B. PHẦN NỘI DUNG:
2.3. Tiến hành thực nghiệm
Thời đại ngày nay, học tập ở trường phổ thông, không chỉ riêng giờ chính khóa mà hoạt động ngoại khóa đang được nhìn nhận một cách đúng mức. Bởi việc tổ chức hoạt động ngoại khóa có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy và học. Riêng đối với bộ môn âm nhạc, giờ học ngoại khóa có thể ví như một sân chơi bổ ích để HS được rèn luyện khả năng cảm thụ và sự sáng tạo âm nhạc,... góp phần giáo dục hoàn thiện nhân cách cho HS. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa cũng là nơi để thực hành, nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho GV đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền giáo dục hiện đại. Nhìn trên phương diện về lợi ích của hoạt động ngoại khóa mang lại cho HS, nhà sư phạm Ngô Thị Nam cho rằng: Hoạt động âm nhạc ngoại khóa thường xuyên là điều kiện tốt để có thể lựa chọn những thành viên có khả năng âm nhạc, tích cực, tiến tới xây dựng đội văn nghệ của lớp, của trường, có kế hoạch bồi dưỡng luyện tập riêng, chuẩn bị tham gia các hội diễn văn nghệ của trường, của quận, huyện hoặc thành phố tổ chức.
Như vậy tổ chức hoạt động âm nhạc ngoại khóa luôn hướng tới giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh, hình thành ở các em nhu cầu và sở thích âm nhạc. Sử dụng rộng rãi các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động khác nhau sẽ khơi dậy hứng thú nghệ thuật, phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo nghệ thuật của học sinh . Dựa vào tình hình thực tế của nhà trường, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy hát dân ca Quảng Nam để lưu giữ di sản văn hóa các làn điệu dân ca địa phương, tôi đã nghiên cứu đưa một số tiết mục dân ca Quảng Nam như điệu lí , hò Quảng ,,, phù hợp với các em học sinh TH MÍnh Viên vào dạy hát cũng như tổ chức các chương trình âm nhạc trong giờ ngoại khóa tại lớp học hát dân ca.