Sự xuất hiện của yếu tố tự thuật

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban. (Trang 63 - 66)

Trong bài viết Từ quan niệm về lối viết nữ đến việc xác lập một phương pháp nghiờn cứu trong phờ bỡnh nữ quyền, tỏc giả Hồ Khỏnh Võn đó phõn tớch rất rừ về việc sử dụng phương thức tự thuật như một mô thức tự sự đặc thù của văn học nữ.

Tác giả khẳng định: “Trên hầu khắp các trang viết của các tác giả nữ, người tiếp

nhận luôn nhìn thấy sự hiển hiện thường trực chân dung cuộc sống cá nhân của nhà văn. Lý luận văn học gọi đây là hiện tượng “tự ăn mình”. Ở tiểu thuyết, việc đưa vào phương thức tự thuật là một cỏch thức bộc lộ rừ nhu cầu thể hiện bản thõn của các nhà văn nữ. Nó tạo nên sự hòa trộn giữa hư cấu và phi hư cấu, sự khách quan hóa những yếu tố chủ quan gắn liền với “cái tôi” tác giả, việc nhào nặn những sự kiện hiện diện trong lý lịch cá nhân của nhà văn thành các chi tiết nghệ thuật thẩm thấu qua tấm màn của tưởng tượng cũng như tỉ lệ và mật độ xuất hiện của yếu tố tự thuật trong hệ thống tác phẩm, đã tạo nên những cấp độ tự thuật khác nhau. Có thể thấy rằng tự thuật là một thuộc tính của phương thức sáng tác văn học nữ. Nó được xem là một phương thức tư duy nghệ thuật của nữ giới. Mục đích của việc sử dụng phương thức này là nhằm nối dài hiện thực đời tư cá nhân trong tác phẩm, như là một phương thức tư duy bản chất của các tác giả nữ, từ phương diện con người bao gồm yếu tố xã hội, sinh học và tâm lý đến phương diện văn học bao gồm các yếu tố nội tại của tác phẩm và lịch sử văn học nữ thì mới có thể đưa ra những lý giải mang tính khoa học và toàn diện” [18,tr.5].

Ở tiểu thuyết Xuân Từ Chiều, chúng tôi chỉ thấy có sự xuất hiện của yếu tố tự thuật. Khám phá nội dung tác phẩm chúng ta sẽ thấy được nhiều nét tương đồng giữa nhân vật Từ và tác giả. Đây cũng là nhân vật nữ mà cuộc đời của chị được kể nhiều nhất, chiếm số lượng trang khá lớn trong toàn bộ tác phẩm. Điểm gặp gỡ giữa Y Ban và nhân vật của mình là ở hai vấn đề quan trọng nhất đối với bất kì người phụ nữ nào, đó là sự nghiệp và cuộc sống gia đình. Thật kì lạ vì giữa tác giả và nhân vật Từ lại gặp nhau ở những chi tiết có vẻ rất trùng hợp như vậy! Phải chăng đó là một cách thức giấu mình để nhà văn thổ lộ lòng mình hay chỉ là sự ngẫu nhiên của số phận những người phụ nữ? Dẫu sao đó là một phát hiện rất thú vị và chắc chắn có dụng ý của nhà văn.

Về sự nghiệp, cả Từ và Y Ban đều có những ngã rẽ không định trước. Cuối cùng họ lại lựa chọn để cho niềm đam mê của mình dẫn lối. Sau khi tốt nghiệp khoa Sinh của Đại học Tổng hợp và từng là giảng viên của trường cao đẳng Y Nam Định, Y Ban bất ngờ quyết định theo đuổi nghiệp viết văn đầy chông gai, thử thách. Cũng

giống như Từ, tốt nghiệp đại học Y với tấm bằng loại ưu nhưng lại từ bỏ nghề Y để theo học khoa Xã hội học của Đại học Tổng hợp. Họ đều có sự chuyển hướng táo bạo, vì họ có niềm đam mê và tài năng thực sự.

Về gia đình, họ may mắn vì có được một mái ấm hạnh phúc bên chồng con.

Đến với hôn nhân bằng một tình yêu mãnh liệt với những người nghệ sĩ, cả Từ và Y Ban đều có được niềm vui khi được làm vợ, làm mẹ. Chồng của Y Ban là một nghệ sĩ điêu khắc còn chồng của Từ là một kiến trúc sư. Nhưng họ không đảm bảo cho vợ con một cuộc sống no đủ. Dù rằng họ rất yêu thương vợ con nhưng họ trở nên vô dụng bởi tài năng của họ không có khả năng nuôi sống gia đình. Nỗi lo cơm áo vì thế đặt hết lên đôi vai của những người vợ như Từ và Y Ban. Họ trở thành những người phụ nữ đóng vai trò trụ cột, đứng ra lo lắng mọi mặt của cuộc sống. Và thật đáng thương khi họ phải chấp nhận quên đi ước mơ của mình để lao vào cuộc vật lộn mưu sinh. Y Ban đã từng đi bán gà, làm bột sắn phụ với mẹ chồng còn Từ phải ra vỉa hè bán xôi chim để có tiền mua sữa cho con. Khi kể về cuộc đời mình, Y Ban tâm sự: “Gia đình đã có lúc từ tôi vì cho là tôi làm điều thần kinh không chấp nhận được, đó là bỏ giảng đường lấy một chỗ ngồi nhếch nhác ngoài vỉa hè”. Cũng như bố mẹ Từ đã tức giận và cảm thấy xấu hổ như thế nào khi biết Từ phải kiếm sống bằng nghề bán xôi chim ở vỉa hè. Khi được hỏi về nhân vật Từ, Y Ban nói một cách thẳng thắn rằng đó là nhân vật mà chị đặt ở đó rất nhiều vấn đề: “Nhân vật Từ là đời sống đang diễn ra. Ở đây tôi viết theo hướng mở nên các đề tài của Từ vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu xong. Trong tiểu thuyết này, thông qua nhân vật Từ, tôi để các đề tài vẫn còn dang dở, giống như một tàn lửa và chờ mong mọi người thổi nó lên thành một đốm lửa. Qua tính cách của nhân vật Từ, cũng chính là thông điệp mà tôi đưa ra, để nói với chị em hãy khám phá vẻ đẹp của mình thay vì cứ phải hỏi tại sao?”

Nhìn rộng ra, chúng ta cần phải thấy rằng, yếu tố tự thuật mà Y Ban sử dụng trong tỏc phẩm này khụng hiển hiện rừ ràng và đậm đặc. Nhưng đú là nguyờn tắc sáng tạo văn chương bởi vì văn chương không có sự lặp lại, nhân vật trong tác phẩm và con người trong cuộc đời vẫn thường không có sự trùng khít. Tuy nhiên,

những nỗi niềm tâm sự, những trăn trở lo âu mà Y Ban gửi gắm thông qua nhân vật của mình mới thực sự là biểu hiện sâu sắc của yếu tố tự thuật trong tiểu thuyết này.

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban. (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)