thấp hơn ở hồ h1, h2, h5, h6.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Đợt II QCVN 0 0.5 1 1.5 2 2.5 h1 h2 h3 h4 h5 h6 Đợt II QCVN
53
b. Chỉ tiêu N-NO3-
Kết quả hàm lượng N-NO3-
trong nước sông và hồ ở lần khảo sát đợt II sau thời điểm nuôi tôm được biểu diễn theo đồ thị hình 3.9.
Nước sông Nước hồ
Hình 3.10. Hàm lượng N-NO3
-
trong nước sông và hồ đợt II Nhận xét:
Hàm lượng N-NO3-
trong nước sông và hồ ở lần khảo sát đợt II sau thời điểm nuôi tôm đều vượt quy chuẩn cho phép ở tất cả vị trí, vượt 1,4-1,5 lần đối với nước sông và vượt 1,5-1,9 lần đối với nước hồ.
Hàm lượng N-NO3-
trong nước sông dao động trong khoảng 13,8-14,9 mg/l, biên độ dao động không lớn, cao nhất ở điểm s2. Hàm lượng N-NO3- trong nước hồ dao động trong khoảng 13,83-19,15 mg/l. Hàm lượng N-NO3- trong nước hồ cao nhất ở 2 điểm h3, h4, thấp dần ở 2 điểm h1, h2 và h5, h6. 3.11
c. Chỉ tiêu P-PO4 3-
Nước sông Nước hồ
Hình 3.11. Hàm lượng P-PO43- trong nước sông và hồ đợt II