Những thuận lợi, khó khăn đối với xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lý 12 ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực (Trang 26 - 28)

7. Cấu trúc của đề tài

1.3.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy

Địa lí 12 ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực

1.3.3.1. Những thuận lợi

Các kiến thức Địa lí 12 là những kiến thức về Địa lí Việt Nam ( tự nhiên - kinh tế - xã hội) nên rất gần gũi với đời sống của HS. GV có thể dễ dàng trong việc xây dựng và sử dụng các bài tập theo định hướng phát triển năng lực cho HS. Phần lớn các HS bây giờ rất thích kiểu đánh giá quá trình với các dạng bài tập định hướng phát triển năng lực, đặc biệt là dạng bài tập gắn với các vấn đề thực tiễn. Đòi hỏi HS phải có sự tư duy logic để áp dụng các kiến thức được học để giải quyết vấn đề. HS không thích đánh giá theo kiểu truyền thống gắn liền với các kiến thức lí thuyết.

Có thể sử dụng linh hoạt cho tất cả các đối tượng HS, bất kể nền tảng kiến thức hoặc trình độ hiểu biết. Việc xây dựng và sử dụng các bài tập đánh giá theo các mức năng lực sẽ giúp cho từng đối tượng dễ dàng tự đánh giá được mức độ hiểu bài của mình và khả năng áp dụng các kiến thức lí thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Các em sẽ biết được trình độ năng lực hiện tại của bản thân để có thể điều chỉnh và có sự cố gắng nhằm cải thiện khả năng học Địa lí cũng như tình yêu với môn Địa lí.

Giúp loại bỏ sự bất bình đẳng trong quá trình học tập, HS nắm chắc “chất lượng kiến thức”. Các bài tập theo định hướng phát triển năng lực không nhất thiết chỉ được sử dụng cho mục đích đánh giá tổng kết mà cần được sử dụng nhiều hơn cho đánh giá quá trình. Cách đánh giá này phù hợp với xu thế đổi mới ngành giáo dục, đó là đánh giá vì sự tiến bộ của HS, giúp HS tự tin, thích học, học tốt, không so sánh HS này với HS khác. Có thể cung cấp cho phụ huynh và HS những phản hồi cụ thể về kết quả học tập, từ đó, có thể dẫn đến những hiểu biết rõ ràng hơn về tiến bộ và kỹ năng đạt được theo thời gian của người học.

1.3.3.2. Những khó khăn

Việc xây dựng và sử dụng các bài tập trong dạy học Địa lí 12 theo định hướng phát triển năng lực có thể gây khó khăn cho một số GV, đặc biệt là một số người đã sử dụng cách giảng dạy truyền thống trong suốt quá trình công tác trước kia của họ.

Hiện nay, những kiến thức được dạy trong một tiết học Địa lí 12 là khá nhiều, đôi khi không có nhiều thời gian để cho GV có thể sử dụng các bài tập để góp phần định hướng năng lực cho HS.

Một số HS còn cảm thấy khá nhàm chán với việc học môn Địa lí, đối với họ thì học các kiến thức lý thuyết cũng đã là khá mệt mỏi và họ cảm thấy việc GV sử dụng các bài tập định hướng phát triển năng lực là khá nặng với bản thân họ.

Các bài tập theo định hướng phát triển năng lực phải được xác định và phân loại cho phù hợp với từng đối tượng, điều này rất khó khăn trong quá trình áp dụng thực tế. bài tập theo định hướng phát triển năng lực phải có ý nghĩa và sáng tạo hơn thay vì các bài kiểm tra đơn thuần như trước kia. Phải kích thích được sự hứng thú, tìm tỏi, sáng tạo trong học tập của HS.

Giáo viên phải liên tục phải nhận thức được sự tiến bộ của HS, và do đó phải làm việc vất vả hơn để có thể giúp HS đạt được các chuẩn đầu ra về năng lực.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lý 12 ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)