Phim tƣ liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh phim tư liệu lịch sử phục vụ giảng dạy hai cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam (121978) và phía Bắc Tổ Quốc (21979). (Trang 29 - 32)

7. Bố cục đề tài

2.2.1.2. Phim tƣ liệu

Nói đến phim tƣ liệu, từ lâu, ngƣời ta đã cho rằng nhóm thể loại phim này có những chức năng chủ yếu nhƣ sau:

Thứ nhất: Chức năng thông tấn và báo chí. Đây chính là chức năng quan trọng nhất, chi phối toàn bộ quá trình xây dựng một bộ phim tƣ liệu nói chung. Từ đó, mỗi bộ phim đi sâu phản ánh một sự kiện, vấn đề hoặc con ngƣời cụ thể, với những mối quan hệ biện chứng, diễn biến, tác động qua lại, những xung đột và mâu thuẫn… Trong một thời gian hoặc không gian xác định, từ đó làm bật ra tƣ tƣởng chủ đề tác phẩm. Trong rất nhiều trƣờng hợp, ngƣời ta có thể tìm thấy trong phim tƣ liệu những thông tin xác thực, khách quan, mang tính thời sự nóng hổi, ngay cả khi nó phản ánh những vấn đề đã thuộc về quá khứ. Bên cạnh đó là những bộ phim chính luận với mục đích thông tin tuyên truyền phục vụ những sự kiện chính trị nổi bật , các ngày lễ lớn, nhân dịp kỉ niệm… Ngoài ra còn có thể kể đến những bộ phim đƣợc coi nhƣ một thứ vũ khí lợi hại chống lại những quan điểm, hành vi sai trái về chính trị, tƣ tƣởng…

Thứ hai: Chức năng giáo dục và nhận thức. Thông qua những hình ảnh chân thực về con ngƣời, sự việc, sự kiện, vấn đề… với tất cả sự phong phú và đa dạng của nó, phim tƣ liệu giúp nâng cao nhận thức và tƣ duy của ngƣời xem, thậm chí là góp phần định hƣớng tƣ tƣởng và thay đổi hành vi của họ. Hơn thế nữa, phim tƣ liệu còn có thể giúp ngƣời xem phát hiện bản chất có ý nghĩa triết học của hiện tƣợng và sự kiện, nâng sự kiện lên tầm khái quát hóa bằng hình tƣợng tiêu biểu, nhờ việc sử dụng một cách có hiệu quả các thủ pháp nghệ thuật (điều mà các thể loại báo chí truyền hình khác khó thực hiện đƣợc do đặc điểm thể loại, thời lƣợng và mục đích thông tin). Và cuối cùng, phim tƣ liệu có thể nhấn mạnh ý nghĩa xã hội của hiện tƣợng và sự kiện thông qua việc sử dụng các chi tiết điển hình, kết hợp với âm nhạc, tiếng động, lời bình, các thủ pháp dựng phim…tác động mạnh mẽ tới ngƣời xem, tạo nên một thứ “hiệu ứng dây chuyền”, lan rộng trong xã hội.

Thứ ba: Chức năng thẩm mĩ và giá trị tƣ liệu lịch sử. Không dừng lại ở việc miêu tả hiện thực một cách khách quan, trung thực, phim tƣ liệu (nhất là phim tƣ liệu nghệ thuật) còn chú trọng khai thác chất thơ với những ẩn dụ, tƣợng trƣng, ƣớc lệ… nhằm tác động tới cảm xúc thẩm mĩ của khán giả, khiến họ cùng vui, buồn, hờn, giận… với những hình ảnh trong phim. Mặt khác, chúng ta cũng không thể quên đƣợc rằng, mỗi bộ phim tƣ liệu, tự nó đã chứa đựng những giá trị tƣ liệu nhất định về lịch sử, văn hóa, đất nƣớc và con ngƣời. Điều này đặc biệt quan trọng đối với tất cả những gì đã thuộc về quá khứ, những sự việc, sự kiện đã trở thành lịch sử. Chẳng hạn nhƣ hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập; những ngƣời lính phất cao cờ đỏ sao vàng trên nóc hầm Đờ Cátxtri; B52 Mỹ cháy trên bầu trời Hà Nội… Đó là những hình ảnh mà không ai và chẳng bao giờ có thể bịa ra hay làm lại đƣợc.

Khi giảng dạy về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (12-1978), có thể sử dụng các nguồn phim tƣ liệu sau:

Bộ phim tài liệu “Biên giới Tây Nam - Cuộc chiến tranh bắt buộc” của đạo diễn Lê Phong Lan, do Đài truyền hình TP.HCM và Hãng phim truyền hình Bản Sắc Việt hợp tác sản xuất. Phim đƣợc ra mắt vào hôm 31.12.2013 tại TP.HCM.

Bộ phim gồm 10 tập, mỗi tập 30 phút nói về giai đoạn lịch sử 1975 - 1989 của dân tộc Việt Nam, một giai đoạn vốn đƣợc xem là "nhạy cảm", gắn liền với cuộc chiến tranh vệ quốc hƣớng biên giới Tây Nam và nhiệm vụ quốc tế cao cả của quân tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Campuchia.

Tập 1 : Đông Dƣơng https://www.youtube.com/watch?v=1rgHg_n7Lto TẬP 2 : Khmer đỏ https://www.youtube.com/watch?v=l1n6qr_m6r4 TẬP 3 : Phản bội https://www.youtube.com/watch?v=P492Y83Cpgw TẬP 4 : Phòng thủ https://www.youtube.com/watch?v=aZLRccZ1N6k TẬP 5 : Giúp bạn https://www.youtube.com/watch?v=1N0i0BAXiT8 TẬP 6 : Phản công https://www.youtube.com/watch?v=7R8ZnStTBWA TẬP 7 : Mặt trận 719 https://www.youtube.com/watch?v=Wpga2peH9aY Tập 8 : Hồi sinh https://www.youtube.com/watch?v=dtKTAd1rN3Y

Tập 9 : Vƣơng quốc Cambodia

https://www.youtube.com/watch?v=FClGWYLEOuE

Tập 10 : Việt Nam sứ mệnh vinh quang.

https://www.youtube.com/watch?v=hLfAtQI-6dk

Bộ phim đã tái hiện lại những hình ảnh sinh động, thông qua hồi ức của các nhân chứng và qua các nguồn sử liệu, tài liệu trong nƣớc và nƣớc ngoài với mục đích khẳng định sự nghiệp chính nghĩa cao cả, nhân văn và tự hào của dân tộc ta.

Thông qua phim, khán giả có thể hiểu đƣợc tại sao đây là cuộc chiến bắt buộc, vì sao máu lại chảy dọc biên giới Tây Nam vào những năm 1975 - 1978 khiến hơn 3 vạn thƣờng dân vô tội Việt Nam bị sát hại dã man, vì sao Khmer đỏ lại kích động thù hằn giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia...

Điều ấn tƣợng nhất về bộ phim là những hình ảnh sinh động và nguồn tƣ liệu hình ảnh hiếm có.

Dù điều này thuộc về "bí mật nghề nghiệp" nhƣng đạo diễn Lê Phong Lan cũng cho biết đó là nhờ vào kho phim tƣ liệu của Đài truyền hình TP.HCM, các nhân chứng lịch sử và những mối quan hệ của bà.

Bản thân đạo diễn cũng phải chuẩn bị tƣ liệu từ rất lâu, phải kiểm chứng, đối chiếu lời kể của các nhân chứng.

Ông Nguyễn Quý Hòa, Tổng Giám đốc Đài truyền hình TP.HCM, chia sẻ bộ phim nhằm gửi gắm thông điệp về tình hữu nghị, cùng tiến bộ giữa hai nƣớc Việt Nam - Campuchia.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh phim tư liệu lịch sử phục vụ giảng dạy hai cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam (121978) và phía Bắc Tổ Quốc (21979). (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)