Tài tính dục – chạm đến những vùng cấm kị để khẳng định ý thức nữ quyền

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban. (Trang 38 - 44)

2.1.3. Đề tài tính dục – chạm đến những vùng cấm kị để khẳng định ý thức nữ quyền quyền

Việc khai thác đề tài tính dục trong sáng tác văn chương ngày càng được giới cầm bút quan tâm, thể hiện. Đây cũng là một trong những biểu hiện rõ nét của ý thức nữ quyền trong văn học. Nó khẳng định khao khát của người phụ nữ được viết ra chính mình, tự mình khám phá những gì thể xác cảm nhận được và diễn tả khao khát đó bằng ngơn ngữ. Người phụ nữ dần tìm được tính dục nữ khởi nguồn từ trong thể xác của mình và tìm cách viết về những khối cảm ấy. Trong nền văn xi Việt Nam đương đại, âm hưởng nữ quyền trong sáng tác của các nhà văn nữ trở thành một dòng chảy ấn tượng. Từ sau thời kì đổi mới, ý thức nữ quyền đã có cơ hội được bung phá mạnh mẽ. Phụ nữ tháo gỡ dần mặc cảm thân phận, đứng trên văn đàn và ngang hàng với nam giới. Người phụ nữ trong những trang viết của họ nhờ đó có điều kiện được nói lên những khát vọng thầm kín nhưng cũng rất mãnh liệt của người phụ nữ bao đời nay về tình yêu, hạnh phúc cá nhân. Trong đó có một đề tài được xem là vùng cấm kị đó là đề tài tính dục. Họ đã viết về đề tài này với một thái độ tự tin, không hề tỏ ra mặc cảm, dè dặt như trước kia.

Các nhà văn nữ là người hiểu rõ nhất nỗi thống khổ bấy lâu nay của những “người cùng cảnh ngộ”. Họ cũng là người đồng cảm nhất với những nỗi khát khao

thầm kín của người phụ nữ hiện đại. Dưới ngòi bút của những cây viết nữ, chị em không cịn phải thực hiện nghĩa vụ tình dục đối với chồng, khơng cịn là kẻ bị động trong chuyện vợ chồng, phải chiều chồng. Ngược lại, tình dục bây giờ trở thành nhu cầu tự nhiên giống như cơm ăn nước uống hàng ngày. Nó thể hiện khát khao được hưởng thụ thân xác của nữ giới. Người phụ nữ hiện đại đã, đang và sẽ đấu tranh quyết liệt, mạnh bạo để tình dục trở về với ý nghĩa đích thực, để người phụ nữ được sống thật với bản ngã của mình. Tình dục dưới con mắt của những nữ văn sĩ được miêu tả ở nhiều sắc thái khác nhau, họ lựa chọn một lối viết thẳng đến mức trần trụi, bạo liệt. Bởi vì đó là con đường để những nhà văn nữ tự giải tỏa mình đồng thời khẳng định tiếng nói của giới mình, góp phần khẳng định tiếng nói mạnh mẽ địi quyền bình đẳng cho nữ giới. Cũng cần phải thấy rằng, khai thác đề tài tính dục, các nhà văn nữ đã ngang nhiên khẳng định sự bình đẳng giới trong cách ứng xử phần sống thuộc bản năng con người.

Y Ban nhìn trực diện và trần trụi về tình dục. Các nhân vật trong tác phẩm của chị hầu hết đều bộc lộ một cá tính mãnh liệt và táo bạo của nữ giới. Dù đúng hoặc sai, nhưng bằng nhiều cách, người phụ nữ nhất định phải được thỏa mãn nhu cầu về tình dục. Khơng đóng kín những nhu cầu thuộc về bản năng mà nghiêng về một lối sống táo bạo, thiên về bản năng là lời tuyên chiến với những chuẩn mực xã hội ln nhìn đàn bà bằng con mắt đàn ơng. Có nhu cầu tình dục được giải tỏa, cho thấy Y Ban có cái nhìn trực diện về con người. Y Ban lựa chọn một lối viết về sex tương đối phóng túng, nhưng lại khơng hồn tồn bng thả dễ dãi mà ta nhận thấy chị ln làm chủ được ngịi bút của mình.

Con người đẹp nhất khi sống hài hịa với tự nhiên và bản năng gốc của mình. Tơn trọng bản tính tự nhiên trong con người, văn chương có thể biểu hiện con người sâu sắc, thấu đáo hơn. Nếu như văn học một thời ngoảnh mặt, giấu đi những điều có thật trong khát vọng bản năng vẫn tồn tại, ẩn kín thì văn chương hơm nay lại cố gắng giãi bày, cố gắng thấu hiểu, chia sẻ với con người, nhờ đó nó thốt khỏi cái nhìn phiến diện một chiều. Và khi chân lý được nhận thức lại, cũng như một số nhà văn khác cùng thời, Y Ban đã khai thác con người tự nhiên trước nhu cầu của hạnh

phúc đời thường, của cuộc sống riêng tư. Đó là khát vọng tình u, tình dục mãnh liệt. Không chỉ nhạy cảm với những nỗi đau, những bi kịch của người phụ nữ, nhà văn còn biểu hiện một cách mạnh mẽ với những khao khát, ham muốn của chính giới mình, kể cả đó là những địi hỏi về tình dục.

Trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều có nhiều chi tiết miêu tả khối cảm tình dục được Y Ban thể hiện một cách thẳng thắn, khơng hề che giấu. Đó là tiếng nói khát khao của những người phụ nữ muốn được yêu một cách trọn vẹn, muốn thỏa mãn nhu cầu trong tình yêu và cuộc sống vợ chồng. Ở đây ta bắt gặp rõ nhất ở nhân vật Xuân và nhân vật Từ. Họ cũng giống như biết bao người phụ nữ khác, cũng mong muốn có được những giây phút thăng hoa trong tình yêu nhưng mỗi người lại có một hồn cảnh. Lật giở từng trang tiểu thuyết, chúng ta sẽ đến với thân phận của một người phụ nữ say đắm trong tình u nhưng lại phải đau khổ vì chính tình u ấy. Xuân đã có những phút giây hạnh phúc ngập tràn với người chồng của mình khi anh về thăm nhà sau khóa huấn luyện trong quân ngũ. Y Ban đã thấu hiểu nỗi nhớ nhung đến cháy bỏng của người vợ trẻ và viết nên những câu văn thấm đẫm cảm xúc: “Xa chồng hai tháng Xuân mới biết thế nào là yêu. Xuân nhớ chồng khốn khổ. Nhớ cái gì thì Xuân khơng biết, chỉ biết cảm giác khi chiều về thì lịng dạ Xn như tan nát” [2,tr.27]. Rồi họ cũng được gặp nhau sau bao ngày xa cách. Tuấn trao cô nụ hơn trong đê mê, ngây ngất. Xn chìm ngập trong hạnh phúc đến nỗi tưởng chừng như không thể thở nổi. Niềm hạnh phúc khơng chỉ là được thấy chồng bình n mà cịn là được thỏa mãn cơn thèm khát yêu thương những tháng ngày qua. Đối với Xuân, cảm giác ấy “như một món ăn ngon dở miệng, cơ thèm nó q trời”. Có thể thấy, nhu cầu tình dục là một nhu cầu tự nhiên cần được đáp ứng và người phụ nữ đã có cơ hội được nói lên điều đó một cách mạnh mẽ. Đó cũng là lý do khiến Xuân lên thẳng đơn vị mà Tuấn đóng quân trong ba ngày ở Lào Cai. Nhà văn đã để nhân vật tự bộc lộ qua những câu nói chân thật như những lời thú nhận, rằng: “Anh đã mở ra những cảm xúc mới trong em. Anh đã làm bừng tỉnh con sói cái trong em. Anh đã làm thức dậy cái bản năng nòi giống của em” [2,tr.34]. Những lần gặp nhau sau đó, hạnh phúc vẫn hiện diện ở bên họ nhưng tình u ấy khơng có được kết thúc

như họ mong muốn. Dẫu rằng, người ta cũng thấy lạ bởi vì “Cơ và anh ln như hai kẻ đói ăn khát uống từ hàng thế kỷ. Họ yêu nhau như thể ngày mai trái đất sẽ vỡ tung” [2,tr.38]. Nhưng họ vẫn khơng thể có con, đó là điều bất hạnh. Như vậy, ta thấy tình dục đã trở nên gần gũi hơn, được nói đến một cách tự nhiên như một phần cuộc sống của con người, một nhu cầu thuộc về bản năng như cơm ăn nước uống hàng ngày. Và khi nhu cầu ấy khơng được thỏa mãn đúng nghĩa thì dường như cũng là một bi kịch trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống hôn nhân.

Điều này càng rõ hơn ở nhân vật Từ. Nỗi khát khao được ở bên chồng sau khi sinh đứa con gái đầu lịng ở cơ thật sự q đỗi mãnh liệt. Là một người phụ nữ, Y Ban như thấu hiểu với nỗi lịng đó và đã diễn tả bằng những chi tiết cụ thể mà ở đó thế chủ động thuộc về người phụ nữ: “Từ xiết lấy chồng. Cô chờ đợi sự đi vào cuồng nhiệt của chồng (…) Từ nằm im lắng nghe cơ thể mình. Từ cong người để đón nhận chồng” [2,tr.62]. Bình thường, chồng của Từ ở trong cái lều vịt để vẽ vời một cái gì đó. Khi gặp nhau, Từ có cảm tưởng như hai vợ chồng đang “ngấu nghiến” nhau, không thể dứt ra được. Lúc nào Từ cũng rơi vào trạng thái ngất ngây không thể tả xiết. Hay khi Từ vừa xem xong cuốn băng với người bạn của mình là Yến, nhà văn Y Ban viết về nhân vật của mình như sau: “Từ không thể chờ cho hết cuốn phim. Từ có cảm giác rất muốn ngủ với chồng (…) Từ phi vào lều vịt của chồng” [2,tr.133]. Sự khát khao của một người đàn bà đã được thể hiện trực diện, mãnh liệt dưới ngòi bút của Y Ban: “Người Từ rạo rực kì lạ. Sự rạo rực đó làm căng tất cả các đầu mút thần kinh. Người Từ bắt đầu run lên. Từ cái nơi ấy phản lại một sự đau nhẹ. Là do đầu mút thần kinh ở chỗ đó căng thẳng quá, nó cần một sự nới lỏng” [2,tr.134]. Bước chân của Từ cứ hướng về phía lều vịt, nơi có Cương nhưng trong đầu Từ lại có những suy nghĩ, sự xấu hổ, sự ngại ngùng đã ngăn bước chân đó dừng lại. Có những đoạn, nhà văn Y Ban đã để cho ngịi bút của mình thỏa sức dạo chơi trong khu vườn chữ nghĩa khi viết về cuộc ân ái giữa vợ chồng Từ: “Hai cơ thể như hai nguyên tố hóa học cần có điều kiện là nhiệt độ mới xảy ra phản ứng hóa học. Người Từ cong lên đón nhận sự đi vào mãnh liệt của chồng. Từ cảm nhận được trạng thái ngất, cũng là lúc nham thạch phun trào” [2,tr.217]. Tình dục là một nhu

cầu tự nhiên của con người. Nhưng tình dục cịn là một hành vi văn hóa diễn ra giữa hai người và đòi hỏi cả hai phải cùng được thỏa mãn. Tuy nhiên địi hỏi đó nếu như có ai trong hai người khơng được đáp ứng thì đó chính là người phụ nữ. Quan tâm đến thiệt thòi tưởng như nhỏ bé nhưng lại rất quan trọng đó, Y Ban đã để cho nhân vật Từ bày tỏ những băn khoăn và lý giải về vấn đề này: “Tại sao có nhiều người đàn bà luôn than thở rằng, chồng khơng biết chiều, khơng biết cách làm tình, khơng bao giờ được thăng hoa, cả đời ngủ với chồng mà không được sướng bao giờ. Như vậy có nghĩa là, trong số chị em có chồng, nhiều chị em chưa bao giờ được chạm vào điểm G” [2,tr.242]. Từ cũng đã có quãng thời gian không cảm nhận được chồng như thế. Nhưng Từ ln có ý thức “giải cứu” cho mình khỏi cái “rắc rối” ấy trong quan hệ chồng vợ. Cô băn khoăn tự hỏi: “Tại sao có nhiều người đàn bà ln than thở rằng chồng không biết chiều, khơng biết cách làm tình, khơng bao giờ được thăng hoa, cả đời ngủ với chồng mà không được sung sướng bao giờ” [2,tr.242]. Và cơ nhận ra: “Như vậy có nghĩa là trong số chị em có chồng, có nhiều chị em chưa bao giờ được chạm vào điểm G” [2,tr.242]. Bản thân Từ cũng đã tìm cho mình chiếc chìa khóa riêng để tự khám phá cơ thể một cách kỹ lưỡng hơn. Và đó chính là cái khớp N mà Từ đã rất nghiêm túc nói với chồng mong muốn cùng được hợp tác để đạt tới cảm xúc thăng hoa. Hướng tới nữ quyền, Y Ban đã hướng tới những vấn đề rất đời thường, trần thế, song lại rất có ý nghĩa đối với người phụ nữ, kích thích ở họ niềm vui sống. Người phụ nữ có khát khao được dâng hiến nhưng họ cũng có khát khao được tận hưởng, được đạt tới sự khoái cảm trong tình dục. Đó là khát khao hồn tồn chính đáng và là biểu hiện của một cuộc sống có chất lượng cả về vật chất, tinh thần và lạc dục.

Nói tóm lại, thơng qua đề tài về tính dục, các nhà văn nữ muốn lên tiếng rằng con người phải được tôn trọng ở bản thể tự nhiên. Khơng cịn thụ động, phụ nữ hiện đại chủ động và chiếm thế thượng phong trong tình dục. Trong tiềm thức và hành động, nữ giới hằn sâu sự bình quyền thể xác. Thân xác của người phụ nữ như liều thuốc tinh thần có thể làm giảm mất mát, đau khổ cho người đàn ơng. Trong tình dục, quyền chủ động thân xác thuộc về đàn bà, ngôi vị thống trị của đàn ông đã bị

lật đổ. Như vậy, khi viết về đề tài tính dục bên cạnh việc bày tỏ nỗi khát khao thầm kín của người phụ nữ, các nhà văn cịn muốn khẳng định tình dục như một nhu cầu thiết thực và chính đáng của họ. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới để tiến tới một xã hội văn minh, giảm thiểu tối đa “tai nạn” cho nữ giới. Qua đó cũng thể hiện cái nhìn đầy thơng hiểu, nhân bản của các nhà văn đối với nữ giới. PGS. TS Nguyễn Đăng Điệp khi viết bài nghiên cứu về Vấn đề phái

tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại [5] đã có những kết

luận về vấn đề này. Trong đó khẳng định một trong những phương diện biểu hiện của âm hưởng nữ quyền đó là việc các nhà văn đã dám khai thác đề tài cấm kị một cách tự do, đặc biệt là đề tài tình dục. Ở những tác phẩm này, người phụ nữ không phải bao giờ cũng là nô lệ, là trị chơi tình dục của đàn ơng mà nhiều khi quyền chủ động thuộc về nữ giới. Và khi đó, tình dục trở thành phương tiện để họ thể hiện rõ nhất sự tự do bản ngã của mình. Cần phải hiểu đúng về cách nhìn nhận và khai thác đề tài tính dục của các nhà văn nữ. Đề cập đến những vấn đề riêng tư vẫn thường được giấu kín, mục đích của những sáng tác này là muốn khẳng định bản ngã của nữ giới so với nam giới. Vì thế trong tác phẩm chúng ta sẽ bắt gặp những chi tiết miêu tả những khối cảm tình dục nhưng điều đó khơng đồng nghĩa với việc coi giải phóng tình dục là con đường duy nhất để giải phóng cá nhân. Tình dục cần phải nhìn nhận vừa là một hoạt động bản năng vừa có ý nghĩa văn hóa. Thơng qua đề tài tính dục, nhà văn có thể gửi gắm những vấn đề nhân sinh một cách có nghệ thuật.

Hiểu như vậy, yếu tố sex trong Xuân Từ Chiều của Y Ban không chỉ là phương tiện để lơi cuốn, để “gắn bạn đọc với con chữ”, nó cịn là phương tiện để giáo dục: sex là nhu cầu bản năng, nhưng nó cũng là một trong những biểu hiện của tình u, nó cịn là văn hóa và giải trí. Con người chúng ta cần nhìn nhận nó dưới khía cạnh khoa học và nhân văn, để nó được đối xử một cách xứng đáng như cái tự nhiên vốn có. Đừng bao giờ lạm dụng tùy tiện để sex trở thành hành vi vơ văn hóa và cũng đừng bao giờ đè nén, hay áp đặt, gắn sex với bất kỳ một loại đạo đức nào, luân lý nào để nó mãi là sự khao khát không bao giờ được thỏa mãn của con người.

Bởi thiên chức của sex không phải chỉ là cách để bảo tồn nòi giống mà còn đem lại sự sung sướng, thăng hoa trong hạnh phúc của con người.

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban. (Trang 38 - 44)