3.2.2.1. Hàm lượng clorua
Hàm lượng clo trong nước sông sau lần khảo sát đợt II được biểu diễn theo biểu đồ hình 3.8.
Nước sông Nước hồ
Hình 3.8. Hàm lượng Cl- trong nước sông và hồ đợt II
Nhận xét:
Hàm lượng Cl-
trong nước sông và hồ đều vượt giới hạn hàm lượng cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT. Hàm lượng Cl- trong nước sông dao động từ 2137.6-2357.7 mg/l và cao hơn hơn so với trước thời điểm nuôi tôm từ 1,2-2,04 lần. Hàm lượng Cl- trong hồ nuôi tôm dao động trong khoảng 1786.7-1946.2 mg/l, cao gấp 1,4-1,7 lần trước thời điểm thả tôm. Hàm lượng
0 500 1000 1500 2000 2500 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Đợt II QCVN 0 500 1000 1500 2000 2500 h1 h2 h3 h4 h5 h6 Đợt II QCVN
52
Cl- cao hơn nước hồ và tăng sau thời điểm thả tôm nên có thể kết luận nước sông nhiễm clo không phải từ hoạt động nuôi tôm mà tại thời điểm này, nhiệt độ tăng dẫn đến hàm lượng muối tăng có nghĩa là tăng hàm lượng clo vào mùa khô.
3.2.2.2. Hàm lượng chất dinh dưỡng
a. Chỉ tiêu N-NH4+
Kết quả hàm lượng chất dinh dưỡng N-NH4+ trong nước sông và hồ ở lần khảo sát đợt II sau thời điểm nuôi tôm được biểu diễn ở đồ thị hình 3.9.
Nước sông Nước hồ
Hình 3.9. Hàm lượng N-NH4+ trong nước sông và hồ đợt II
Chú thích:
- h1, h2: hồ nuôi tôm được 1,5 tháng; - h3, h4: hồ nuôi tôm được 2,5 tháng; - h5, h6: hồ nuôi tôm được 1 tuần.
Nhận xét:
Hàm lượng N-NH4+
trong nước sông và hồ sau thời điểm thả tôm đều vượt quá quy chuẩn cho phép và cao hơn hàm lượng N-NH4+
trong nước sông và hồ trước thời điểm thả tôm. Hàm lượng N-NH4+ trong nước sông dao động trong khoảng 0,81-0,93 mg/l, đạt giá trị cao nhất tại vị trí s3.
Hàm lượng N-NH4+
trong hồ nuôi tôm dao động trong khoảng 1,4- 1,91mg/l, vượt quy quy cho phép từ 2,8-3,8 lần. Hàm lượng N-NH4+
chiếm giá trị cao ở 2 hồ h3, h4, thấp hơn ở hồ h1, h2, h5, h6.
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Đợt II QCVN 0 0.5 1 1.5 2 2.5 h1 h2 h3 h4 h5 h6 Đợt II QCVN
53
b. Chỉ tiêu N-NO3-
Kết quả hàm lượng N-NO3-
trong nước sông và hồ ở lần khảo sát đợt II sau thời điểm nuôi tôm được biểu diễn theo đồ thị hình 3.9.
Nước sông Nước hồ
Hình 3.10. Hàm lượng N-NO3
-
trong nước sông và hồ đợt II Nhận xét:
Hàm lượng N-NO3-
trong nước sông và hồ ở lần khảo sát đợt II sau thời điểm nuôi tôm đều vượt quy chuẩn cho phép ở tất cả vị trí, vượt 1,4-1,5 lần đối với nước sông và vượt 1,5-1,9 lần đối với nước hồ.
Hàm lượng N-NO3-
trong nước sông dao động trong khoảng 13,8-14,9 mg/l, biên độ dao động không lớn, cao nhất ở điểm s2. Hàm lượng N-NO3- trong nước hồ dao động trong khoảng 13,83-19,15 mg/l. Hàm lượng N-NO3- trong nước hồ cao nhất ở 2 điểm h3, h4, thấp dần ở 2 điểm h1, h2 và h5, h6. 3.11
c. Chỉ tiêu P-PO4 3-
Nước sông Nước hồ
Hình 3.11. Hàm lượng P-PO43- trong nước sông và hồ đợt II
0 5 10 15 20 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Đợt II QCVN 0 5 10 15 20 25 h1 h2 h3 h4 h5 h6 Đợt II QCVN 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Đợt II QCVN 0 0.5 1 1.5 2 2.5 h1 h2 h3 h4 h5 h6 Đợt II QCVN
54 Kết quả hàm lượng P-PO43-
trong nước sông và hồ ở lần khảo sát đợt II sau thời điểm nuôi tôm được biểu diễn theo đồ thị hình 3.11.
Nhận xét:
Hàm lượng P-PO43-
trong nước sông và hồ ở lần khảo sát đợt II sau thời điểm nuôi tôm đều vượt quy chuẩn cho phép, vượt 2,1-2,8 lần đối với sông và 2,83-4,1 lần đối với hồ nuôi tôm.
Hàm lượng P-PO43-
trong nước sông dao động trong khoảng 0,63-0,83 mg/l, cao nhất ở vị trí s1, thấp nhất ở vị trí s6. Hàm lượng P-PO43-
tại các vị trí g1, g2, g3 thấp hơn tại các vị trí s1, s2, s3, s4 cho thấy càng ra xa sự ô nhiễm do ảnh hưởng từ nước thải nuôi tôm càng giảm.
Hàm lượng P-PO43-
trong hồ nuôi tôm dao động trong khoảng 0,85-1,23 mg/l. Hàm lượng P-PO43-
cao ở 2 vị trí h3, h4 và thấp dần ở h1, h2 và h5, h6.
3.2.2.3. Hàm lượng chất hữu cơ
a. Chỉ tiêu COD
Kết quả hàm lượng COD trong nước sông và hồ sau ở lần khảo sát đợt II sau thời điểm thả tôm được biểu diễn theo đồ thị hình 3.12.
Nước sông Nước hồ
Hình 3.12. Hàm lượng COD trong nước sông và hồ đợt II Nhận xét:
Hàm lượng COD sau thời điểm thả tôm đều vượt quy chuẩn cho phép ở cả nước sông và hồ, vượt 1,4-2 lần đối với nước sông và 1,8-3,2 lần đối với hồ nuôi tôm. 0 10 20 30 40 50 60 70 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Đợt II QCVN 0 20 40 60 80 100 120 h1 h2 h3 h4 h5 h6 Đợt II QCVN
55
Hàm lượng COD trong nước sông dao động 41,69-58,44 mg/l, biên độ dao động nhỏ. Hàm lượng COD cao nhất ở vị trí s5 và thấp hơn ở các vị trí giữa sông g1, g2, g3. Hàm lượng COD sau thời điểm nuôi trong sông cao gấp 1,7-1,9 lần so với trước thời điểm thả tôm.
Hàm lượng COD trong hồ nuôi tôm dao động 52,77-96.04 mg/l, biên độ dao động lớn. Hàm lượng COD tăng mạnh ở 2 vị trí h4, h5 và giảm mạnh ở 2 vị trí h5, h6. Hàm lượng COD sau thời điểm thả trong hồ nuôi tôm cao gấp 1,9-2,3 lần trước thời điểm thả tôm.
b. Chỉ tiêu BOD5
Kết quả hàm lượng BOD5trong nước sông và hồ ở lần khảo sát đợt II sau thời điểm nuôi tôm được biểu diễn theo đồ thị hình 3.13.
Nước sông Nước hồ
Hình 3.13. Hàm lượngBOD5 trong nước sông và hồ đợt II
Nhận xét:
Hàm lượng BOD5trong nước sông và hồ ở lần khảo sát đợt II sau thời điểm nuôi tôm đều vượt quy chuẩn cho phép, vượt 1,4-3,4 lần đối với nước sông và 2,2-4,4 lần đối với nước hồ nuôi tôm. Hàm lượng BOD5 cao nhất trong hồ gấp 1,8 lần hàm lượng BOD5 cao nhất trong nước sông.
Hàm lượng BOD5trong nước sông dao động trong khoảng 20,63-35.39 mg/l, cao gấp 1,5-1,9 lần so với thời điểm trước nuôi tôm. Hàm lượng BOD5 cao nhất ở vị trí s4 và thấp nhất tại vị trí g3. Càng ra giữa sông, càng xa hồ thì khả năng ảnh hưởng từ hoạt động nuôi tôm càng giảm.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 s1 s2 s3 s4 s5 s6 g1 g2 g3 Đợt II QCVN 0 10 20 30 40 50 60 70 h1 h2 h3 h4 h5 h6 Đợt II QCVN
56
Hàm lượng BOD5trong hồ nuôi tôm dao động trong khoảng 32.64-65.4 mg/l, cao gấp 1,7-2,3 lần so với trước thời điểm thả tôm. Hàm lượng BOD5 tập trung nhiều nhất tại vị trí h3, h4, thấp dần ở vị trí h1, h2 và thấp nhất ở 2 vị trí h5, h6.
Kết luận:
- Trước thời điểm nuôi tôm hàm lượng clo cả nước sông và hồ đều vượt quá giới hạn nồng độ cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT; hàm lượng chất dinh dưỡng, hàm lượng hữu cơ vượt ở một số điểm nhưng vượt không lớn.
- Sau thời điểm thả tôm: hàm lượng clo, hàm lượng chất dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ đều vượt giới nồng độ cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT ở tất cả vị trí sông, hồ nuôi tôm, vượt mạnh hơn so với trước thời điểm thả tôm. Hàm lượng chất dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ sau thời điểm thả tôm tại các vị trí h3, h4 (giai đoạn tôm phát triển mạnh nhất) luôn chiếm giá trị cao hơn so với vị trí h1, h2 (giai đoạn tôm phát triển) và h5, h6 (giai đoạn tôm mới thả).
Như vậy có thể nhận thấy hàm lượng chất dinh dưỡng, hàm lượng chất hữu cơ cao là do dư lượng thức ăn thừa, vỏ tôm lọt xác, xác chết của tôm, cá, nguyên sinh động vật trong hồ nuôi tôm, chất thải, chất bài tiết từ tôm, bùn đáy sinh ra trong quá trình nuôi và cuối vụ. Tại thời điểm tôm sinh trưởng, phát triển, khả năng gây ô nhiễm từ hoạt động nuôi tôm là cao nhất. Điều này có thể khẳng định tôm càng phát triển thì hàm lượng chất dinh dưỡng càng cao, nguyên nhân là do trong giai đoạn tôm phát triển, lượng thức ăn đầu vào cao, lượng chất thải của tôm thải ra lớn.
57
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát chất lượng nước đợt II
Thông số pH DO SS Cl- N- NH4 + N- NO3 - P- PO4 3- COD (Cr) BOD5 Đợt II (10/04) vị trí Đơn vị ─ mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l Ao nuôi tôm Min 7.11 2.5 164.8 1828.3 1.24 13.83 0.85 53 33 TB 7.28 3.9 181.1 1879.2 1.54 16.45 1.45 72 47 Max 7.55 5.2 197.9 1946.2 1.91 19.15 2.31 96 65 Sông hai bên bờ Min 6.70 3.6 201.4 2137.6 0.71 13.80 0.63 51 31 TB 7.02 5.4 247.2 2270.4 0.85 14.36 0.75 55 33 Max 7.20 7.2 291.6 2370.7 0.93 14.90 0.83 58 35 Giữa sông Min 6.75 5.7 177.6 2121.7 0.73 14.20 0.69 40 21 TB 6.93 6.1 212.1 2231.7 0.81 14.46 0.71 42 22 Max 7.08 6.4 269.8 2321.7 0.90 14.90 0.73 43 23 QCVN 08:2008 5,5-9 >= 4 50 600 0,5 10 0,3 30 15 3.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.3.1. Kiểm soát chất lượng nước hồ trong quá trình nuôi tôm 3.3.1.1. Kiểm soát pH 3.3.1.1. Kiểm soát pH
Thông thường, pH thường được người nuôi tôm kiểm soát bằng cách theo dõi qua cách đo bằng bảng màu. Nước hồ nuôi, nước sông sau khi lấy vào bình pH được nhỏ từ 1-2 giọt dung dịch gây màu sau đó đối chiếu với thang đo.
58
Hình 3.14. Xác định pH bằng bảng màu
pH trong nước ngoài sự phụ thuộc vào thời điểm tôm phát triển, thời gian trong ngày, lượng nước mưa mà còn phụ thuộc vào tảo trong ao. Hồ không có tảo hoặc có tảo chết hàng loạt thì pH thấp. Ngược lai, hồ có tảo quá đậm, pH dao động mạnh trong ngày, đặc biệt pH vào buổi chiều lên cao làm gia tăng độ độc của NH3. Nếu pH thấp sẽ tăng cường bón vôi, rãi vôi xung quanh bờ. Theo kết quả khảo sát ở trên, trong quá trình nuôi pH nằm trong giá trị hàm lượng chất ô nhiễm cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT nên việc kiểm soát pH chỉ cần được duy trì như vậy là tốt.
3.3.1.2. Kiểm soát thức ăn
Tôm chỉ hấp thụ được khoảng 80%, phần còn lại sẽ đi vào môi trường và gây ô nhiễm cho nguồn nước. Phần thức ăn thừa ảnh hưởng nhiều đến nguồn nước, đặc biệt là làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng do thành phần chứa nhiều đạm.
59
Hình 3.15. Chuyển hóa thức ăn trong hồ nuôi tôm
Thức ăn vừa ảnh hưởng đến chất lượng sản lượng tôm, vừa ảnh hưởng đến chất lượng nước. Cần chọn loại thức ăn, thời điểm cho ăn thích hợp sao cho tôm có thể tiêu thụ nhanh nhất, hiệu quả nhất để giảm lượng dư thừa. Thường xuyên quan sát khả năng tiêu
thụ thức ăn của tôm bằng cách lặn dưới đáy hoặc theo dõi qua vó tôm. Đối với giai đoạn tôm bệnh, tôm suốt ăn, cần giảm lượng thức ăn hoặc trong giai đoạn tôm phát triển không nên rải quá nhiều thức ăn để ép tôm.
3.3.1.3. Kiểm soát mật độ tôm
Mục đích của kiểm soát mật độ tôm là kiểm soát lượng thức ăn thừa, oxy hòa tan, lượng chất dinh dưỡng, mầm bệnh,… Tôm dày dễ xảy ra dịch bệnh, nước hồ dễ bị nhiễm bẩn. Do đó, mật độ tôm cần phải vừa đủ, không được quá 100 con/m2.
- Nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn gây hại;
-khí độc (NH3, NO2, H2S); - Mùi hôi; - Tảo phá tritển. 100 kg Thức ăn 80 kg thức ăn 30 kg vào tôm 70 kg nước 100 kg tôm 70 kg CHC (28 kg protein, 4kg béo, 30 kg vitamin, 0,2 kg khoáng, 0,2 kg vitamin, 2,1 kg xơ, 5 kg khác). 20 kg thức ăn thừa 50 kg chất thải
60
3.3.1.4. Sục khí
Đối với mỗi hồ nuôi tại xã đều đặt máy sục khí, thường là 1 máy gần với bờ, thời gian hoạt động khoảng từ 19h hôm nay đến 7 giờ sáng hôm sau. Máy sục khí có vai trò:
- Cung cấp oxy hòa tan cho tôm sinh sống, tăng cường quá trình oxy hóa các chất hữu cơ;
- Tập trung chất thải vào khu vực giữa ao; tạo những khu vực có ít chất thải hoặc không có chất thải thuận lợi cho hoạt động sống và bắt mồi của tôm, thuận lợi cho quá trình cho ăn, tăng sức khỏe trên tôm. Đồng nhất chất lượng nước tại mọi điểm và mọi tầng nước trong ao. Điều này giúp hệ sinh vật trong hồ (vi sinh có ích) phát triển ổn định hơn, giúp chất lượng nước ổn định hơn trong mọi điều kiện biến động thời tiết - biến động trong hồ nuôi; phóng thích lớp khí độc khỏi tầng đáy do dòng chảy xáo trộn tất cả các tầng nước;
- Hạn chế sự phân tầng nước trong hồ khi nắng gắt hoặc mưa dầm. Thuận lợi cho những hoạt động xử lý thuốc và hóa chất trong ao;
- Kích thích tôm ăn nhiều, đánh tan thức ăn, giảm lượng thức ăn dư thừa. Ở thời điểm xảy ra hiện tượng sục tảo, máy sục khí thường hoạt động mạnh để thúc đẩy hoạt động của vi sinh trong hồ nhằm giảm hàm lượng chất dinh dưỡng.
Máy sục khí hết sức cần thiết với mỗi hồ nuôi, đảm bảo được chất lượng nước trong hồ tốt cũng chính là bảo đảm được chất lượng nước cho sông Trường Giang. Tuy nhiên, do điều kiện nên tại mỗi hồ vẫn chỉ đặt một máy, trường hợp hồ nuôi đặt 2, 3 máy là rất hiếm. Vì vậy, cần tăng số lượng máy sục khí ở mỗi ao. Ở thời tôm phát triển, lúc xảy ra hiện tượng sục tảo nên cho máy hoạt động cả vào ban ngày, không nhất thiết chỉ vào ban đêm hay buổi sáng.
61
Hình 3.17. Máy sục khí đang hoạt động
Chất thải và bùn đáy sau khi tập trung tại giữa hồ được xả ra từ cống hoặc được bơm trực tiếp vào sông Trường Giang sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, phá hủy môi trường. Vì vậy, tại mỗi hồ cần đặt cống xả trung tâm ở nơi bùn đáy tập trung trong quá trình sục khí, tức ống xả cặn ở trung tâm của ao. Những hồ có hệ thống xả này, trong suốt quá trình nuôi, chất thải thường xuyên được hút ra, đáy hồ sạch hơn và hàm lượng ôxy hòa tan cao hơn. Có sử dụng cống xả bằng ống nhựa dẻo hút thủ công chất thải từ trung tâm của hồ nuôi ra ngoài hoặc cách thứ hai có thể hiệu quả hơn là dùng máy hút chất lắng, cặn ở chỗ trũng của trung tâm hồ nuôi, đưa tới hồ chứa chất thải.
3.3.1.5. Xử lý bằng chế phẩm vi sinh
Ở tất cả các hồ nuôi tại xã đều sử dụng các hóa chất hay chế phẩm sinh học để xử lý nước hồ bị ô nhiễm, khử trùng mầm bệnh. Riêng với chế phẩm sinh học được người dân dùng nhiều hơn do nhiều ưu điểm nổi trội hơn như vừa có tác dụng xử lý vừa kích thích sự phát triển của tôm và giảm chi phí trong nuôi trồng.
Các CPSH bao gồm các chủng vi sinh vật sống có lợi như nhóm: Bacillus sp, Lactobacilus sp, Notrosomonas sp, Nitrobacter sp, Clostridium sp,… Các CPSH có tác dụng tạo thức ăn tự nhiên, kích thích tiêu hóa của cá, tôm trong ao; nâng cao khả năng miễn dịch của tôm cá; ức chế sự hoạt động và phát
62