B. PHẦN NỘI DUNG:
2.4.3. Hội thi văn nghệ
- Bước 1: Chuẩn bị hoạt động:
+ Xác định được mục đích yêu cầu, ý nghĩa của từng chương trình cụ thể, các yêu cầu cụ thể đối với Ban tổ chức và đối tượng tham gia.
+ Xác định các nội dung cần có trong chương trình: nội dung chính, nội dung phụ, nội dung giáo dục, nội dung vui chơi giải trí,...
+ Xác định loại hình cụ thể của chương trình như là là thi hát dân ca Lý, giao lưu âm nhạc lồng ghép các bài Lý…
+ Hình thức chương trình cũng là một yêu cầu cần được xác định khi tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ. Hình thức này thể hiện qua cách trang trí sân khấu, trang phục tham dự,... Hay hình thức nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân học sinh tham gia chương trình,...
+ Xác định quy mô chương trình cũng cần được xác định thật rõ để có thể dự trù kinh phí chi tiết.
+ Tính chất chương trình văn nghệ là vui chơi giải trí hay là cuộc thi căng thẳng là một yêu cầu bắt buộc khi chuẩn bị tổ chức một chương trình văn hóa văn nghệ. Điều này cần thiết vì qua đó mới có thể chuẩn bị người dẫn chương trình và nội dung phù hợp.
+ Vấn đề thời gian cần được xác định thật chu đáo, rõ ràng như là chương trình sẽ diễn ra khi nào, diễn ra trong bao lâu, một tiết mục được quy định bao nhiêu thời gian,...
+ Chương trình diễn ra ở nơi nào, rộng hay hẹp. Thành phần tham dự gồm những ai, số lượng tham gia là bao nhiêu...
+ Phương tiện phục vụ cho chương trình văn nghệ phải được chuẩn bị chu đáo: bàn ghế, phông màn, vệ sinh...
+ Chuẩn bị thành phần ban tổ chức, gồm: Ban giám khảo, Ban trật tự, hậu cần, âm thanh ánh sáng, bộ phận phục vụ, người dẫn chương trình. Nên phân công cụ thể từng thành viên với từng loại công việc.
+ Dự trù thật chi tiết bắt đầu từ các bộ phận nhỏ. Lưu ý nếu có phối hợp với bên ngoài phải có hợp đồng cụ thể, rõ ràng, các chứng từ hóa đơn phải hợp lệ... để thuận tiện cho quyết toán.
- Bước 2. Viết kế hoạch:
+ Lên chương trình chi tiết: khi viết kế hoạch, việc lên chương trình chi tiết là rất quan trọng vì khi thực hiện chương trình, ta phải căn cứ vào đó để tuần tự thực hiện. Lập bảng phân công cụ thể từng công việc cho Ban tổ chức.
+ Dự trù kinh phí chi tiết để tránh mọi hiện tượng phát sinh thường xảy ra trong một số trường hợp.
+ Nêu biện pháp và tiến độ thực hiện từng phần cụ thể.
- Bước 3: Phổ biến chương trình:
+ Sau khi hoàn thành kế hoạch cần phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các bộ phận có trách nhiệm, phổ biến cho người tham gia (học sinh) để nghe góp ý.
+ Từ những góp ý của các bộ phận, đặc biệt từ phía người tham gia, ta xem xét bổ sung và hoàn chỉnh lại toàn bộ kế hoạch ban đầu.
+ Thông qua lại một lần nữa kế hoạch đến BTC, phổ biến đến các bộ phận, người tham gia để biết thực hiện.
+ Để chương trình đạt được mục tiêu đề ra ban đầu, cần phải làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, động viên, thu hút đông đảo học sinh tham gia. Cần thông báo cụ thể chủ đề, nội dung, mục đích và yêu cầu của chương trình đến toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh trước khi chương trình diễn ra một thời gian thích hợp để học sinh có thời gian chuẩn bị và luyện tập.
+ Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở tiến độ thực hiện của các bộ phận, đặc biệt là học sinh.
+ Trước khi chương trình chính thức diễn ra nên có phân công nhân sự theo dõi quá trình tổng dợt của các lớp, từ đó có hướng tạo điều kiện giúp đỡ để chương trình có chất lượng hơn.
Bước 4: Tiến hành chương trình: + Khi tiến hành cần chú ý các việc sau:
+ Thực hiện theo đúng trình tự chương trình (đây là nội dung đã được duyệt, được người tham gia chấp nhận và đã chuẩn bị từ trước).
+ Có bộ phận thường trực để giải quyết kịp thời các tình huống phát sinh, khi xử lý cần tuân thủ theo quy định của cuộc thi, trường hợp không thể tự giải quyết cần báo cáo BTC trên quan điểm tất cả vì sự thành công chung của chương trình.
+ Có chủ đề, đề tài cụ thể.
+ Trang phục của những người tham gia chương trình cần phải tuân thủ theo đúng quy định, phù hợp với nội dung chương trình.
+ Về hình thức cần tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng vui tươi sinh động nhưng không quá thoát li nội dung giáo dục; cần chú ý nhiều cho phần khai mạc, bế mạc.
+ Lễ khai mạc là bộ mặt của chương trình hội diễn văn nghệ, nhưng cần ngắn gọn, tạo ấn tượng tốt, do đó cần tập trung công sức nhiều hơn, tránh làm qua loa, đại khái; phải có đầy đủ các mục đảm bảo tính nghiêm túc, thoải mái.
+ Lễ bế mạc phải tạo được ấn tượng tốt, khiến cho học sinh mong muốn được tham gia lần sau; cũng phải có đầy đủ các mục đảm bảo tính nghiêm túc, vui vẻ.
+ Cần chọn người dẫn chương trình cho phù hợp với từng loại hình cụ thể. Nếu nặng về kiến thức thì mời người có kiến thức, nếu nặng về giải trí thì mời người có khiếu hài hước để chương trình luôn sinh động.
+ Chương trình phải được sắp xếp một cách khoa học, như sắp xếp theo từng thể loại tiết mục, cũng có thể chương trình được phân bổ theo thứ tự của từng ngày, từng buổi, từng đêm... Công bố công khai để mọi người theo dõi và chuẩn bị tốt. Ban tổ chức cần công khai để các lớp tham gia tự bốc thăm để chọn thứ tự biểu diễn của mình.
+ Thông báo rõ quy định lúc diễn: Thời gian chuẩn bị, thời gian cho biểu diễn; các bộ phận cần liên hệ trước như âm thanh, ánh sáng...
Rút kinh nghiệm: Để lần sau tổ chức tốt hơn, động tác sau mỗi chương trình văn nghệ là phải rút kinh nghiệm, quyết toán kinh phí. Thành phần tham gia nên
mời đủ đại diện các lực lượng tham gia, nhân sự BTC các bộ phận. Nội dung rút kinh nghiệm cần tập trung:
+ Chuyên môn (biểu diễn, phục vụ biểu diễn, điều hành, kết quả...) + Tuyên truyền, cổ động, trang trí...
+ Thời gian: có phù hợp?
+ Cá nhân, tập thể làm tốt, chưa tốt... Bài học kinh nghiệm cần phát huy và khắc phục.
Thu hồi vật dụng: Kiểm tra thu hồi lại toàn bộ vật dụng, nghiệm thu công việc, quyết toán kinh phí kết thúc chương trình văn nghệ. Thông báo, báo cáo kết quả đạt được.
- Bước 5: Đánh giá kết quả hoạt động:
Đánh giá là dịp để học sinh tự rút ra bài học cho riêng mình từ kiến thức, nội dung các bài Lý đến các kỹ năng, khả năng mình có được thông qua chương trình. Có nhiều hình thức đánh giá như:
Học sinh tự nhận xét chung về ý thức tham gia chương trình.
Viết thu hoạch (một bài tự luận nhỏ) sau hoạt động nhằm thể hiện mức độ nhận thức vấn đề của học sinh.
Thông qua câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của học sinh về một vấn đề nào đó của hoạt động.