B. PHẦN NỘI DUNG:
2.2.3. Nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa âm nhạc
Về cơ bản, phương pháp dạy học hát dân ca Quảng Nam cũng giống như dạy học các bộ môn khác. Do đó, phương pháp dạy học hát dân ca Quảng Nam cũng được hiểu là cách thức, con đường hoạt động của thày nhằm giúp cho trò nắm vững kiến thức cơ bản về dân ca, kĩ năng hát, đọc nhạc, trình diễn, khả năng cảm thụ và sáng tạo lời mới hoặc bài dân ca mới. Dạy học hát dân ca Quảng Nam hiệu quả nhất là có thể đưa vào chương trình ngoại khóa, tổ chức các hoạt động ngoại khóa nội dung của phương pháp dạy học hát dân ca. Cách thức tổ chức trong dạy hát học dân ca ở trường TH có nhiều điểm khác với cách thức tổ chức dạy học các môn tự nhiên hay xã hội. HS tuổi đời còn trẻ, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống, do đó dù GV có gợi mở thì HS vẫn bỡ ngỡ trong việc tiếp cận với bài dân ca ở các phương diện giai điệu, nhịp điệu âm nhạc, lời ca, ngữ điệu, tính chất âm nhạc… Chính vì thế nên khi dạy học hát dân ca, mà luôn lấy HS là trung tâm thì đây là một điều sai lầm. Mặc dù trên con đường của phương pháp vẫn diễn ra hai hoạt động là dạy và học, nhưng hoạt động dạy của người thày luôn có tính chủ đạo, hiệu quả sẽ mang lại như mong muốn, nếu GV chọn đúng phương pháp để dạy, HS phải là người có năng khiếu âm nhạc và biết chọn đúng phương pháp để học. GV phải hát trước cả bài rồi dạy hát từng câu, phải nắn chỉnh cho các em hát chuẩn về mặt giai điệu của bài dân ca, tổ chức trò chơi phù hợp cho các em , Bên cạnh đó, một điều không kém phần quan trọng là GV còn phải chỉnh về cách phát âm sao cho vừa phù hợp với ngôn ngữ địa phương, vừa phù hợp với ngôn ngữ phổ thông. Như vậy, trong mối quan hệ dạy - học có sự ràng buộc mang tính hai chiều này, thì trong dạy hát dân ca, hoạt động dạy của thầy tất yếu phải được đặt lên vị trí hàng đầu và giữ vai trò quan trọng tạo cho học sinh hứng thú trong giờ ngoại khóa cũng như kĩ năng hát dân ca.