Hội diễn văn nghệ:

Một phần của tài liệu Đưa dân ca Quảng Nam vào dạy học âm nhạc ngoại khóa cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Mính Viên – huyện Tiên Phước (Trang 33 - 37)

B. PHẦN NỘI DUNG:

2.4.5Hội diễn văn nghệ:

Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua học tập và phong trào của Đội. Song song với việc thực hiện các hoạt động thi đua như: “Xây dựng tháng học tố”, “Phong trào hoa điểm 10”, “Thi đua vở sạch chữ đẹp” thì nhà chúng tôi kết hợp với nhà trường tổ chức chương trình văn nghệ “ Khúc dân ca quê hương” với mục đích dùng lời ca tiếng hát gửi đến thầy cô, hướng cho học sinh nhớ đến truyền thống uống nước nhớ nguồn,tôn sư trọng đạo, nhớ đến công ơn của thầy cô.

- Bước 1: Chuẩn bị hoạt động và lên kế hoạch:

Sau khi đã xác định được mục đich, ý nghĩa của chương trình văn nghệ , cần xác định loại hình cụ thể là thi hát về lý Huế “ Khúc dân ca quê hương” hướng tới ngày 20/11.

Quy mô chương trình: tất cả các khối của trường Tiểu học Mính Viên + Tính chất cuộc thi: văn nghệ vui tươi hướng tới ngày 20/11.

+ Thời gian : ngày 20/11/2019. + Địa điểm tổ chức: sân trường.

+ Thành phần tham dự: tất cả học sinh của trường.

Mỗi lớp sẽ tập 2 tiết mục văn nghệ, những bài hát về dân ca, đặc biệt là Lý thuộc dân ca Quảng Nam để tham gia thi văn nghệ, có thể cải biên những bài Lý hợp chủ đề văn nghệ . Thành phần BTC gồm: Ban giám khảo, người dẫn chương trình( là một em học sinh có chất giọng hay, ăn nói lưu loát), bộ phận phục vụ( các em nam học sinh không tham gia trong những tiết mục văn nghệ), âm thanh ánh sáng( hợp đồng thuê ngoài).

+ Phương tiện phục vụ: sân khấu, phông màn, maket của chương trình- Hội diễn văn nghệ Khúc dân ca quê hương, chào mừng ngày 20/11.Bàn ghế cho Ban giám khảo, khách mời, nghế ngồi cho các khán giả( các em học sinh)

+ Dự trù kinh phí: tùy theo quy mô chương trình.

- Bước 2: Phổ biến chương trình

Sau khi lên kế hoạch, xin ý kiến chỉ đạo của BGH nhà trường, những đóng góp ý kiến của các thầy cô bộ môn, chủ nhiệm, cán bộ đoàn. Vào ngày 1/11, vào buổi chào cờ, giáo viên âm nhạc phổ biến cho các em học sinh của các lớp về việc chuẩn bị các tiết mục tham gia văn nghệ hướng tới ngày kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam 20/11, với chủ đề “ Khúc dân ca quê hương”, mỗi lớp sẽ chuẩn bị 2 tiết mục hát về dân ca Quảng Nam, trong đó có những bài lý các em đã được học ở những buổi ngoại khóa trước.

Sau khi phổ biến cho học sinh toàn trường và toàn thể cán bộ giáo viên, tích cực đốc thúc tập luyện việc thi văn nghệ đến từng các lớp.

Trước khi chương trình được diễn ra, giáo viên âm nhạc kết hợp với giáo viên chủ nhiệm có một buổi tổng duyệt, để có thể góp ý, sửa lỗi cho các tiết mục để chương trình có thể hoàn chỉnh hơn.

- Bước 3: Tiến hành chương trình:

Lưu ý: Trước khi bước vào chương trình, các thầy cô, cán bộ đoàn, các học sinh nằm trong khâu hậu cần phải có khâu chuẩn bị kỹ càng, thường trực ở chương trình để giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh.

Nhắc nhở các tiết mục theo thứ tự và chuẩn bị trang phục, đạo cụ để tham gia biểu diễn…

- Khai mạc chương trình:

MC: (học sinh có giọng hay, nói lưu loát): nói sơ về chương trình, mục đích, ý nghĩa, giới thiệu thành phần Ban giám khảo, khách mời, tham dự, mời một bạn học sinh đại diện cho 5 khối (đã chuẩn bị từ trước) lên phát biểu cảm nghĩ về ngày 20/11 và gửi lời chúc mừng đến thầy cô.

- Bắt đầu chương trình văn nghệ thứ tự các khối. - Bế mạc chương trình

MC mời người đại diện cho BTC lên phát biểu cảm nghĩ, ý kiến về cuộc thi, nêu ra những mặt được và chưa được của các tiết mục hát dân ca, Lý để cho các em có thể rút kinh nghiệm và phát huy được khả năng hát lý đặc trưng của dân ca Quảng Nam.

MC mời đại diện BGK lên đọc quyết định, công bố giải thưởng cho các tiết mục đã thể hiện xuất sắc những bài Lý

- Rút kinh nghiệm

Để lần sau tổ chức tốt hơn, sau mỗi chương trình văn nghệ nên có buổi họp rút kinh nghiệm. Thành phần tham gia, nhân sự BTC, các bộ phận. Nội dung nêu lên những mặt tốt và hạn chế, bài học kinh nghiệm cần phát huy hay khắc phục.

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

Sau khi tổ chức thực nghiệm chương trình văn nghệ tại trường Tiểu học Mính Viên tôi thực thiện việc tiến hành khảo sát, trưng cầu ý kiến của học sinh, BGH nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh trong việc đưa những bài lý vào chương trình văn nghệ ở các buổi ngoại khóa.Tôi đã thu được kết quả như sau:

* Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến dành cho BGH nhà trường, giáo viên và phụ huynh (100 phiếu).

Câu 1. Việc đưa lý trong Dân ca Quảng Nam vào chương trình văn nghệ ở các buổi ngoại khóa có cần thiết, bổ ích hay không?

40% Rất cần thiết 50% Cần thiết

10% Không cần thiết

Câu 2. Việc đưa lý trong Dân ca Quảng Nam vào chương trình văn nghệ ở các buổi ngoại khóa có được BGH nhà trường, giáo viên và phụ huynh quan tâm hay không?

50% Rất quan tâm 45% Quan tâm 5% Không chú trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 3. Theo thầy cô và các bậc phụ huynh, Việc đưa lý trong Dân ca Quảng Nam vào chương trình văn nghệ ở các buổi ngoại khóa mang lại lợi ích gì ?

30% Giáo dục thẩm mỹ và đạo đức 25% Phát triển trí tuệ và thể chất 40% Cả 2 ý trên

5% Không mang lại lợi ích

Câu 4. Việc đưa lý trong Dân ca Quảng Nam vào chương trình văn nghệ ở các buổi ngoại khóa có ảnh hưởng gì đến chất lượng và giờ học của các bộ môn khác không ?

90% Không

6% Ảnh hưởng nhưng ít 4% Có

Câu 5. Theo thầy cô và bậc phụ huynh, Việc đưa lý trong Dân ca Quảng Nam vào chương trình văn nghệ ở các buổi ngoại khóa có vai trò như thế nào ?

75% Rất quan trọng, không thể thiếu 20% Bình thường

5% Không quan trọng

Câu 6. Theo thầy cô và bậc phụ huynh, có nên bỏ việc đưa lý trong Dân ca Quảng Nam vào chương trình văn nghệ ở các buổi ngoại khóa không ?

95% Không nên bỏ 5% Nên bỏ

* Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến dành cho học sinh (100 phiếu)

Câu 1. Các em có thích học hát lý trong Dân ca Quảng Nam không ? 80% Thích

10% Bình thường 10% Không thích

Câu 2.Các em có thích hoạt động văn nghệ ở các buổi ngoại khóa do trường phát động không ?

70% Thích

20% Bình thường 10% Không quan tâm 0% Không thích

Câu 3. Các em có thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ ở buổi ngoại khóa không ?

80% Thường xuyên 15% Ít khi

5% Không tham gia

Câu 4. Cảm nhận của các em khi đưa lý trong Dân ca Quảng Nam vào các chương trình văn nghệ ở các buổi hoạt động âm nhạc ngoại khóa ?

85% Rất hay 10% Bình thường 5% Không hay lắm 0% Dở

Một phần của tài liệu Đưa dân ca Quảng Nam vào dạy học âm nhạc ngoại khóa cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Mính Viên – huyện Tiên Phước (Trang 33 - 37)