Giọng điệu đan xen trữ tình và tự nghiệm

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban. (Trang 69 - 76)

Trong sáng tác của các nhà văn nữ, cùng với việc sử dụng ngôn ngữ, yếu tố giọng điệu cũng góp phần thể hiện ý thức nữ quyền một cách hiệu quả. Như đã nói ở trên, ý thức về giới đã quy định việc vận dụng ngôn ngữ và nó cũng đã chi phối đến sự lựa chọn giọng điệu.

Giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc tạo ra phong cách của nhà văn.

Với một nhà văn có khả năng nhận thức bao quát được nhiều chiều kích của hiện thực đời sống, thường sẽ có sự đa dạng về giọng điệu. Y Ban là một nhà văn như vậy. Trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều, ý thức nữ quyền được thể hiện ở sự đan xen giọng điệu trữ tình và tự nghiệm của các nhân vật.

Có thể nói giọng trữ tình là giọng điệu cơ bản để tạo nên chất nữ tính trong sáng tác của Y Ban. Cái nhẹ nhàng, thủ thỉ của chất trữ tình dường như thấm trong từng câu chữ, cất lên từ những lời tâm sự, thốt lên trong chính tâm hồn của nhân vật. Ở tiểu thuyết này, mặc dù câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba nhưng lại thể hiện rất đậm nét giọng điệu trữ tình. Một phần là nhờ vào lối kết cấu không xuống dòng, tác giả triển khai câu chuyện hoàn toàn theo dòng cảm xúc của nhân vật. Từ đó số phận của ba nhân vật nữ chính được kể với chất giọng dịu dàng, đằm thắm nhưng cũng pha lẫn nỗi xót xa, da diết. Đó là khi diễn tả tâm trạng của một người phụ nữ mất chồng, đêm đêm chỉ còn lại một mình cô đơn trong căn phòng trống trải: “Xuân không bao giờ dám giương cái tôi lên. Bao nhiêu oan trái của việc không có con, một mình Xuân gánh chịu. Bây giờ trong đêm bao phủ, không còn chồng nữa, cứ

khóc đi cho vơi nỗi niềm oan ức, tủi thân của người đàn bà” [2,tr.175]. Lúc đó, dòng chảy của suy nghĩ nhân vật sẽ trở thành lời tâm sự rất xót xa, có khả năng chạm đến trái tim người đọc. Đó có khi đơn giản là lời tâm sự của người vợ về những nỗi khát khao bình dị của người phụ nữ, họ cần sự quan tâm: “Không. Anh không phải tặng quà thường xuyên đâu, anh không phải tung hô, anh cũng không phải rên rỉ, chỉ thỉnh thoảng hôn em cũng được. Từ khóc lặng đi vì nghĩ lại có những đêm đã thèm cái ôm của chồng biết nhường nào” [2,tr.216]. Có lẽ vì thế nhiều độc giả cảm nhận được rằng trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều vang lên một tiếng lòng da diết của những thân phận đàn bà. Chất trữ tình còn khơi gợi ở người đọc những rung động trong tâm hồn chủ yếu bắt nguồn từ những dòng tâm sự, những cảm xúc chủ quan của nhân vật. Một giọng kể thong thả, chậm rãi, những sự kiện vốn đã ít lại bị nhấn chìm bởi cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.

Ở tiểu thuyết này ta thấy rừ ràng cú rất ớt những xung đột, phần lớn tập trung diễn tả những diễn biến tâm trạng, suy nghĩ về cuộc đời, về gia đình. Đó là lúc người mẹ ngắm con ngủ và suy nghĩ về thời gian, về tương lai đôi khi cũng là những đoạn tâm tình rất nhẹ nhàng nhưng sâu lắng: “Ngắm con ngủ, Từ rưng rưng muốn khóc, trong sâu thẳm Từ nghĩ thương con cháy lòng. Cái thời đại con đang sống có rất nhiều biến động. Liệu chỉ với tấm lòng mẹ có chở che được cho con không? Ngay cả bố mẹ của con đây, khi trong lòng mỗi người đều đau đáu về những hoài vọng lớn lao khác của cuộc đời để có lúc không còn nghĩ đến con chứ đừng nói là hi sinh vì con cái như những bậc sinh thành ngày trước, liệu con có bị tổn thương không? Liệu con có hiểu cho nỗi lòng của bố mẹ không?” [2,tr.209].

Đọc những dòng này ta không hề thấy một Y Ban gai góc, táo bạo, thay vào đó là một Y Ban dịu dàng đa cảm với trái tim giàu tình yêu thương. Đã có những lúc vì miếng cơm manh áo, Từ phải chịu đựng những lời nói xúc phạm của những vị khách thô lỗ. Thời gian trôi đi, Từ bỗng nhận ra mình đang dần đánh mất những ước mơ và hoài bão, đánh mất con người trước đây. Từ cảm thấy buồn vì điều đó và cô tự vấn lòng mình: “Sao mình thay đổi nhiều đến thế, trước đây mình mơ mộng thế, nay thì chỉ có nghĩ đến tiền” [2,tr.144]. Từ nhận ra cuộc sống của mình cứ nhàn

nhạt trôi qua, không có gì đặc biệt, nó khiến Từ không nhận ra bản thân mình nữa.

Từ viết lại đời sống của mình một cách chi tiết nhưng thật tẻ nhạt: “Cuộc sống của Từ bây giờ đều như đã được lên dây cót. Sáng dậy từ năm giờ, dọn hàng, bán hàng đến hơn chín giờ sáng, hôm muộn thì mười giờ, dọn hàng về đi chợ nấu cơm, ăn xong mười hai giờ đi ngủ đến ba giờ chiều, dậy chuẩn bị hàng đến bốn giờ đi đón con về tắm giặt cho con ăn, nấu cơm chiều để đấy, năm rưỡi sang nhà Yến đánh con đề, tối về ăn cơm, chơi với con đến khi nào con ngủ thì Từ cũng đi ngủ…”

[2,tr.145]. Ngày nào cũng một lịch trình như vậy, Từ không còn thời gian để sống cho những khát khao, mơ ước của riêng mình. Bản thân Từ cũng cảm thấy buồn và chua chát cho phận mình nhưng đó là cuộc sống của một người phụ nữ bao đời nay, không thể khác được. Diễn tả nỗi lòng của nhân vật một cách trực tiếp bằng chất giọng trữ tình đằm thắm khi nghĩ về thân phận, nhà văn Y Ban đã giúp người đọc có những trải nghiệm thú vị cùng với họ.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy Y Ban sử dụng những bức thư để diễn tả thế giới phong phú nhưng cũng rất sâu sắc của những người phụ nữ. Những bức thư chứa đựng tình yêu và niềm khao khát được Xuân gửi cho chồng trong những tháng ngày xa cách như một cách để gìn giữ tình yêu. Thư của Xuân được viết nên bởi nỗi nhớ mong đến mòn mỏi, những dòng tâm sự chan chứa cảm xúc tin yêu. Có thể nói giọng trữ tình, đằm thắm đã tạo cho trang viết của Y Ban một vẻ mềm mại, đầy nữ tính. Đó là những rung động trước một vẻ đẹp, là những tâm tình được thổ lộ giãi bày, là sự sẻ chia cảm thông với những nỗi đau bất hạnh của người phụ nữ. Tất cả đã làm nên cái hồn cốt, cái giai điệu có sức ám ảnh trong lòng người đọc.

Bên cạnh giọng trữ tình là chất giọng tự nghiệm được Y Ban viết lên trong tác phẩm như một niềm trăn trở. Khi con người ta từng trải, lại đa sầu, đa cảm, nặng lòng với cuộc đời này, họ sẽ có những nghiền ngẫm, chiêm nghiệm sâu sắc về nó.

Một tuổi thơ không phải lúc nào cũng bình yên, một cuộc sống gia đình cũng nhiều sóng gió, cộng với những năm tháng lăn lộn ngoài đời bằng đủ nghề để mưu sinh, Y Ban đã tích lũy cho mình những vốn sống phong phú, những kinh nghiệm, trải nghiệm để có thể nhìn cuộc đời đa chiều hơn. Những vốn sống, những kinh nghiệm

ấy không chỉ là chất liệu quý giá cho những trang viết của chị mà còn mang đến cho tác phẩm của chị một giọng điệu tự nghiệm thâm trầm nhưng sâu sắc.

Với đặc thù của giới nữ, lại tiếp cận hiện thực từ những vấn đề của cuộc sống đời thường nên Y Ban thường bộc lộ xu hướng chiêm nghiệm về nhân sinh thế sự theo cách nhìn riêng “rất phụ nữ”. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã từng nói: “Đời phần lớn là buồn. Ngày nọ rồi tới ngày kia. Mỗi ngày được thêu dệt bởi những nỗi buồn con con nhiều khi vô cớ”. Có lẽ chính vì thế khi đi vào tác phẩm văn học, con người vẫn là con người với nhiều nỗi buồn, nhiều khổ đau hơn là niềm vui, hạnh phúc. Trong sáng tác của Y Ban, hầu hết các nhân vật dù là được miêu tả trọn vẹn một cuộc đời, một số phận hay được cắt ra để chọn miêu tả một khoảnh khắc, một thời điểm thì đó vẫn là những cuộc đời, những thời điểm của nỗi đau, nỗi bất hạnh.

Điều đó lý giải vì sao Y Ban thường hay để cho nhân vật chiêm nghiệm về hạnh phúc trong tương quan với những cay đắng mà họ phải nếm trải. Viết về hạnh phúc, Y Ban triết lý: “Cũng như sự sung sướng, hạnh phúc luôn đi kèm theo đó là sự bất hạnh” [2,tr.159]. Viết về nỗi đau là một trong những thế mạnh của Y Ban, điều ấy có thể giải thích bởi cảm quan nhạy cảm tinh tế của nhà văn nhưng có lẽ cũng bởi chị nhận thấy sự nhiều vẻ của bi kịch cuộc đời, đặc biệt quan tâm phản ánh bi kịch của người phụ nữ. Nhìn bằng cái nhìn của một nhà văn, cảm dưới cái cảm của một người phụ nữ, nên nhiều triết lý về cuộc sống nói chung được viết ra cũng là triết lý về giới nữ hoặc triết lý dưới cái nhìn của giới nữ. Qua những nỗi đau mà nhân vật phải nếm trải, Y Ban đã bày tỏ quan điểm về cuộc sống. Cuộc sống là sự tổng hợp phong phú của cả cái xấu và cái đẹp. Bản thân cái xấu, cái đẹp cũng có muôn màu, muôn vẻ như những suối nguồn đổ ra biển cũng có dòng to, dòng nhỏ, có dòng nổi, dòng ngầm mà không phải lúc nào con người ta cũng nắm bắt hết được. Nhưng trong quan hệ giữa các mặt đối lập, chúng luôn tồn tại song song. Cái đẹp chưa bao giờ lấn hết được cái xấu và cái xấu cũng chưa bao giờ triệt tiêu được cái đẹp. Nhân vật Từ cũng đã có lúc nghiệm thấy điều này: “Từ bỗng ngộ ra rằng, nếu học Y thì cô chỉ có thể cứu chữa cho một số người thôi. Còn cả một xã hội thì chẳng có bác sĩ

nào cứu được cả. Bởi cái xã hội mà cô đang sống đây, nó không chỉ có một dòng chảy như con sông kia mà có rất nhiều dòng chảy ngầm” [2,tr.56].

Tiếp đó là cách nhìn về con người. Con người là một thế giới bí ẩn cần được tìm hiểu và khám phá. Bởi lẽ: “Ừ thì con người phải có lắm bộ mặt. Bảo con người chỉ có một bộ mặt thật. Cũng không thể bảo con người chỉ có một bộ mặt được.”

[2,tr.147]. Thật vậy, chỳng ta khụng thể hiểu rừ được bản chất của con người nếu họ cố tình che giấu con người thật của mình. Còn Xuân, sau khi trải qua bi kịch cuộc đời mình, cô hiểu được một thực tế: “Cái Tôi chỉ là một hạt cát” và “Ai biết giấu đi cảm xúc thì đó là những người anh hùng. Kẻ nào không biết che giấu cảm xúc của mình, ví như yêu lại gào lên tôi yêu, ghét lại gào lên tôi ghét, sợ lại gào lên tôi sợ, đói lại gào lên tôi đói… thì là những kẻ hèn nhát, là những kẻ bỏ đi” [2,tr.175].

Bên cạnh đó, họ thường nghiệm ra nhiều điều từ những gì làm cho họ đau khổ và viết nên những triết lý bình dị về “cuộc sống của người phụ nữ”. Trước hết là về số phận chung của người phụ nữ vẫn thường gánh chịu những nỗi đau, những bất hạnh trong cuộc sống. Đối với người phụ nữ, tình yêu và tình thương nhiều khi cũng là nguồn gốc của những khổ đau mà họ phải gánh chịu. Xuân dành cho chồng một tình yêu quá mãnh liệt nên càng tuyệt vọng trong khát khao làm mẹ. Và cũng chính vì tình thương đã lấy đi cuộc sống của cô Chiều. Cái chết của cô là sự lựa chọn duy nhất bởi lẽ cô không thể xa chồng con, xa ngôi nhà và từ bỏ tình thương của mình. Tưởng chừng đó là lối thoát nhưng lại là sự bế tắc cho một sự thật rằng khi người đàn bà còn yêu người đàn ông thì người đàn bà đó sẽ hy sinh tất cả cho người đàn ông mình yêu.

Và cũng có thể là vì những đứa con, bởi vì họ nghiệm ra rằng: “Con cái là phúc nhưng cũng là họa của cha mẹ đấy!” [2,tr.48]. Lý giải cho nỗi bất hạnh của Xuân, Từ đã hai lần nghĩ đến đó có thể là tai họa từ việc làm của hai chị em ở khu tập thể: “Từ nghĩ quẩn, hay là do cái hồi còn ở khu tập thể ấy, chị Xuân với Từ hay đi chôn những con người chưa được thành người. Rồi thì nó vận vào người.” [2,tr.51]. Còn bố mẹ chồng Xuân thì vẫn một giọng cay nghiệt: “Cái chính là đàn bà phải biết đẻ con. Đàn bà mà không biết đẻ con thì vứt đi.” [2,tr.86]. Có lẽ, họ còn nhận thấy lỗi lầm của chính mình. Như trường hợp của Từ, đôi lúc nhìn lại, cô bỗng nhận ra mình đã thay

đổi rất nhiều, ngày càng lấn sâu vào những âu lo đời thường và mơ ước trong cô không còn nữa. Từ đối diện với nỗi xót xa cho phận mình: “Ba mươi tư tháng Từ không đọc một quyển sách nào (…) Vậy là Từ đã thành một người chỉ chăm lo việc kiếm tiền (…) Trong bóng tối, Từ cười một cách chua chát, thì ra mình cũng là kẻ mơ mộng đấy chứ, thích kiếm tiền bằng cách đánh đề” [2,tr.146]. Đôi khi trải qua những đớn đau, họ thường triết lý về chính những thiệt thòi mà chỉ có những người đàn bà mới có thể thấu hiểu và sẻ chia cho nhau như lời của Xuân nói với Từ: “Đời nào thì phụ nữ cũng chịu thiệt thòi em ơi. Nhà nghèo cũng tại mình, chồng hư cũng tại mình, không con không cái cũng tại mình” [2,tr.75].

Từ trước đến nay Y Ban vẫn được biết đến là một nhà văn viết bằng sự nhạy cảm và trái tim yêu thương con người. Quan tâm và tôn trọng con người tự nhiên bản năng, Y Ban đã để nhân vật của mình bảo vệ những nhu cầu chính đáng của con người một cách quyết liệt bằng giọng triết luận có tính tổng kết với những lý lẽ thuyết phục: “Mọi cảm xúc của con người đều đang được nhân loại hoàn thiện cơ mà. Tại sao cảm xúc này lại luôn bị che giấu. Một người có thể nói to trước đám đông, tôi căm thù tội ác dã man, tôi yêu thương con trẻ, tôi đau xót đồng bào tôi bị thiên tai. Chẳng có người nào dám nói trước đám đông rằng, tôi ngủ với chồng tôi rất khoái. Tất nhiên đó là cảm xúc riêng tư, không cần phải nói trước đám đông.

Nhưng cũng không thể nói đó là cảm xúc xấu xa tội lỗi được” [2,tr.246].

Với giọng điệu tự nghiệm mang đầy suy tư trăn trở, con người trong sáng tác của Y Ban được soi rọi từ nhiều bình diện và tầng bậc, từ con người của tình cảm đến con người của lý trí, từ con người xã hội đến con người của bản năng tự nhiên. Họ đều là những con người bình thường, không được lý tưởng hóa. Họ khác nhau ở nhiều điểm, nhưng lại đều là những con người đã qua những trải nghiệm nỗi đau.

Những triết lý của họ có thể không hoàn toàn phù hợp với số đông, có thể chưa là chân lý nhưng đó là một phần có thực trong cuộc đời mà chúng ta không dễ gì phủ nhận. Bởi lẽ trước mỗi triết lý là cả một sự nếm trải những điều không suôn sẻ. Sau mỗi triết lý lại là những suy nghĩ trăn trở nghiêm túc về những vấn đề của cuộc sống.

Rừ ràng bằng giọng điệu này, nhà văn đó bộc lộ được nhõn sinh quan và thế giới

quan, bộc lộ được thái độ của người cầm bút trước hiện thực. Nó không chỉ làm tăng sức khái quát cho hình tượng nghệ thuật, nó còn tạo ra chiều sâu cần thiết cho tác phẩm.

Điều đặc biệt hơn là ở tác phẩm này, Y Ban đã khéo léo kết hợp giữa hai chất giọng trữ tình và tự nghiệm tạo nên hiệu quả biểu đạt cao, mang lại những suy ngẫm khôn nguôi ở người đọc về những vấn đề của cuộc đời, của con người.

Một phần của tài liệu Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Xuân Từ Chiều của Y Ban. (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)