Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đưa dân ca Quảng Nam vào dạy học âm nhạc ngoại khóa cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Mính Viên – huyện Tiên Phước (Trang 37 - 41)

B. PHẦN NỘI DUNG:

2.5.Đánh giá kết quả thực nghiệm

Sau khi tổ chức thực nghiệm chương trình tham quan giã ngoại, gặp gỡ, trải nghiệm với các nghệ nhân hát dân ca tại Phố Cổ Hội An cho các em học sinh trường Tiểu học Mính Viên, tôi thực thiện việc tiến hành khảo sát, trưng cầu ý kiến của học sinh, BGH nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh trong việc tổ chức Tham quan giã ngoại, gặp gỡ, trải nghiệm , tổ chức văn nghệ. Tôi đã thu được kết quả như sau:

- Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến dành cho BGH nhà trường, giáo viên và phụ huynh (100 phiếu)

Câu 1. Việc tổ chức chương trình tham quan giã ngoại, trải nghiệm những di sản văn hóa với các nghệ nhân hát Dân Ca Quảng Nam ở các buổi âm nhạc ngoại khóa có cần thiết, bổ ích hay không?

80% Rất cần thiết 15% Cần Thiết 5% Không cần thiết

Câu 2. Việc tổ chức chương trình tham quan giã ngoại, trải nghiệm những di sản văn hóa với các nghệ nhân hát Dân Ca Quảng Nam ở các buổi âm nhạc ngoại khóa BGH nhà trường, giáo viên và phụ huynh quan tâm hay không?

75% Rất quan tâm 20% Quan tâm 5% Không chú trọng

Câu 3. Theo thầy cô và các bậc phụ huynh, Việc tổ chức chương trình tham quan giã ngoại, trải nghiệm những di sản văn hóa với các nghệ nhân hát Dân Ca Quảng Nam ở các buổi âm nhạc ngoại khóa mang lại lợi ích gì ?

25% Giáo dục đạo đức và tính kế thừa 20% Khả năng tư duy và tinh thần tập thể 50% Cả 2 ý trên

5% Không mang lại lợi ích

Câu 4. Việc tổ chức chương trình tham quan giã ngoại, trải nghiệm những di sản văn hóa với các nghệ nhân hát Dân Ca Quảng Nam ở các buổi âm nhạc ngoại khóa có vai trò như thế nào ?

75% Rất quan trọng, không thể thiếu 25% Bình thường

5% Không quan trọng

Câu 5. Theo thầy cô và bậc phụ huynh, có nên bỏ việc đưa những bài lý trong dân ca Quảng Nam vào tổ chức trò chơi ở các buổi âm nhạc ngoại khóa không ?

95% Không nên bỏ 5% Nên bỏ

- Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến dành cho học sinh (100 phiếu)

Câu 1. Các em có thích nghe Lý Huế không ? 60% Rất thích

20% Thích

10% Bình thường 10% Không thích

Câu 2.Các em có thích Việc tổ chức chương trình tham quan giã ngoại, trải nghiệm những di sản văn hóa với các nghệ nhân hát Dân Ca Quảng Nam ở các buổi âm nhạc ngoại khóa không?

85% Rất thích 15% Thích 5% Không thích

Câu 3. Ở trường có thường xuyên tổ chức cho các em những chương trình tham gia dã ngoại không ?

30% Thường xuyên 50% Ít khi

20% Không tổ chức

Câu 4. Cảm nhận của các em về Việc tổ chức chương trình tham quan giã ngoại, trải nghiệm những di sản văn hóa với các nghệ nhân hát Dân Ca Quảng Nam ở các buổi âm nhạc ngoại khóa?s

90% Rất hay 5% Bình thường 5% Không hay lắm 0% Dở

*Tổng kết chương 2:

Việc đưa dân ca vào trường học hiện nay là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp, các ngành của địa phương trong việc tiếp tục giữ gìn các giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Tỉnh Quảng Nam nói chung, huyện Tiên Phước nói riêng. Thể loại dân ca Quảng Nam có vai trò hết sức to lớn, nó thể hiện cái hồn cốt của con người xứ Quảng. Vào tháng 12/2017, tổ chức Unesco đã công nhận “Nghệ thuật bài chòi trung bộ Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện

của người dân xứ Quảng trong đó có huyện nhà. Với việc được tổ chức thế giới công nhận, sẽ là lợi thế lớn để bạn bè trong nước và quốc tế biết đến môn nghệ thuật đặc sắc của Miền trung Việt Nam và là môn nghệ thuật hàng đầu của du khách mỗi khi đến Tiên Phước để thưởng lãm.

Với nhiệm vụ là người giáo viên, bản thân tôi nhận thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn nữa trong việc góp phần đưa dân ca vào trong trường học, bởi lẽ, nếu dân ca được đưa vào trường học có hiệu quả thì lớp thế hệ sau này sẽ là những chủ nhân quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa giân gian của đất nước, bên cạnh đó dân ca còn là món ăn tinh thần, đưa giá trị con người hướng đến Chân- Thiện- Mỹ.

Căn cứ vào những hoạt động và các bước trên, nếu việc thực hiện đúng theo những nội dung tôi nghiên cứu, tin chắc việc đưa dân ca vào trường học sẽ đem lại kết quả tốt đẹp. Việc tổ chức chương trình ngoại khóa, tổ chức hoạt động ngoại khóa đa dạng với nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp học sinh có cái nhìn rõ hơn, sâu rộng hơn về loại hình âm nhạc dân ca Quảng Nam nói riêng , điệu Lý nói chung từ lý thuyết đến thực tiễn, tạo bầu không khí học hát dân ca thú vị, vui vẻ, tham gia trò chơi hoạt động văn nghệ, được gặp gỡ , tham quan, trải nghiệm cùng các nghệ nhân dân gian và nghe các nghệ nhân hát tạo hứng thú và niềm say mê hơn nữa cho các em. Củng cố niềm yêu thích và tự hào dân tộc, từ đó định hình cho các em ý thức biết gìn giữ và bảo tồn vốn âm nhạc truyền thống của địa phương cũng như của đất nước, và là tiền đề để các em có dịp giới thiệu vốn văn hóa đặc sắc đó cho các bạn bè trong nước và quốc tế trong tương lai. Đó là con đường bảo tồn và phát huy âm nhạc cổ truyền dài lâu và mang tính khoa học nhất.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đưa dân ca Quảng Nam vào dạy học âm nhạc ngoại khóa cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Mính Viên – huyện Tiên Phước (Trang 37 - 41)