Kết cấu theo mạch cảm xúc của nhân vật nữ chính

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban. (Trang 54 - 59)

Kết cấu theo mạch cảm xúc của nhân vật được hiểu là lối triển khai câu chuyện dựa trên tâm lý của nhân vật với những bức xúc và dằn vặt nội tâm, theo sự vận động nội tâm của nhân vật chính. Ta nhận thấy sự khác biệt trong cách tổ chức câu chuyện của tiểu thuyết thời kì đổi mới với kết cấu của tiểu thuyết truyền thống.

Nếu như trước đây, tiểu thuyết được viết theo sự kiện, theo lôgic của thời gian tuyến tính thì giờ đây tiểu thuyết quan tâm đến diễn biến tâm trạng bên trong của nhân vật. Đó được xem như nguyên tắc trong cách thức xây dựng cốt truyện. Chỉnh thể tác phẩm không phải được tạo ra từ lôgic những sự kiện có quan hệ nhân quả mà được tạo ra từ dòng chảy bất định của tâm trạng. Kết cấu này chịu sự tác động mạnh mẽ từ đề tài thế sự - đời tư từ sau 1975. Tiểu thuyết được viết theo chiều “hướng nội”, cố gắng lý giải mọi vấn đề của đời sống hôm nay bằng một cái nhìn tỉnh táo, thẳng thắn. Cốt truyện của tiểu thuyết không nhất thiết phải chứa đựng những tình huống gay cấn mà hướng đến những điều bình thường, nhỏ nhặt, gây cảm giác như là không có chuyện. Lúc đó, những xung đột diễn tả ngay bên trong suy nghĩ của nhân vật sẽ trở thành yếu tố làm nên cốt truyện. Đây có thể coi là một trong những biểu hiện của nỗ lực cách tân tiểu thuyết trong giai đoạn mới. Tiểu thuyết đang đổi mới theo hướng đa dạng hơn trong nội dung phản ánh, phong phú hơn trong hình thức diễn đạt, tự do hơn ở cách thức dựng truyện.

Trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều, cách kết cấu theo dòng cảm xúc của nhân vật nữ chính khiến cho người đọc bị cuốn hút theo từng câu chuyện, từng phận người, từng sự kiện bằng nhịp đọc nhanh. Ba mảnh đời, ba số phận, ba bi kịch của ba người phụ nữ đã được tác giả khéo léo đan cài trong cách viết liền một mạch không chương hồi, không xuống dòng cùng với sự sắc sảo trong cách dẫn dắt. Đây là cách để Y Ban lồng chuyện nhân sinh lớn lao vào những câu chuyện vụn vặt kiểu

“ngồi lê đôi mách” liên tục bất tận của giới đàn bà. Đây cũng là cách nhà văn làm

hiển thị ra trên văn bản lối tư duy đặc trưng của giới nữ. Khác với nam giới thường được dẫn dắt bằng lí tính, nữ giới thường ít khi chịu nghe theo mách bảo của lí trí mà thường để cho dòng cảm xúc của mình cuốn đi. Khác với nam giới thường

“hướng ngoại”, nữ giới – dù là nữ giới của thời hiện đại – vẫn thiên về chiều hướng

“hướng nội” với thế giới nội tâm phong phú và phức tạp.Thói quen tư duy hướng nội của nữ giới giúp cho nhà văn có cơ hội khai thác thế giới bí ẩn khuất lấp bên trong con người đang xáo trộn bởi những cung bậc, những sắc thái cảm xúc, tâm trạng. Kết cấu theo dòng cảm xúc của nhân vật, nhờ thế, có thể trở thành phương tiện tuyệt diệu để khám phá đến tận cùng chiều sâu bản thể bên trong mỗi người phụ nữ - trong đó bao gồm cả ý thức nữ quyền. Đây cũng là điều kiện để các nhà văn nữ phát huy được ưu thế giới tính của mình khi xây dựng những nhân vật nữ và thực tế họ đã tỏ ra khá chắc tay khi viết về giới mình.

Thêm vào đó, bằng lối kết thúc mở, đoạn kết bỏ ngỏ, nhà văn đã gợi cho người đọc bao điều cần suy ngẫm nhằm phân tích, lý giải những vấn đề phức tạp và bí ẩn của con người, của cuộc sống đương đại. Phải chăng, Y Ban đang hướng tới lối kết cấu mở rộng không – thời gian từ số phận đến thân phận, từ cá thể đến thế hệ với nỗ lực tạo dấu ấn riêng của văn xuôi phái nữ.

Y Ban vẫn được đánh giá là một cây bút nữ có lối viết riêng rất đàn bà và ở tiểu thuyết này, chị đã đưa cái riêng đó trở nên khác biệt hơn bằng cách kết cấu tiểu thuyết liền mạch, chỉ một lần xuống dòng vào đoạn cuối, khi câu chuyện đã gần kết thúc. Bằng cách đó, chị đã để ngỏ các nhân vật nữ của mình với những nỗi niềm riêng của họ. Lối viết văn như văn nói lại tạo nên sức hấp dẫn cho những sáng tác của chị như người đọc vẫn công nhận là “ma lực” trong cách viết.

Tiểu thuyết Xuân Từ Chiều viết từ đầu đến cuối không hề xuống dòng, khiến người đọc bị cuốn theo từ trang đầu đến khi gấp cuốn sách lại. Có những nhà nghiên cứu cho rằng đây là lối viết của kỹ thuật dòng ý thức. Tuy nhiên cũng cần nói thêm, nhà văn Y Ban chỉ tiếp thu một khía cạnh “dòng chảy” của kỹ thuật này, chứ không tiếp thu khía cạnh phá huỷ ngôn ngữ của nó. Y Ban vẫn giữ trật tự ý nghĩa và ngữ pháp của câu văn, nhưng chị xếp các câu văn “chảy” nối tiếp nhau như

một luồng ý nghĩ liên tục như một cách thể hiện tâm tư bức xúc của mình. Kết cấu này tạo cho tiểu thuyết có độ co giãn rất linh hoạt, phù hợp với việc biểu hiện các sắc thái bên trong của nhân vật: khi dừng lại ở một khoảnh khắc nào đó của tâm trạng, khi lại chạy theo những biến đổi của nội tâm, những miên man trong dòng suy nghĩ. Với sự lựa chọn này, chúng ta thấy được sự sắp xếp khéo léo đến mức nhuần nhuyễn giữa lời kể và lời đối thoại của các nhân vật. Ranh giới giữa chúng không còn quá quan trọng, điều đáng chú ý lại chính là mạch cảm xúc của nhân vật.

Chính điều này đã tạo nên cho nhân vật không gian đối thoại mở, tâm trạng nhân vật được thể hiện tự nhiên và đời thường nhất. Nhân vật nữ nhờ đó có cơ hội nói lên những nỗi khát khao bình dị của mình về tình yêu, về gia đình, thậm chí về tình dục một cách thẳng thắn, mạnh mẽ. Đó cũng là cách thức thể hiện hết sức tự nhiên của ý thức nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ, khi họ để cho người phụ nữ được lên tiếng, được giãi bày.

Ở tiểu thuyết này, chúng ta thấy ít hành động, xung đột, mà thay vào đó là những suy tư, những trăn trở về cuộc đời với những nỗi niềm, những rung động, những tâm tư thầm kín của người phụ nữ. Theo dòng tâm trạng của nhân vật, những câu chuyện dường như không tuân thủ một cách chặt chẽ các thành phần của cốt truyện, đôi khi nó không đầu, không cuối. Câu chuyện đã thôi không kể nữa nhưng nhân vật dường như chưa có một kết thúc nào. Họ vẫn cứ theo đuổi những dòng suy nghĩ miên man theo những trăn trở, nghi hoặc về cuộc đời chẳng biết bao giờ có thể lý giải được. Cuộc sống vốn phức tạp và chẳng phải điều gì cũng có thể dễ dàng lý giải tới ngọn ngành. Lối kết thúc để ngỏ này đôi lúc khiến cho người đọc có cảm giác như mạch truyện vẫn còn tiếp diễn “dòng vận động của truyện chưa chấm dứt, lời giải đáp khụng rừ ràng, số phận nhõn vật chưa được thể hiện trọn vẹn”. Cõu chuyện kết thỳc nhưng nhà văn cũng không giải quyết đến cùng mọi vấn đề. Với Xuân và Từ, ta có cảm giác cuộc sống của họ vẫn đang tiếp diễn, kéo dài: “Từ bỏ dở nghiên cứu về cái khớp N. Từ bàn với chị Xuân mua đất trồng cam. Chị Xuân bảo, ở miền Trung có người đàn ông lập nghĩa trang hài nhi, mày bỏ nghiên cứu khớp N là đúng, còn việc trồng cam để tao nghĩ đã, cũng hay đấy mày ạ. Nhưng mày bỏ cơ quan à? Không, em không bỏ, em

sắp được lên lương rồi. Em vừa nghĩ ra một đề tài: Cam. Tối nay em viết đề cương, em chắc chắn lần này đề tài của em sẽ được thông qua chị ạ” [2,tr.255]. Có lẽ đó là khoảng trống tác giả dành cho người đọc suy ngẫm và tự tạo ra những kết thúc cho riêng mình.

Để đi sâu vào khám phá biểu đạt thế giới nội tâm của người phụ nữ trong nhiều trạng huống khác nhau, Y Ban sử dụng độc thoại nội tâm và những tình huống có tính chất tâm lý như là hai phương tiện biểu hiện hữu hiệu. Trước hết là độc thoại nội tâm ở các nhân vật nữ chính trong tác phẩm. Mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh sống, mỗi bi kịch cuộc đời khác nhau nhưng đều được nhà văn trao cho cơ hội được nói lên nỗi lòng thầm kín của mình. Những niềm vui nỗi buồn, những trăn trở băn khoăn, những nỗi đau đớn tủi nhục được trải ra trên trang viết thông qua những lời độc thoại chân thành mà cảm động. Sau khi Tuấn chết, Xuân đã biết được sự thật về nỗi mất mát mà mình phải gánh chịu, chị hiểu ra nhiều điều, học cách im lặng và chấp nhận mọi đau khổ: “Xuân không bao giờ dám giương cái tôi lên. Bao nhiêu oan trái của việc không có con một mình Xuân gánh chịu. Bây giờ trong bóng đêm bao phủ, không còn chồng nữa cứ khóc đi cho vợi nỗi niềm oan ức, tủi thân của người đàn bà, Xuõn tự núi với lũng mỡnh” [2,tr.175]. Ta cũn thấy rừ độc thoại nội tâm ở nhân vật Từ - người phụ nữ trẻ nhất và cũng được nhà văn dành nhiều sự quan tâm nhất trong cái “chợ đời” ấy. Bước vào kiếm sống bằng nghề bán xôi chim ở vỉa hè, có những lúc về đêm ôm con ngủ, “Từ vẫn không thể thoát khỏi cái cảm giác buồn và bây giờ là cảm giác tủi thân. Từ muốn khóc nhưng cố kìm không khóc” [2,tr.103]. Hay là đoạn nhà văn miêu tả tâm trạng phân vân của Từ khi muốn sang lều vịt ngủ với chồng: “Từ biết làm cách gì để chồng đáp ứng lại sự đòi hỏi của cô bây giờ. Nói thẳng với chồng là em muốn làm cái việc ấy với anh bây giờ ư?

Không, không bao giờ Từ dám nói thành thật những từ đó. Còn hành động, cứ xông vào ôm chặt lấy chồng, rồi kéo chồng nằm xuống giường. Không, cũng không bao giờ Từ dám làm hành động đó đối với chồng” [2,tr.134]. Đặc biệt là những giây phút Từ nhìn lại và nhận ra mình đã thay đổi rất nhiều: “ Ba mươi tư tháng mình đã không làm một cái gì nhỉ. Có lắm lúc Từ thấy mình đang thiếu một cái gì đó, muốn làm lại một cái gì đó nhưng lại thôi. Cái gì nhỉ? (…) Trong bóng tối Từ cười một

cách chua chát, thì ra mình cũng là kẻ mơ mộng đấy chứ, thích kiếm tiền bằng cách đánh đề” [2,tr.145].

Bên cạnh đó là việc xây dựng những tình huống có tính chất tâm lý, đặt nhân vật trước những hoàn cảnh trớ trêu nhằm nổi bật lên nỗi đau cũng như phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Đó là tình huống thắt nút – mở nút trong sự không có con của vợ chồng Xuân, là sự trêu ngươi của tạo hóa khi chính Xuân, hết lần này đến lần khác phải đưa Từ đi phá thai, là sự bừng tỉnh trong chốc lát của người đàn bà điên khi người ta đưa con bà đi và đó là tình huống trước và sau khi chồng Chiều có được địa vị trong xã hội. Tất cả những tình huống dở khóc dở cười được sắp xếp một cách hợp lý trong tác phẩm đã góp phần làm cho nhân vật trải qua nhiều cung bậc cảm xúc và giúp nhà văn nói lên được điều mình trăn trở, day dứt về thân phận của người phụ nữ. Một cuộc đời đa sự, đa đoan và một tấm lòng đa cảm của tác giả ẩn đằng sau những con chữ như một sự cảm thông và thấu hiểu mà không ngôn từ nào có thể diễn đạt được trọn vẹn.

Ở tiểu thuyết có ba nhân vật nữ chính luôn làm chủ cảm xúc của mình, làm nền cho câu chuyện phát triển đó là Xuân, Từ và Chiều. Xung quanh số phận của ba người phụ nữ với những trớ trêu, ngang trái mà họ phải gánh chịu là những câu chuyện về cuộc sống thời hiện đại nhiều khi khiến chúng ta phải giật mình. Câu chuyện cứ trôi đi theo dòng cảm xúc miên man của ba người phụ nữ cùng với những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời dưới con mắt của họ. Chính vì vậy, nhiều khi chúng ta ngỡ như tác phẩm là những ghi chép lộn xộn, không tuân theo trật tự nào cả. Nhưng kì thực đó là một sự thể nghiệm đầy táo bạo của Y Ban trong lối viết và cả trong cách thể hiện những suy tư, khao khát của một người nghệ sĩ luôn trăn trở với cuộc đời. Bởi chính những trạng thái cảm xúc mà nhân vật trải qua được phô bày trên trang viết lại có sức ám ảnh khó quên đối với người đọc.

Lấy quá trình vận động bên trong của nhân vật làm điểm tựa để tổ chức tác phẩm, Y Ban đã thể hiện được khả năng nhập thân và tham gia vào chiều sâu tâm lý của nhân vật để có thể cảm nhận ở đó đầy đủ và sâu sắc những biến động tinh tế,

“những nếp gấp khúc chuyển từ hướng ngoại vào hướng nội”. Có thể nói đây là một

thế mạnh của ngòi bút Y Ban đem lại những xúc cảm sâu lắng trong lòng người đọc.

Đồng thời, việc sử dụng lối kết cấu theo mạch cảm xúc của nhân vật nữ chính đã thực sự trở thành phương tiện hữu ích để nhà văn có thể bộc lộ ý thức nữ quyền thông qua việc phản ánh đời sống nội tâm phong phú, phức tạp và bí ẩn của những nhân vật nữ.

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban. (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)