Kết quả điều tra HS

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lý 12 ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc của đề tài

1.5.2. Kết quả điều tra HS

- Về hứng thú của HS đối với các bài tập để đánh giá năng lực:

Bảng 1.5: Cảm nhận của HS về mức độ hứng thú với bài học khi GV sử dụng các bài tập theo định hướng phát triển năng lực

Thái độ của HS Số lượng GV Tỷ lệ (%)

Rất hứng thú 3 37,5

Khá hứng thú 4 50

Ít hứng thú 1 12,5

Không hứng thú 0 0

Bảng 1.5 chỉ ra rằng, đa phần theo cảm nhận của các HS thì khi sử dụng các bài tập theo định hướng phát triển năng lực thì HS chỉ dừng lại ở mức khá hứng thú. Còn 37,5% HS cho rằng rất hứng thú đói với bài tập phát triển năng lực mà GV đã giao cho vì nó thực sự kích thích được tính sáng tạo và độc lập về tri thức của HS, rèn luyện cho HS kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Tuy nhiên vẫn còn 12,5% HS cho rằng ít hứng thú vì cảm thấy các kiến thức lí thuyết đã quá nặng nề, việc giao thêm các bài tập khiến cho họ cảm thấy mệt mỏi. Và theo cảm nhận của HS thì không có HS nào là không hứng thú đối với bài tập theo định hướng phát triển năng lực mà GV đã xây dựng.

Bảng 1.6: Tổng hợp kết quả khảo sát HS khối 12 trường THPT Thanh Khê Câu hỏi Tổng số HS Nội dung trả lời Kết quả Số HS Tỉ lệ (%) 1. Các em đã gặp những bài tập Địa lí gắn liền với các vấn đề thực

tiễn bao giờ chưa? 80

Thường xuyên 10 12,5

Thỉnh thoảng 20 25

Rất ít khi 40 50

Chưa bao giờ 10 12,5 2. Em có thích được làm các bài

tập Địa lí có dạng như vậy không? 80

Rất thích 60 75

Bình thường 20 25

Không thích 0 0

3. Theo em bài tập Địa lí dạng này giúp cho các em được vận dụng kiến thức khoa học Địa lí vào thực tiễn không?

80

Có 80 100

Không 0 0

Với câu hỏi về việc HS đã gặp hay chưa những bài tập Địa lí có dạng gắn liền với thực tiễn, cho thấy các em rất ít khi được cọ sát với những bài tập mang tính thực tiễn, đòi hỏi HS phải vận dụng kiến thức khoa học Địa lí vào giải quyết vấn đề. Tỉ lệ HS thường xuyên gặp những bài tập này chiếm tỉ lệ nhỏ 12,5%, còn HS cho rằng chưa bao giờ gặp vẫn còn chiếm 12,5%, đã gặp nhưng rất ít chiếm tỉ lệ lớn 50%. Đây là khó khăn để đạt được mục tiêu giáo dục yêu cầu HS phải vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy trong dạy học, GV cần tăng cường đưa những bài tập mang tính thực tiễn vào để HS cọ sát và vận dụng.

Về việc các em có hứng thú với các bài tập dạng này không thì có tới 75% các em cho rằng rất thích, tỉ lệ nhỏ cho là bình thường và không có HS trả lời không thích. Đặc biệt 100% HS cho rằng đây là dạng bài tập các em vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Mặc dù kết quả chưa cao, các em cũng chưa hài lòng về kết quả bài làm của mình, xong nhìn chung HS rất hào hứng với các dạng bài tập Địa lí mới mẻ với các em.

Qua khảo sát đối với HS, chúng tôi rút ra nhận xét như sau: - HS còn bỡ ngỡ với bài tập nhận thức Địa lí mang tính thực tiễn.

- Năng lực đọc hiểu, năng lực vận dụng kiến thức khoa học Địa lí vào giải quyết vấn đề thực tiễn còn thiếu.

- Dạng bài tập định hướng phát triển năng lực Địa lí mang tính thực tiễn đã mang lại sự hứng thú trong tìm tòi, khám phá tri thức Địa lí.

Sau khi nghiên cứu về bài tập theo định hướng phát triển năng lực chúng tôi thấy rằng các bài tập sẽ góp phần khắc phục những tồn tại trong dạy học Địa lí tại các trường THPT hiện nay và đưa dạy học Địa lí theo hướng phát triển năng lực.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lý 12 ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực (Trang 32 - 34)