Sự thay đổi các thông số môi trường nước hồ và sông qua đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm đến chất lượng nước sông Trường Giang chảy qua xã Bình Nam huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. (Trang 55 - 56)

đánh giá cảm quan và phỏng vấn người dân

Các thông số môi trường liên quan đến chất lượng nước mà người dân có thể nhận biết là pH, độ màu, mùi, độ đục, clo, sinh vật. Theo điều tra, người dân cho biết những thông số này biến động bất thường theo thời gian, theo ngày, theo mùa, theo thời vụ nuôi:

- pH: người dân xác định pH theo cách đo pH bằng thang màu và cho biết pH nước sông thấp hơn nước hồ, thường thấp khi có mưa và cao khi người dân xử lý hồ bằng vôi; pH thường biến động mạnh khi có hiện tượng phú dưỡng;

- Độ màu: Nước có màu xanh trong hơn nước biển trước khi thả tôm, ở giai đoạn tôm trưởng thành, màu nước chuyển sang xanh lơ, xanh lục hoặc đỏ do thường xuyên xuất hiện phú dưỡng;

- Độ đục: Độ đục biến đổi cùng với độ màu, nước chuyển sang màu khác bình thường cũng là lúc độ đục tăng. Nước hồ nuôi và sông thường bị đục khi bơm xả thay nước, khi xả bùn;

- Clo: Thông qua việc đo độ mặn bằng ống đo độ mặn người dân trong vùng nuôi tôm sẽ xác định được hàm lượng ion clo. Hàm lượng clo liên hệ với độ mặn qua biểu thức:

S‰ = 0,030 + 1,8050 Cl‰

Trong đó: S‰ là độ mặn, Cl‰ là độ clo.

- Sinh vật sống trong ao, sông: Sự mất dần các loài ưu thế và thay vào đó là các loài ngoại lai đang làm mất cân bằng sinh thái. Một số loài cá, tôm có giá trị như cá chép, cá giết, cá bống, cá mốm, tôm càng, tôm đất… càng hiếm hoặc mất hẳn, ngược lại cá rô phi, loài cá chủ yếu sống tốt nơi nước bị ô

45

nhiễm lại chiếm ưu thế nhất. Ở thời điểm tôm phát triển, khi hiện tượng sục tảo (hiện tượng phú dưỡng) xảy ra thì tôm cá chết hàng loạt, nổi trắng sông.

Hình 3.1. Cá chết trên sông Trường Giang

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm đến chất lượng nước sông Trường Giang chảy qua xã Bình Nam huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam. (Trang 55 - 56)