Sử dụng bài tập trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lý 12 ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực (Trang 49)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.2.Sử dụng bài tập trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực

2.2.2.1. Sử dụng bài tập để khởi động bài học

Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tò mò tìm hiểu của học sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy để tạo nên hứng thú học tập cho học sinh trong suốt quá trình diễn ra tiết học. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết GV khi thiết kế kế hoạch dạy học thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề thiếu thời gian, cháy giáo án… do đó tiết học tương đối khô khan, thiên về lý thuyết và giảng giảng mà thiếu di sự hợp tác tích cực của HS ; ngay từ bước vào bài HS đã có tâm lý thụ động chờ GV dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều, từ đó sẽ khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.

Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Sử dụng các bài tập khởi động sẽ kích thích tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của HS ngay từ đầu tiết học.

Như vậy có thể hiểu, các bài tập dạng này chưa đòi hỏi sự tư duy cao, không quá coi trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc, lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động phía sau đó.

Ví dụ: Khi dạy Địa lí 12 bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta Câu 5: (2 điểm)

HS đặt mình vào vai trò của một vị chủ tịch tỉnh, có thể đứa ra các quan điểm cá nhân để giải quyết nhưng cũng cần đảm bảo một số ý sau:

- Xây dựng kế hoạch, phòng chống thiên tai, phương án ứng phó thiên tai ở các cấp địa phương.

- Cần xác định , rà soát, đánh giá các vùng trên địa bàn tỉnh có nguy cơ cao xảy ra lũ quét.

- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về công tác ứng phó với thiên tai nói chung và lũ quét nói riêng.

GV sử dụng bản đồ dân tộc Việt Nam ( Atlat trang 16) và các mẫu bìa có ghi một số dân tộc đông dân của Việt Nam.

Hình 2.3. Bản đồ dân tộc Việt Nam

Câu hỏi 1: Hãy gắn các dân tộc đúng với nơi phân bố của nó. Nêu ý nghĩa về sự đa dạng dân tộc ở nước ta.

Câu hỏi 2: Ở nước ta, dân tộc nào sau đây có số dân đông nhất? A. Dân tộc Kinh

B. Dân tộc Thái C. Dân tộc Tày D. Dân tộc Mường

2.2.2.2. Sử dụng bài tập để đánh giá trong quá trình dạy học trên lớp

Sử dụng bài tập để đanh giá trong quá trình dạy trên lớp là hình thức đánh giá phổ biến hiện nay trong các trường học và là việc tự nhiên của cả việc dạy và học. Nó thường được thực hiện nhiều lần mỗi giờ học khi GV và HS đặt các câu hỏi về nội dung bài học, báo cáo về nhiệm vụ của họ, và đưa ra quyết định về việc phải làm gì tiếp theo. Các mục tiêu bài học là gì? Người học hiện đang ở mức độ nào của mục tiêu dạy học? Làm cách nào để HS đạt được mục tiêu bài học? Mục đích chính của việc sử dụng bài tập để đánh giá trong quá trình dạy học trên lớp ở đây là để giúp HS nâng cao chất lượng việc học. Các dữ liệu thu thập được và thảo luận trong quá trình đánh giá trên lớp học cũng có thể được sử dụng để truyền đạt thông tin quan trọng về các HS để các bậc cha mẹ và người lớn khác có quan tâm.

Sử dụng bài tập để đánh giá trong quá trình dạy học trên lớp học không tách rời quá trình dạy học, nó không nhằm mục đích chính là xác nhận như đánh giá diện rộng mà chủ yếu là thu nhận các phản hồi từ người học và nhằm cải thiện quá trình dạy học, nói cách khác mục tiêu chính là để hiểu rõ hơn việc học tập của người học và do đó để nâng cao chất lượng học.

Sử dụng bài tập để đánh giá trong quá trình dạy học trên lớp là hình thức đánh giá tập trung vào quan sát và cải thiện việc học hơn là quan sát và cải thiện việc dạy. Cá nhân người dạy là người quyết định đánh giá cái gì, cách đánh giá và cách đáp ứng lại các thông tin thu được thông qua đánh giá.

Thông qua đánh giá trong quá trình dạy trên lớp, người học củng cố được nội dung học tập và kỹ năng tự đánh giá, người dạy làm rõ thêm trọng tâm dạy học bằng cách tập trung vào 3 câu hỏi: Các kỹ năng và kiến thức cần thiết tôi đang cố gắng dạy là gì? Tôi có thể phát hiện ra liệu người học có học hay không bằng cách nào? Và làm thế nào tôi có thể giúp người học học tập tốt hơn?

Mục đích của sử dụng bài tập để đánh giá trong quá trình dạy học là cải thiện chất lượng học tập của người học, không phải cung cấp bằng chứng để đánh giá và quyết định việc lên lớp, nó cung cấp thông tin về cái gì người học đang học,học được bao nhiêu và học tốt như thế nào. Vì vậy, sử dụng bài tập để đánh giá trong quá trình dạy học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học ở các trường phổ thông.

Ví dụ: Khi dạy bài 17 Địa lí 12: Lao động và việc làm Sau khi dạy xong mục 1: Nguồn lao động

Để xem HS đã nắm rõ kiến thức lý thuyết mà giáo viên vừa giảng dạy, và năng lực áp dụng vào thực tiễn, GV có thể cho HS làm bài tập nhỏ sau:

Bảng 2.2. Năng suất lao động theo giờ năm 2018 giữa các quốc gia Châu Á

Nước Năng suất lao động ( USD/ giờ)

Singapore 49,5 Nhật Bản 38,4 Hàn Quốc 24,4 Malaysia 20,5 Thái lan 10 Indonesia 9,9 Philippines 6,9 Ấn Độ 5,5 Việt Nam 3,4 Campuchia 1,8 Nguồn: loigiaihay.com

Câu hỏi 1: Hãy đưa ra nhận định của em về năng suất lao động nước ta so với các nước trong khu vực.

Câu hỏi 2: Nguyên nhân nào dẫn đến năng suất lao động nước ta còn thấp?

Câu hỏi 3: Nếu là một nhà lãnh đạo, theo em giải pháp nào là quan trọng nhất để nâng cao năng suất lao động ở nước ta?

2.2.2.3. Sử dụng bài tập để giao nhiệm vụ về nhà cho HS

Theo định hướng phát trển năng lực người học như hiện nay, đặc biệt đề cao vai trò tự chiếm linh tri thức của người học thì các bài tập để giao nhiệm vụ về nhà, giúp HS nâng cao khả năng tư duy, áp dụng các kiến thức vào thực tiễn có vai trò rất quan trọng đối với quá trình giáo dục nói chung và giảng dạy Địa lí 12 ở trường THPT nói riêng.

Bài tập về nhà được định nghĩa là thời gian học sinh dành bên ngoài lớp học trong các hoạt động học tập được chỉ định. Mục đích của bài tập về nhà nên được thực hành, củng cố, hoặc áp dụng các kỹ năng và kiến thức có được. Bài tập về nhà phục vụ để (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phát triển các kỹ năng học tập thường xuyên và khả năng hoàn thành bài tập một cách độc lập. Bài tập về nhà đóng góp vào việc xây dựng trách nhiệm, kỷ luật tự giác và thói quen học tập suốt đời.

Khi sử dụng bài tập để giao nhiệm vụ về nhà phải giúp HS thông qua việc hoàn thành bài tập, HS sẽ có thể có kiến thức mới, kỹ năng mới hoặc có trải nghiệm mới mà họ có thể không có. Bài tập để giao nhiệm vụ về nhà không nên bao gồm một nhiệm vụ thô sơ đang được chỉ định đơn giản vì lợi ích của việc chỉ định một cái gì đó. Bài tập về nhà nên có ý nghĩa. Nó nên được xem như là một cơ hội để cho phép HS thực hiện các kết nối thực tế với nội dung mà họ đang học trong lớp học, giúp HS tăng kiến thức mới về những điều đã được học.

Ví dụ: Sau khi học xong bài 24 Địa lí 12:Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp, GV có thể sử dụng bài tập sau để giao nhiệm vụ về nhà cho HS.

Bảng 2.3. Sản lượng thủy sản của nước ta ( nghìn tấn)

Năm Tổng Chia ra Khai thác Nuôi trồng 2016 5534 2419,2 3114,8 2017 7225 3389,3 3835,7 2018 7757 3603 4154 Nguồn: Tổng cục thống kê

Câu hỏi 1: Nhận xét sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2016- 2018. Câu hỏi 2: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên?

Câu hỏi 3: Nếu em là một nhà lãnh đạo trông ngành thủy sản của nước ta, em có những đề xuất gì để góp phần phát triển bền vững ngành thủy sản của nước nhà.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ, NGUYÊN TẮC THỰC NGHIỆM

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

- Khẳng định hướng đi đúng đắn và cần thiết và cần thiết của đề tài trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Nghiên cứu hiệu quả của quá trình dạy học thông qua hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực.

- Đối chiếu kết quả của nhóm thực nghiệm với kết quả của nhóm đối chứng. Từ đó xử lí, phân tích kết quả để đánh giá chất lượng nội dung và khả năng áp dụng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực do tôi đề xuất trong dạy học Địa lí lớp 12 ở trường THPT Thanh Khê.

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Để đạt được những mục đích trên, thực nghiệm sư phạm triển khai những nội dung sau:

- Biên soạn tài liệu thực nghiệm theo nội dung của khóa luận. - Lựa chọn nội dung và địa bàn thực nghiệm sư phạm.

- Kiểm tra đánh giá, phân tích và xử lý kết quả TNSP.

+ Dùng hệ thống các bài tập đã xây dựng ở chương 2 để kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng các bài tập, đồng thời đánh giá chất lượng của các bài tập đã xây dựng.

+ Điều tra ý kiến GV, HS về tình hình sử dụng bài tập theo hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Địa lí 12 ở trường THPT Thanh Khê.

+ Đánh giá bài kiểm tra, thu thập số liệu, phân tích kết quả TNSP.

3.1.3. Nguyên tắc thực nghiệm

Khi tiến hành thực nghiệm cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính khoa học, khách quan về thời lượng học, khối lượng kiến - Bài thực nghiệm phải là bài có trong chương trình SGK.

- Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng phải có các điều kiện sau: + Trình độ HS tương đương nhau, HS có ý thức học tập.

+ Số HS tương đương nhau.

+ Cùng do một GV giảng dạy.

- Kết quả thực nghiệm được đánh giá khách quan, khoa học với các bài kiểm tra kiến thức và kĩ năng của HS.

3.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

3.2.1. Nội dung thực nghiệm

- Bài thực nghiệm:

+ Bài thực nghiệm số 1: Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng ( tiết 1) + Bài thực nghiệm số 2: Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng ( tiếp theo) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo án thực nghiệm: Có xây dựng và sử dụng các bài tập trong dạy học Địa lí 12 ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.

- Giáo án đối chứng: Soạn theo cách thông thường. - Tiến hành giảng dạy: Dạy theo giáo án đã soạn.

- Tiến hành kiểm tra đánh giá: Sau khi dạy xong bài 11+12. Thiên nhiên phân hóa đa dạng . Chúng tôi đã tiến hành cho HS làm bài kiểm tra.

3.2.2. Phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm được thực hiện trong đề tài này là phương pháp tương tự theo mô hình xã hội, mà cơ sở logic của nó là phương pháp loại suy. Quá trình thực nghiệm được tiến hành trên 2 nhóm: Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng do cùng giáo viên giảng dạy và được kiểm tra cùng một đề.

3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM

Đề tài thực nghiệm ở trường THPT Thanh Khê - TP Đà Nẵng + Lớp 12/1: lớp thực nghiệm có 40 HS

+ Lớp 12/7: lớp đối chứng có 40 HS

Thực hiện giảng dạy có sử dụng các bài tập theo định hướng phát triển năng lực mà đã xây dựng.

3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.4.1. Xử lý kết quả thực nghiệm

Sau khi kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của mỗi HS thì tiến hành xử lý kết quả thực nghiệm để phân loại HS. Từ đó so sánh kết quả của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng để rút ra kết luận cho tính khả thi của đề tài.

Quá trình xử kết quả thực nghiệm được diễn ra theo các bước như sau:

- Bước 1: Tiến hành chấm điểm HS nhóm thực nghiệm và đối chứng theo thang điểm từ 1 đến 10. Theo tiêu chí:

+ Loại yếu: Dưới 5 điểm

+ Loại trung bình: Từ 5 đến 6 điểm. + Loại khá: Từ 7 đến 8 điểm

+ Loại giỏi: Từ 9 đến 10 điểm

- Bước 2: Thống kê kết quả sau khi chấm điểm.

- Bước 3: Tính điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Bước 4: Xử lý kết quả theo các thang bậc từ yếu đến giỏi để so sánh, đối chiếu và rút ra kết luận:

- Kết quả kiểm tra kiến thức HS sau khi học xong bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng ( tiết 1) và bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức HS sau khi học xong 2 bài thực nghiệm ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Nhóm

Số HS Kết quả bài kiểm tra

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

TN 40 7 18 30 75 3 7 0 0

ĐC 40 4 10 25 62 11 28 0 0

Từ kết quả trên cho thấy lớp thực nghiệm lần hai có kết quả cao hơn hẳn lần một. Điều đó cho thấy HS đã làm quen với cách học này. Trong đó lớp đối chứng vẫn còn nhiều hạn chế.

% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

3.4.2. Nhận xét kết quả thực nghiệm * Về mặt định lượng: * Về mặt định lượng:

Dựa vào kết quả thực nghiệm chúng tôi nhận thấy kết quả học tập của HS lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể như sau:

Ở lớp thực nghiệm HS đạt khá giỏi chiếm tỉ lệ cao ( giỏi 18 % và khá chiếm 75%).., trong đó bài HS đạt loại TB là 7 % và yếu là 0%. Các bài trả lời của HS tương đối tốt, trả lời đúng vào trọng tâm của câu hỏi. HS biết chọn lọc kiến thức, sắp xếp kiến thức logic thể hiện sự tìm tòi sáng tạo, có khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn và có nhận xét riêng.

Ở các lớp đối chứng tỉ lệ HS đạt khá giỏi thấp hơn chiếm 10% tỉ lệ giỏi cà 62 % khá. Tỉ lệ HS đạt loại TB chiếm 28% và loại yếu là 0 %. Các bài kiểm tra của HS trả lời thường dàn trải, không tập trung vào trọng tâm câu hỏi, không lập luận logic.

Chất lượng học tập ở lớp thực nghiệm nâng lên rõ rệt sau hai lần thực nghiệm. Tuy nhiên tỉ lệ HS đạt loại TB vẫn chiếm 7%. Như vậy vậy nếu GV thường xuyên xây dựng và sử dụng bài tập phát triển năng lực kết hợp với áp dụng các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thì chắc chắn kết quả học tập sẽ được cải thiện. * Về mặt định tính 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Giỏi Khá Trung Bình TN ĐC

Cùng với kết quả định lượng trên, chúng tôi tiến hành quan sát phỏng vấn GV và HS, thăm dò ý kiến HS cả lớp TN và lớp ĐC thông qua phiếu hỏi ý kiến HS. Thông qua

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lý 12 ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực (Trang 49)