Giới thiệu bài mới gây hứng thú cho học sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh phim tư liệu lịch sử phục vụ giảng dạy hai cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam (121978) và phía Bắc Tổ Quốc (21979). (Trang 52 - 54)

7. Bố cục đề tài

3.2.1.1. giới thiệu bài mới gây hứng thú cho học sinh

Về mặt tâm lý, có một số thầy cô cho rằng “dẫn dắt vào bài có thể có cũng đƣợc, không có cũng đƣợc”. chúng ta sẽ không bao giờ tập trung thậm chí bỏ thời gian ra để nghe ai nói một vấn đề gì mà nó không giải quyết đƣợc vấn đề cho bản thân chúng ta, cho xã hội. Tƣơng tự nhƣ vậy nếu trong giờ học mà học sinh không biết qua buổi học này giúp các em giải quyết vấn đề gì thì các em sẽ không bao giờ có thể tập trung, hứng thú học tập. Vì vậy trƣớc khi vào bài chúng ta nên dẫn dắt vào bài bằng cách đƣa ra những tình huống cụ thể mà thông qua bài học đó các em sẽ giải thích cũng nhƣ giải quyết đƣợc.

Ví dụ nhƣ: Trƣớc khi dẫn dắt vào bài học về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam (12-1978), giáo viên có thể trình chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học nhƣ nhƣ:

Hình ảnh một trong những núi xƣơng của tổng cộng gần 2 triệu ngƣời bị sát hại dƣới chế độ Khmer đỏ (Nguồn: http://infonet.vn/con-gai-cua-pol-pot-chay-tron-di-vang- post9708.info). Tấm bia ghi tội ác bọn Pol Pot thảm sát nhân dân Việt Nam ở Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) tháng 4-1978 (Nguồn: http://baodatviet.vn/quoc- phong/chien-truong-k-cuoc-chien-bat-buoc-2241903/). Sau đó giáo viên dẫn dắt :“Đây là những hình ảnh minh chứng cho tội ác của Pol Pot đối với chính người Campuchia và đối với nhân dân Việt Nam. Như vậy, để tìm hiểu rõ hơn về tội ác diệt chủng của Pol Pot cũng như nội dung của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam (12-1978) – cuộc chiến tranh vệ quốc mà cũng là một hành động nghĩa hiệp của nhân dân và quân đội Việt Nam giúp đỡ nước láng giềng Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng thì cô và các em sẽ cùng

đi vào bài học ngày hôm nay”.

Đối với bài giảng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc (2-1979) giáo viên có thể sử dụng hình ảnh để dẫn dắt vào bài mới theo hình thức sau:

Giáo viên sử dụng hình ảnh một bộ đội biên phòng của Việt Nam đã bị giết hại trong một cuộc tấn công ở Đồng Đăng (Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/culture- social-38992887). Chị Nông Thị Ty, ngƣời dân thôn Tổng Chúp, xã Hƣng Đạo còn sống sót sau trận càn quét của quân Trung Quốc(Nguồn:http://www.reds.vn/index.php/khoanh- khac-lich-su/12187-bien-gioi-phia-bac-thang-2-1979). Sau đó giáo viên dẫn dắt: “ Như các em thấy đấy hơn 37 năm trôi qua, nhưng mỗi lần nhắc lại những vết thương lòng vẫn còn âm ỉ cháy - vết thương của những người ở lại. Trong suốt thời kỳ chiến tranh biên giới Việt - Trung, không ít cán bộ chiến sĩ đã mãi mãi nằm lại ở những mảnh đất địa đầu của Tổ quốc. Và để tìm hiểu tường tận hơn về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc (2-1979) thì cô và các em sẽ cùng đi vào bài học ngày hôm nay”.

Thông qua hình thức sử dụng tƣ liệu hình ảnh để dẫn dắt vào bài mới sẽ kích thích đƣợc tính tò mò tìm hiểu của các em, làm cho học sinh sẽ có thái độ tích cực hơn khi

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tranh ảnh phim tư liệu lịch sử phục vụ giảng dạy hai cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Tây Nam (121978) và phía Bắc Tổ Quốc (21979). (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)