Đề tài tình yêu – khát vọng hạnh phúc muôn thuở của người phụ nữ Văn xuôi nữ đương đại, nhất là những sáng tác mang âm hưởng nữ quyền,

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban. (Trang 32 - 38)

2.1. Về phương diện đề tài

2.1.2. Đề tài tình yêu – khát vọng hạnh phúc muôn thuở của người phụ nữ Văn xuôi nữ đương đại, nhất là những sáng tác mang âm hưởng nữ quyền,

thường lấy người phụ nữ làm nhân vật trung tâm. Nếu như trước đây, văn xuôi viết về phụ nữ thường là theo hướng phê phán hay ca ngợi từ cái nhìn đạo đức, sử dụng nhân vật để chuyển tải một quan niệm, tư tưởng thì trong văn xuôi thời kì đổi mới, người phụ nữ đã trở thành một khách thể độc lập, một thế giới riêng đầy bí ẩn và hấp dẫn cần được khám phá và lý giải. Đến với những trang văn viết về tình yêu của cỏc tỏc giả nữ, chỳng ta sẽ thấy được ý thức nữ quyền thể hiện rừ ở một thỏi độ thành thật, một cuộc đấu tranh quyết liệt để giành và giữ tình yêu, dám sống thật với bản thân mình của những người phụ nữ hiện đại. Tự ý thức được vẻ đẹp và khả năng của mình, họ không còn giam mình trong những định kiến truyền thống về vai trò thụ động của người nữ trong tình yêu nữa. Họ không còn ngồi yên chờ đợi tình yêu và hạnh phúc được ban phát từ người nam. Họ thẳng thắn bày tỏ nỗi khao khát và biết tự đi tìm một tình yêu lí tưởng với sự hòa hợp cả về tâm hồn lẫn thể xác.

Lựa chọn những người phụ nữ làm nhân vật chính trong tác phẩm của mình nên một điều đương nhiên là tác phẩm của các nhà văn nữ thường quan tâm đến

những vấn đề của phụ nữ. Có ý kiến cho rằng đó chỉ là những vấn đề tầm thường, vụn vặt của cuộc sống đời thường như chuyện cơm áo, chuyện chồng con, chuyện nhà cửa… Nhưng đối với nhà văn Y Ban, đó mới chính là thế mạnh của nhà văn nữ.

Và chị cũng khẳng định rằng: “Người đàn ông có thể quan tâm đến nhiều thứ lớn hơn nhưng người phụ nữ thì mối quan tâm lớn của họ là tình yêu, trong đó bao chứa cả những câu chuyện gia đình, con cái, tình dục…” [21,tr.2]. Khi viết về đề tài này, mỗi nhà văn lại có cách thể hiện cá tính rất riêng của mình. Nếu Nguyễn Thị Thu Huệ đáo để mà ý tứ, rất tinh tế khi nắm bắt tâm lý của kẻ đang yêu thì đọc văn của Y Ban chúng ta sẽ cảm nhận được dư vị gai góc, quyết liệt, thẳng thắn trong tình yêu. Người đọc tìm thấy một phần tâm hồn và tính cách của mình trong những sáng tác của chị nên có sự đồng cảm lạ kì.

Trở lại với đề tài tình yêu, có thể khẳng định đây là niềm khát khao hạnh phúc muôn thuở của người phụ nữ. Ở bất kì thời đại nào, khát vọng tình yêu luôn thiết tha, mãnh liệt. Đây là đề tài có sức hút rất đặc biệt với cả hai giới, và các nhà văn nam cũng viết về tình yêu nhiều không kém các nhà văn nữ. Nó cho thấy từ sâu thẳm, khi đi tìm ý nghĩa đích thực của đời sống, nhân loại đều gặp nhau ở điểm hẹn tình yêu. Nhưng với thiên tính nữ, các nhà văn nữ đã thể hiện đề tài tình yêu ở một cách biểu hiện khác mang đậm ý thức nữ quyền. Đó chính là tiếng nói khát khao mãnh liệt của người phụ nữ về một tình yêu chân chính và đúng nghĩa. Trên con đường kiếm tìm hạnh phúc ấy, người phụ nữ thường không chấp nhận những gì quá ư dễ dãi, bằng phẳng như một mâm cỗ sẵn có chỉ mời thưởng thức. Họ muốn tự mình giành lấy và giữ lấy tình yêu. Hơn thế nữa, trong tình yêu, họ muốn đạt tới sự nồng nhiệt, đắm say với sự thỏa mãn mọi nhu cầu về tinh thần và thể xác. Những người phụ nữ từ già đến trẻ, từ những cô gái đứng trước ngưỡng cửa của tuổi mới lớn cho đến những người phụ nữ đã có gia đình, khát khao ấy đều được bộc lộ một cách thẳng thắn và mãnh liệt.

Tình yêu đối với người phụ nữ có những cung bậc cảm xúc và những màu sắc biểu hiện rất đặc biệt. Trong suy nghĩ của họ, tình yêu cũng như hạnh phúc sẽ không tự dưng tìm đến mà phải trải qua muôn vàn thử thách. Họ có thể có được

hạnh phúc nhưng cũng sẽ phải chịu đựng những nghịch cảnh éo le, những dằn vặt, day dứt. Cuộc truy tìm tình yêu và hạnh phúc của họ có thể nhọc nhằn nhưng hết sức chủ động. Tình yêu không chỉ có vị ngọt mà còn có những vị đắng, đôi khi đắng đến nghẹn ngào bởi hạnh phúc có được thật mong manh, dễ tan vỡ, tình yêu có khi đi liền với sự giả dối, phản bội.

Có một điều dễ nhận thấy trong sáng tác của hầu hết các nhà văn nữ đương đại là các nhân vật nữ luôn chủ động đến với tình yêu. Họ không do dự, họ yêu hết mình, vừa nông nổi lại vừa táo bạo. Mặc dù sự chủ động đôi khi làm họ vướng vào khổ đau nhưng dẫu sao họ vẫn được là mình. Với bản chất nữ tính đa cảm, đa sầu đã kéo ngòi bút của những nhà văn nữ đằm sâu hơn với những trang viết về tình yêu. Có lẽ vì thế, tình yêu trở thành một đề tài chiếm một vị trí khá lớn và làm nên đặc trưng trong sáng tác của những cây bút nữ. Theo đó, ý thức nữ quyền tạo nên sức lôi cuốn tự nhiên khi người phụ nữ được trở về với một thứ tình cảm vĩnh cửu đó chính là tình yêu.

Ở tiểu thuyết Xuân Từ Chiều, tình yêu của những người phụ nữ cũng chứa đựng những sắc thái như vậy. Khi tâm sự với báo chí về cuốn tiểu thuyết này, nhà văn Y Ban thổ lộ rằng tác giả muốn đưa người đọc về thăm một cái “chợ quê” với ba người phụ nữ “ba người đàn bà ấy không bán mà họ muốn mua, họ muốn mua cái nhân tình. Cái nhân tình thì không ai bán cả”. Chính vì thế, họ phải chịu đựng những bi kịch do xã hội và do chính gia đình đem lại. Xuân, Từ, Chiều – ba thân phận đều có chung một mong muốn, một quan niệm giản dị về hạnh phúc nhưng bất hạnh lại ập đến với họ mỗi người một kiểu. Và có lẽ nỗi đau lớn nhất và được nhà văn thể hiện sâu sắc nhất đó là nỗi đau trong tình yêu.

Xuân là con gái nhà quê, vốn là một cô nuôi dạy trẻ, sau khi lấy chồng chuyển ra phố sinh sống. Bằng sự chịu thương chịu khó của mình, cô đã phấn đấu trở thành trưởng khoa của một trường Đại học. Chồng của cô là Tuấn, một người đàn ông có tài và yêu cô hết lòng. Những tưởng hạnh phúc sẽ mỉm cười chào đón họ nhưng thật trớ trêu thay, số phận họ đã bị tạo hóa trêu ngươi khi tình yêu đó không được đơm hoa kết trái. Tình yêu nồng nàn say đắm của họ không thể có được

niềm hạnh phúc trọn vẹn khi không có những đứa con. Người mang lại nỗi bất hạnh cho Xuân, người đã tàn nhẫn tước đi cái quyền được làm mẹ của Xuân lại chính là Tuấn – người chồng yêu thương cô hết mực. Nỗi tủi nhục mà Xuân phải chịu đựng trong suốt khoảng thời gian chung sống thật quá đỗi xót xa. Xuân đã phải chịu đựng biết bao nhiêu lời chì chiết, bóng gió của bố mẹ chồng, rằng: “Thôi bà đừng có ước này, ước nọ cứ nói trắng phớ ra cho thiên hạ biết là nhà này vô phúc cưới phải con vợ như vậy” [2,tr.86], rằng: “Cái chính là đàn bà phải biết đẻ con. Đàn bà không biết đẻ thì vứt đi” [2,tr.86]. Đã không ít lần, Xuân phải chua xót lắng nghe những lời nói cay nghiệt của hàng xóm kể rằng mẹ chồng Xuân đấm ngực thùm thụp tuyên bố “nếu anh Tuấn không nghe lời bà thì bà sẽ cắn lưỡi mà chết” [2,tr.85]. Còn đối với Tuấn, anh tự đưa ra một cái đạo lạ lùng: “đó là vật linh thiêng chỉ để duy trì nòi giống thôi chứ không phải là vật để giải trí” [2,tr.39] khiến Xuân phải sống trong nỗi hoài nghi đau đớn. Cuộc sống hôn nhân nhìn bên ngoài có vẻ viên mãn hạnh phúc nhưng bên trong lại lắm éo le, ngang trái. Cho đến khi Tuấn chết, sự thật về cái vật mà Tuấn cho là thiêng liêng ấy mới được phơi bày. Nỗi đau của Xuân giờ đây còn nhân lên gấp bội khi phát hiện nó chỉ là đồ giả, rằng Tuấn đã lừa dối Xuân.

Có thể nói đây mới chính là nỗi bất hạnh lớn nhất của người phụ nữ trong tình yêu và hôn nhân. Sự không trung thực và lòng ích kỉ của người chồng đã gieo rắc nên bi kịch cuộc đời làm vợ, làm mẹ của Xuân. Bao nhiêu oan trái, bao nhiêu nỗi uất ức của việc không có con một mình Xuân phải gánh chịu và “Bây giờ trong bóng đêm bao phủ, không còn chồng nữa thì cứ khóc đi cho vợi nỗi oan ức, tủi thân của người đàn bà. Xuân tự nhủ như vậy và khóc tu lên” [2,tr.175]. Có thể lí giải sự che giấu của Tuấn xuất phát từ tình yêu anh dành cho Xuân. Có lẽ vì quá yêu thương vợ và lo sợ tình cảm vợ chồng sẽ rạn nứt nếu Xuân biết được sự thật nên Tuấn đã quyết định giấu Xuõn. Chỳng ta cũng khụng thể xỏc định một cỏch rừ ràng thỏi độ của mình, rằng Tuấn đáng thương hay đáng trách nhưng giá như anh có thể thành thật chia sẻ nỗi mất mát trong chiến tranh ấy với người vợ của mình thì có lẽ bi kịch của Xuân không đau đớn như vậy. Tình yêu của anh dành cho Xuân thật khó hiểu. Đó là thứ tình yêu khiến Xuân không thể sống một cuộc sống bình thường như bao người

phụ nữ khác, khiến cô phải sống trong dằn vặt đau đớn, trong oán giận suốt cả cuộc đời.

Chúng ta còn bắt gặp một tình yêu với sự hy sinh vô bờ bến của người đàn bà thứ hai đó là Chiều. Chiều là người đàn bà trực Bình, và trong tác phẩm nhiều lần vang lên câu hát: “Trực bình là nước ở hồ tiên, là lẫm là kho chứa bạc tiền, gái giỏi tề gia ích phu tử” [2,tr.30]. Chị là một người thông minh, thường hay giúp chồng giải Toán để anh dần dần leo lên từng nấc thang danh vọng. Ở chị tình yêu dành cho gia đình là một thứ tình thương đặc biệt, nó có sức lan tỏa về phía người khác và tình yêu đó trở thành sự hy sinh thầm lặng. Khi người chồng đã có được địa vị cao trong xã hội, chị lại bị đẩy vào một cuộc sống thật tẻ nhạt và cô đơn như một cái bóng. Tình yêu của chị trở nên vô nghĩa đối với chồng và những đứa con. Một thế giới đã bị phân chia với những ranh giới vô hình không thể xóa nhòa giữa chồng và vợ, giữa mẹ và con. Chiều cảm nhận rừ nỗi cụ đơn đến cõm lặng, đến xút xa ngay trong chính ngôi nhà của mình. Đó phải chăng là niềm mơ ước về một tình yêu thời tuổi trẻ, nỗi khát khao của một người phụ nữ? Chắc chắn là không, bởi vì Chiều hiểu hơn ai hết giá trị của mình trong ngôi nhà này nhưng chị lại chấp nhận chịu đựng kiếp sống ấy một cách vô điều kiện. Bi kịch của chị cũng không kém phần đau đớn với bi kịch của Xuõn. Chị trở nờn lạc lừng, cụ đơn trong căn biệt thự sang trọng, chứng kiến sự ghẻ lạnh, sự khinh thường của chồng con khi cất lên cái chất giọng quê mùa của mình. Khi Xuân và Từ đến thăm, vì muốn cho bé Bống ít tiền mua sữa, chị phải mở tủ lạnh và lấy những tờ tiền lẻ trong ngăn đá. Chị đếm và xếp vào thành hai mươi ngàn đưa cho bạn: “Tiền này cô đi chợ dôi ra ấy mà. Cô chẳng tiêu gì nên cũng không xin chú tiền” [2,tr.78]. Chị không được nắm giữ kinh tế, không có được quyền hành gì trong ngôi nhà của mình. Chị cũng từng tâm sự với Xuân rằng: “Chị cứ như bị giam lỏng ấy, chả được đi đâu sất” [2,tr.77]. Như vậy, Chiều là một người phụ nữ không có được may mắn trong tình yêu và kéo theo là một cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc. Có thể nói, sáng tác văn chương với trái tim của một người phụ nữ tràn đầy những suy tư và khao khát, Y Ban đã chạm đến được với nỗi lòng của họ một cách thẳng thắn, không hề giấu giếm. Trong đó,

khát vọng về tình yêu và hôn nhân là nơi ấp ủ những tình cảm chân thành, sâu lắng.

Người đọc đã có được những cảm nhận riêng về tình yêu mà Xuân và Chiều dành cho gia đình của mình, những điều họ đã phải trải qua trong cuộc đời.

Nhưng có lẽ trong tác phẩm này, người phụ nữ trẻ nhất mà cũng yêu mãnh liệt nhất đó là nhân vật Từ. Từ đến với tình yêu cũng rất nhanh như Xuân, có thể nói đó là thứ “tình yêu sét đánh”. Họ đến với nhau, yêu nhau nhanh đến nỗi “Ai đời mới quen nhau được ba tháng nhưng em bé trong bụng Từ đã hai tháng rưỡi” [2,tr.57].

Từ còn chưa kịp hiểu gì về người chồng tương lai, về gia đình chồng nhưng có một điều chắc chắn rằng tình yêu cô dành cho anh rất sâu đậm. Từ kết hôn ngay sau đó, khi vừa kịp tốt nghiệp đại học trước sự ngỡ ngàng của bố mẹ. Không dừng lại ở đó, tình yêu đó ở chị lâu dần đã trở thành sự hy sinh mà không phải người phụ nữ nào cũng có thể làm được. Để lại sau lưng những ước mơ và dự định tốt đẹp, những giấc mơ đã ấp ủ, Từ chấp nhận từ bỏ cả tương lai phía trước và bất chấp sự tiếc nuối của gia đình để đi theo tiếng gọi của tình yêu. Vì thế cho nên dù đạt được tấm bằng đại học loại ưu nhưng đứa con trong bụng đang lớn lên từng ngày nên tất cả mơ ước thời tuổi trẻ đành phải gác lại. Từ yêu chồng mãnh liệt và cũng rất mực yêu thương con. Sự hy sinh cho tình yêu của Từ thật đáng chúng ta ngưỡng mộ! Đứng ở góc nhìn nữ giới và cảm nhận với trái tim của người phụ nữ, chúng ta sẽ dễ dàng thấu hiểu và đồng cảm với những quyết định của nhân vật Từ. Dù chỉ là một cô gái còn rất trẻ nhưng tình yêu ở chị thể hiện ở những sắc thái và cung bậc cảm xúc rất mãnh liệt.

Như trên đã nói, tình yêu và hạnh phúc là khát khao muôn đời của người phụ nữ. Hiểu và đồng cảm sâu sắc với giới mình, tác phẩm của những nhà văn nữ thường viết hay, viết sâu về tình yêu để cảm nhận những dư vị từ ngọt ngào đến cay đắng, từ hạnh phúc đến xót xa, đau đớn. Trong dòng chảy của nền văn chương đương đại, những cây bút nữ vẫn mang trong mình khát vọng ngàn đời ấy nhưng không còn những bẽn lẽn của buổi ban đầu, những e dè vì định kiến mà họ đang vươn lên mạnh mẽ để có tình yêu, hạnh phúc, dù có đau khổ nhưng họ không ích kỉ, biết vươn lên và tự đứng dậy. Khi tâm hồn được tự do thì những chuẩn mực “tam

tòng tứ đức”, “gái chính chuyên một chồng” với người phụ nữ trở nên quá xa vời và khó thực hiện. Họ gạt phăng tất cả những rào cản của xã hội để sống hết mình với tình yêu và luôn cháy bỏng khát vọng.

Cuộc truy tìm tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ có lúc gặp được quả ngọt nhưng cũng nhiều khi quả đắng họ nhận lại cũng không ít. Họ càng cố gắng tìm kiếm bao nhiêu thì càng thấy mơ hồ, bi kịch bấy nhiêu. Nhưng có một điều đáng quý là dường như không có một rào cản nào có thể ngăn bước chân của họ, chỉ có một sức mạnh duy nhất của tình yêu là động lực để họ kiến tìm, kể cả phải quyết liệt đấu tranh với những định kiến muôn đời của xã hội. Những cuộc hành trình và đấu tranh không mệt mỏi để kiếm tìm tình yêu của người phụ nữ là một biểu hiện sinh động của ý thức nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ đương đại.

2.1.3. Đề tài tính dục – chạm đến những vùng cấm kị để khẳng định ý thức nữ

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban. (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)