Ngôn ngữ góc cạnh, thô nhám của đời thường

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban. (Trang 66 - 69)

Văn xuụi Việt Nam sau 1975 cú sự đổi mới rừ rệt về cả nội dung phản ỏnh lẫn hình thức thể hiện. Ngôn ngữ là một yếu tố thuộc về phương diện hình thức nên cũng có những nét mới lạ. Trước tiên đó là việc sử dụng ngôn ngữ đời thường, hệ quả của tư duy hướng vào đời tư, bám vào hiện thực đời sống. Nhưng điều quan trọng hơn ở chỗ việc sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, thô nhám của đời thường còn là một biểu hiện cụ thể của ý thức nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ. Bởi vì trong quan niệm của cộng đồng, khi nói tới ngôn ngữ của nữ giới thường nghĩ tới thứ ngôn ngữ ý nhị, giàu cảm xúc, nhẹ nhàng đằm thắm. Nhưng giờ đây, ngôn ngữ trữ tình, dịu dàng, đẫm nước mắt trong các tác phẩm của nữ giới đang dần được thay thế bằng ngôn ngữ góc cạnh, thô nhám của đời thường. Cách nhìn cuộc sống và lý giải sự việc của nữ giới đã quyết định sự lựa chọn ngôn ngữ trong sáng tác của các nhà văn nữ. Họ không ngần ngại, e dè mà thỏa sức sử dụng thứ ngôn ngữ đậm chất đời thường, thậm chí trần trụi để có thể chuyển tải những bản năng, khát khao mãnh liệt của người phụ nữ.

Có thể nói, ý thức nữ quyền của các nhà văn nữ đã in sâu và có sức chi phối đến mọi mặt của tỏc phẩm, trong đú cú ngụn ngữ. Đú chớnh là nơi thể hiện rừ nhất tiếng nói cũng như cá tính sáng tạo rất riêng của từng nhà văn. Ngôn ngữ là một yếu tố nằm trong chỉnh thể nghệ thuật, góp phần tạo nên sự thống nhất của hình thức tác phẩm. Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy để nhận diện phong cách của nhà văn. Với Y Ban, khả năng lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ đã trở thành một trong những dấu hiệu để nhận ra sự riêng biệt rất đàn bà của chị.

Nữ giới thường có xu hướng viết về những gì gần gũi, thân thuộc với mình nhất, Y Ban cũng không ngoại lệ. Những bộn bề thường nhật, những lo toan nơi góc nhà xó bếp, những vụn vặt tỉ mỉ trong đời sống chồng vợ, con cái, gia đình… Tất cả hiển hiện trong Xuân Từ Chiều khiến tiểu thuyết ngổn ngang như một cái chợ đời.

Viết về chợ thì cần đến một thứ ngôn ngữ “chợ”. Y Ban đã đưa vào tác phẩm của

mình những tiếng nói của đời sống thường nhật với sự dung nạp của nhiều khẩu ngữ. Có thể liệt kê một số từ ngữ và cách nói mà chúng ta bắt gặp nhiều trong cuộc sống hàng ngày được các nhân vật sử dụng như: “ăn ké”, “chuyện đâu bỏ đó”,

“chiến tranh đến từng ngóc ngách”, “để mà cho biết mặt”, “nó có coi ra chó gì đâu, mình như cái con ở đợ cho nhà nó, làm lụng vất vả hầu chồng hầu con”, “vui như tết”, “đây cũng chả thèm”, “nói cho cam quả”, “tiu nghỉu như mèo cắt tai”, “nói trắng phớ”, “thơm điếc cả mũi”, “chiếc xe đạp cởi truồng”, “mát như kem như thạch”, “gặp buổi chợ ế thì chán mớ đời”, “ngơi tay là ngơi tiền”… Cùng với việc đưa chất liệu đời thường vào tác phẩm, ngôn ngữ trong sáng tác của chị nhiều khi còn thô nhám, đôi khi có cả sự suồng sã, bỗ bã của lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nó tràn vào câu chuyện một cách tự nhiên, dường như không phải qua khâu xử lý. Ở nhiều câu văn sự hài hước trong cái chất dân dã đời thường lại tạo cho người đọc một cảm giác rất gần gũi, thân quen: “Từ thường gặp nhiều bộ mặt khác nhau của chồng, lúc xí xớn trêu vợ con, lúc cửng lên coi cả thiên hạ chẳng ra gì” hoặc “chồng Từ lấy chiếc xe quốc cong mông đạp đi” [2,tr.60].

Ngoài ra, nhà văn còn sử dụng một số câu thành ngữ, tục ngữ nhằm đem lại cái duyên cho câu nói trong đời sống thường ngày. Khi đi vào văn chương, nó lại thể hiện độ sắc nhọn, linh hoạt trong lối diễn đạt. Khéo léo đưa các thành ngữ vào tác phẩm của mình, Y Ban đã mang đến sự sinh động cho những trang viết: “đói đầu gối phải bò, trói vào mà đánh khen hay chịu đòn” [2,tr.100] hay một số trường hợp khác như “lấy ngắn nuôi dài”, “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, “coi trời bằng vung”, “một lần sa bằng ba lần đẻ”… Thường thì những thành ngữ, tục ngữ được dẫn ra là để khẳng định một chân lý hoặc chứng minh cho một kinh nghiệm nào đó đã được đúc kết từ thời rất xa xưa: “các cụ xưa thường nói họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai hay là trong phúc có họa, trong họa có phúc. Đó chính là cái chân của cuộc sống” [2,tr.159].

Ngoài những câu tục ngữ, thành ngữ ngắn gọn, hàm súc đã dẫn chứng ở trên, Y Ban còn lồng vào tác phẩm này những câu chuyện ngụ ngôn, chuyện cổ tích. Có thể nhắc đến câu chuyện cổ tích Andecxen được kể lại đó là câu chuyện “Bộ quần

áo mới của Thượng đế” hay rất nhiều câu chuyện khác có tác dụng chiêm nghiệm về cuộc đời trong những buổi trò chuyện tán gẫu giữa Từ và đồng nghiệp. Để rồi dòng chảy cổ tích, dòng chảy văn học dân gian, văn học truyền khẩu ấy đã mê đắm Từ và cô đã quyết định bỏ học trường Y để thi vào khoa Xã hội học của trường Đại học Tổng hợp. Chúng ta nhận thấy trong sáng tác của Y Ban xuất hiện hai dòng dân gian khác nhau, một dòng thuần dân gian cổ xưa như những bài đồng dao, những câu chuyện cổ tích, những câu hát ca dao và một dòng dân gian thời hiện đại. Đó cũng là những sáng tác truyền miệng nhưng nó không phải là sản phẩm của một cá nhân cụ thể nào mà là của quần chúng, của nhân dân. Nó ra đời muộn hơn và gắn với đời sống hiện tại. Tác giả của nó không chỉ là người nông dân và nội dung thì nghiêng về châm biếm nhiều hơn. Chẳng hạn: “Tông Đản là chợ của quan / Nhà Thờ chợ của gian ngoan nịnh thần / Đồng Xuân chợ của gian thương / Chợ Giời chợ của nhân dân anh hùng” [2,tr.183]. Ngay cả dân đề đóm cũng có thơ ca: “Ai ơi cứ chơi số đề / Khi đi một chỉ, khi về bảy cây” hay “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm” [2,tr.115]. Dù là ngôn ngữ dân gian được viết ở thời xưa hay ở thời hiện đại thì chúng đều góp phần tạo nên nét đặc trưng trong ngôn ngữ biểu hiện trong tác phẩm của Y Ban đó là sắc sảo nhưng vẫn đầy nữ tính.

Trong nền văn xuôi từ sau thời kì đổi mới, sự gia tăng “thành phần khẩu ngữ”

trong tác phẩm văn học không phải là vấn đề mới mẻ, và Y Ban cũng không phải là người đầu tiên mở đường cho xu hướng đến gần hơn với ngôn ngữ đời sống. Các nhà văn nam như Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh… mới là những người khai phá – dựa trên ưu thế về giới của họ. Tuy là người đi sau nhưng Y Ban cũng không hề thua kém. Bỏ qua những trở ngại và định kiến dành cho phụ nữ, Y Ban thẳng thắn sử dụng một thứ ngôn ngữ gai góc, thô nhám đậm chất đời thường trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều. Điều đó biểu hiện một ý thức tìm tòi, một tinh thần cố gắng trong việc làm mới ngòi bút, làm đa dạng các phương thức diễn đạt của nhà văn. Cái cô đọng hàm súc trong những câu văn có chứa thành ngữ, tục ngữ, cái sâu xa hài hước trong những chuyện ngụ ngôn hay cái ngọt ngào trong từng điệu hát lời ru không chỉ làm đa dạng hóa lối diễn đạt, mang lại sự mềm mại, mượt mà

cho những trang viết, mà còn tạo ra sự gần gũi bởi nó thấm đẫm tâm hồn dân tộc ở người đọc khi họ tiếp xúc với tác phẩm.

Việc vận dụng linh hoạt ngôn ngữ góc cạnh, thô nhám của đời thường trong tác phẩm này đã cho thấy nỗ lực của nhà văn Y Ban trên hành trình đưa ngôn ngữ đến gần hơn với ngôn ngữ đời sống, hướng tới việc xác lập một thứ ngôn ngữ mới của nữ giới. Khụng những thế, việc sử dụng ngụn ngữ này cũn thể hiện rừ ý thức nữ quyền của nhà văn, từng bước góp phần đem lại thế cân bằng cho văn học nữ và bình quyền nữ giới ở lĩnh vực sáng tạo ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban. (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)