Quảng Nam [6, 9]
Thăng Bình có hơn 25 km bờ biển thuộc 4 xã: Bình Minh, Bình Dương, Bình Nam, Bình Hải, có hệ thống sông Trường Giang chạy dọc theo phía Tây. Diện tích tự nhiên khoảng 71,05 km2 chiếm 18% tổng diện tích toàn huyện, trong đó có các dải cát nhiễm mặn với diện tích khoảng 7.105 ha. Dọc theo sông Trường Giang có diện tích mặt nước khoảng 260 ha, thuận lợi để đưa vào quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản. Huyện đã thực hiện quy hoạch ngắn hạn khu nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát vùng ven biển với diện tích 90,03 ha. Ngoài ra còn có khoảng 500 ha đất trồng lúa bị nhiễm mặn có thể chuyển sang nuôi thủy sản nước lợ.
Bình Nam nằm trong 4 xã của huyện Thăng Bình hình thành nghề nuôi tôm dọc sông Trường Giang từ lâu. Nuôi tôm trở thành nghề chính ở hầu hết các hộ gia đình. Không chỉ dừng lại ở nuôi tôm dọc sông mà xã còn tiến hành nuôi tôm trên cát ven biển, góp phần đem lại thu nhập cao.
30
Trước lợi nhuận đem lại, người dân ào ạt nuôi, khai thác đất trái phép, chiếm lòng sông, nạo vét cát dọc ven biển để làm hồ nuôi khiến cho chất lượng nước sông suy giảm. Cùng với nước hồ nuôi tôm nhiễm bẩn nhưng xã vẫn chưa có hệ thống xử lý chất thải, nước trong hồ xả thẳng ra sông rồi lại được bơm hút vào hồ nên tình trạng sông bị nhiễm nặng càng trầm trọng. Nguồn nước sông Trường Giang bị ô nhiễm là nguyên nhân chính làm phát sinh và lây lan dịch bệnh cho tôm, cá,,... làm cho nguồn nước ngầm mạch nông tại các khu vực nuôi tôm trên cát bị nhiễm mặn, vi sinh vật, CHC. Bên cạnh đó, diện tích rừng phòng hộ giảm dần do bị chặt phá lấy đất làm hồ nuôi.
Tuy nhiên, thực trạng trên vẫn không được cải thiện do sự kiểm soát không chặt chẽ của các ngành, cơ quan chức năng; ý thức ham lợi nhuận của người dân và vấn đề môi trường không được chú trọng. Nước càng bị ô nhiễm nên tình hình nuôi tôm cũng giảm sút, nhiều diện tích hồ nuôi đã bị bỏ hoang.
31
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU