CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
g) Khu Du lịch sinh thái Bảo Đài
Khu du lịch sinh thái Bảo Đài với diện tích quy hoạch 30 ha. Đây là khu Du lịch sinh thái rừng kết hợp các dịch vụ nhà hàng nghỉ dƣỡng gắn với thị trấn Bến Quan. Khu du lịch sinh thái Bảo Đài gắn với hồ chứa nƣớc Bảo Đài đƣợc xây dựng từ năm 1996 và đƣa vào sử dụng năm 2002, giáp với địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Khê.
44
Hồ chứa nƣớc Bảo Đài có dung tích 25,5 triệu m3 nƣớc có nhiệm vụ tƣới cho hơn 1.000 héc ta đất canh tác và cải tạo môi sinh, môi trƣờng các xã Vĩnh Long, Vĩnh Nam, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thành, Vĩnh Hiền, Vĩnh Giang và một phần thị trấn Hồ Xá.
Bên cạnh giá trị về mặt thủy lợi, hồ chứa nƣớc Bảo Đài cịn có tiềm năng về du lịch sinh thái bởi đƣợc xây dựng ở vùng trung du, giữa hệ thống các đồi và sƣờn đồi. Xung quanh hồ có cây rừng tự nhiên, rừng trồng, thảm thực vật phong phú và đa dạng. Giữa hồ có ốc đảo với nhiều cây cối Những tán rừng rậm rạp, mát mẻ, khơng khí trong lành, nƣớc trong xanh. Vì vậy đƣợc đầu tƣ và nâng cấp trở thành Khu du lịch dịch vụ Bảo Đài. Việc khai thác thành khu du lịch là để gìn giữ thảm thực vật quanh hồ khỏi bị suy thoái, bảo vệ cảnh quan hồ. Đƣợc sự đồng ý của chính quyền địa phƣơng và ngành liên quan, từ năm 2002, ông Nguyễn Thế An ở thị trấn trấn Hồ Xá đã đầu tƣ xây dựng khu du lịch sinh thái nhƣng chỉ với quy mô nhỏ. Trong năm 2013, ông Nguyễn Thế An (Công ty TNHH MTV Bảo Đài Thiên An) quyết định đầu tƣ hơn 7 tỷ đồng để nâng cấp khu sinh thái với quy mô lớn hơn, bao gồm hệ thống nhà nghỉ, khu vui chơi, giải trí...
Để kinh doanh lâu dài, công ty đã cam kết với đơn vị quản lý hồ chứa nƣớc Bảo Đài bảo vệ môi trƣờng sinh thái và các hoạt động làm ảnh hƣởng đến hành lang hồ chứa và vùng lòng hồ.
Khu du lịch sinh thái Bảo Đài khai trƣơng đi vào hoạt động tạo thêm một điểm đến tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí lý thú cho du khách trong và ngoài huyện.Với các dịch vụ nhà hàng, bơi thuyền, đạp vịt và các dịch vụ khác…nhân dân địa phƣơng thƣờng đến đây tắm, câu cá và nghĩ dƣỡng. Là điểm thích hợp để tổ chức các hoạt động lễ hội nhƣ: các giải đua thuyền thuyền thống, các giải bơi của địa phƣơng…(xem Hình 7 – Phụ lục).
2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn