Tổ chức trò chơi âm nhạc mang tính chất vui hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu Đưa dân ca Quảng Nam vào dạy học âm nhạc ngoại khóa cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Mính Viên – huyện Tiên Phước (Trang 28 - 30)

B. PHẦN NỘI DUNG:

2.4.2.Tổ chức trò chơi âm nhạc mang tính chất vui hoạt động ngoại khóa

Đây là mục đích chơi mà học, các trò chơi âm nhạc là hoạt động gần gũi với học sinh, nhưng nếu trò chơi không có sự sáng tạo thì nó sẽ trở nên nhàm chán,không hứng thú đối với học sinh. Do đó, giáo viên cần có sự sáng tạo đối với từng trò chơi cho phù hợp sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh, sau đây là một số trò chơi âm nhạc mang tính vui hoạt mà chúng tôi đã có dịp được thực nghiệm tại trường Tiểu học Mính Viên

- Thi hát lý:

Cho các em hát lý đan xen vào chương trình biểu diễn của lớp mình, trong các đợt thi văn nghệ chào mừng các ngày lễ như 20/10, 20/11, 8/3, 26/3,…

+ Hình thức biểu diễn có thể là hát đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, tùy theo tính chất mỗi bài Lý

+ Các em cũng có thể dàn dựng thêm các động tác múa minh họa phù hợp với nội dung bài hát cho thêm phần sinh động tùy vào khả năng của các em. Giáo viên âm nhạc có thể tham gia đóng góp ý kiến để các em có thể dàn dựng những tiếc mục đặc sắc và sáng tạo.

- Thi nghe nhạc đoán tên bài Lý trong dân ca Quảng Nam:

Sau khi nghe học sinh biểu diễn các tiết mục văn nghệ của lớp, phần thi nghe nhạc đoán tên bài lý sẽ được tổ chức. Ban tổ chức sẽ mở một đoạn băng nhạc một bài lý bất kỳ nào đó, học sinh sẽ chú ý lắng nghe, sau đó đại diện của từng lớp sẽ lên trả lời lên bài hát vừa được nghe. Nếu đại diện của các lớp không trả lời được thì quyền trả lời sẽ được nhường lại cho các khán giả ( là những học sinh ngồi bên

dưới). Phần thưởng cho khán giả trả lời đúng tên bài lý sẽ là một đĩa CD những bài dân ca hoặc một quyển sách về dân ca Huế.

Đây là một hoạt động rất tốt, nó tăng cường sự phát triển trí nhớ của học sinh. Thúc đẩy học sinh phải thuộc nhiều bài lý. Nó làm tăng khả năng cảm thụ và sự nhạy cảm với âm nhạc cho học sinh. Nó làm cho các em tư duy về bản nhạc vừa được nghe. Tạo sự hưng phấn, hứng khởi cho học sinh.

- Tổ chức trò chơi bốc thăm trả lời câu hỏi về lý: Trong mục này chúng tôi chia ra 2 cách chơi:

+ Cách 1: Những câu hỏi về lý sẽ được ghi trên một lá phiếu kèm theo một câu hỏi khác có liên quan đến ngày lễ nào đó. Ví dụ: Khi tổ chức hội thi, hội diễn chào mừng ngày 20/11 thì trên lá phiếu của hội thi hội diễn sẽ có câu hỏi như sau:

+ Em có cảm nhận gì trong ngày 20/11?

+ Em hãy hát một bài lý mà em biết, cải biên bài lý đó , sang tác một bài hát trên nên giai điệu của bài lý đo ( dân ca Quảng Nam)?

Hoặc

+ Vào ngày 20/11, em muốn gửi đến thầy cô giáo của em điều gì? + Em hãy kể tên một số bài dân ca Quảng Nam mà em biết? Hoặc

+ Vào ngày 20/11, em có muốn gửi đến thầy cô giáo lời chúc gì không? + Em có thể gửi những tình cảm của mình đến thầy cô qua một bài lý ?

- Tổ chức thi đặt lời mới cho bài Lý theo chủ đề cho trước:

Đây là nội dung sinh hoạt ngoại khóa rất hay dành cho các em Tiểu học. Bởi khi chúng ta dạy cho các em những bài hát lý, không phải chúng ta hướng các em vào tư tưởng hoài cổ, mà chúng ta đang hướng cho các em vào việc yêu quý, trân trọng và bảo vệ nền văn hóa truyền thống, phát huy cái truyền thống trong cái mới, cái hiện đại, để các em trở thành những con người Việt Nam mới tiên tiến nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.

Hoạt động này có thể phát huy được tính sáng tạo của học sinh. Dựa trên giai điệu có sẵn của những bài lý mà các em đã được học. Giáo viên âm nhạc chọn từ 4 đến 6 em học sinh hát chủ yếu casc bài lý, thông minh,nhanh nhẹn vào một đội để đại diện cho lớp đi thi. Tuy nhiên, cả lớp có thể phối hợp cùng đội chơi của lớp mình để viết lời mới cho dân ca để tăng thêm tính sôi động, hấp dẫn cho cuộc thi.

Ban tổ chức sẽ đưa ra một chủ đề nào đó, sau một thời gian quy định(10-15 phút), đại diện của lớp sẽ lên hát lời mới( do các em tự đặt) theo giai điệu của ban tổ chức đã cho trước. Lời mới xoay quanh chủ để về cuộc sống, sinh hoạt, học tập, xoay quanh mối quan hệ với thầy cô, bạn bè, cha mẹ….đó là sự phản ánh rất chân thực về đời sống của các em.

Cuộc thi “ đặt lời mới cho lý ” ( dân ca Quảng Nam) có thể được tổ chức tại sân trường sau buổi lễ chào cờ ngày thứ 2. Giáo viên âm nhạc có thể ra chủ đề từ tuần trước, để các em có thể chuẩn bị kỹ càng, và khâu biểu diễn sẽ được diễn ra nhanh hơn. Mỗi cuộc thi sẽ gồm hai đội đấu trực tiếp, đội nào thắng sẽ được lọt vào vòng sau và đội nào được giải nhất sẽ nhận được nhận một phần thưởng đặc biệt của nhà trường. Giáo viên âm nhạc cần hướng dẫn, giúp đỡ các em học sinh để bài thi của các em đạt hiệu quả cao nhất

Một phần của tài liệu Đưa dân ca Quảng Nam vào dạy học âm nhạc ngoại khóa cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Mính Viên – huyện Tiên Phước (Trang 28 - 30)