Quy trình xây dựng bài tập

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lý 12 ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực (Trang 36 - 49)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Quy trình xây dựng bài tập

2.2.1.1. Quy trình

Phần này trình bày quy trình xây dựng bài tập đánh giá KQHT của HS trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực. Quy trình khái quát được trình bày dưới đây (hình 2.1):

Hình 2.1: Quy trình xây dựng bài tập trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực

Xác định mục đích, mục tiêu, đối tượng và phương pháp đánh giá Phát triển ý tưởng và phác thảo

bài tập

Thu thập, biên tập thông tin, tư liệu và các dạng đồ họa Hoàn thiện bài tập đánh giá

CÁC BƯỚC

Trong bài học, sách báo, tạp chí, mạng Internet…

 Mục đích, đối tượng

 Năng lực, thành tố

 Hình thức, phương pháp

Đoạn văn bản, bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, video clip…

Bài tập hoàn chỉnh, kèm theo các tiêu chí đánh giá

NỘI DUNG Xây dựng công cụ thu thập thông tin phản hồi Xây dựng công cụ chấm điểm Xác định công cụ chấm điểm Biên soạn công cụ chấm điểm

Đáp án/bảng kiểm/rubric

Theo cách thức riêng đối với từng công cụ

2.2.1.2. Kĩ thuật thực hiện quy trình

Bước 1: Xác định mục đích, mục tiêu, đối tượng, phương pháp đánh giá

- Mục tiêu của môn học là những gì HS cần phải đạt được sau khi học xong môn học, nó bao gồm các thành tố:

+ Hệ thống các kiến thức khoa học gồm cả các phương pháp nhận thức. + Hệ thống kĩ năng kĩ xảo.

+ Khả năng vận dụng kiên thức vào thực tế.

+ Thái độ, tình cảm đối với nghề nghiệp, đối với xã hội.

- Mục đích học tập là những gì HS cần có được sau khi đã học xong một đơn vị kiến thức, một quy tắc nào đó. Mục đích học tập có thể bao gồm các phần sau đây:

+ Lĩnh hội tri thức nhân loại nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức về tự nhiên và xã hội;

+ Trang bị kiến thức để đáp ứng nhu cầu về thi tuyển, nghề nghiệp và cuộc sống; + Thu thập những kinh nghiệm để có thể độc lập nghiên cứu, hoạt động sau này. Giữa mục tiêu của môn học, mục đích học tập và đánh giá hoạt động học tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu mục tiêu của môn học và mục đích học tập được xác định đúng đắn thì chúng hỗ trợ cho nhau trong việc đánh giá, đạt được yêu cầu đề ra của công việc đánh giá kết quả học tập của HS. Mục tiêu của môn học và mục đích học tập là cơ sở cho việc xác định nội dung chương trình, phương pháp, hình thức và quy trình dạy học và học tập. Đồng thời nó cũng là cơ sở để chọn phương pháp, hình thức và quy trình đánh giá hoạt động học tập của HS. Đánh giá kết quả học tập dựa trên tiêu chí của mục tiêu dạy học sẽ nhận được thông tin phản hồi chính xác nhằm bổ sung, hoàn thiện quá trình giáo dục.

- Tất cả các HS đều là đối tượng được sử dụng các bài tập đánh giá KQHT trong dạy môn Địa lí lớp 12 THPT. Trong dạy học môn Địa lí lớp 12 THPT, căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của việc đánh giá các năng lực, khi thực hiện có thể tiến hành đánh giá đối với tất cả HS của một lớp, một số HS của lớp (nhóm HS hoặc một số HS bất kì trong lớp học) hoặc một cá nhân HS cụ thể của lớp.

- Tùy theo mục tiêu và yêu cầu của việc đánh giá các năng lực mà các bài tập có thể được sử dụng các phương pháp như kiểm tra viết. dự án, thuyết trình… cho hình thức đánh giá tổng kết hay là đánh giá quá trình cho phù hợp.

Bước 2:Phát triển ý tưởng và phác thảo bài tập

Ý tưởng về bài tập là những suy nghĩ ban đầu của GV về cách thức và cấu trúc của bài tập sẽ xây dựng. Chẳng hạn, xây dựng bài tập dựa trên các hình ảnh có nội dung địa lí; xây dựng bài tập dựa trên bản đồ, đoạn thông tin kết hợp với hình ảnh, biểu đồ và các dạng đồ họa khác. Các ý tưởng về bài tập cần được hình thành dựa trên cơ sở những hiểu biết về năng lực, các thành tố đánh giá năng lực và nội dung đánh giá đã được xác định. GV trên cơ sở nghiên cứu kĩ nội dung bài học, dựa vào những nội dung đánh giá đã xác định để hình thành ý tưởng ban đầu. Các ý tưởng về bài tập liên quan đến các thành tố đánh giá là rất phong phú, đòi hỏi ngoài hiểu biết chuyên môn và khả năng tư duy sáng tạo, GV cần huy động thêm vốn kiến thức xã hội. Bên cạnh nghiên cứu SGK, GV có thể dựa vào những định hướng sau đây để có thêm các ý tưởng xây dựng bài tập:

- Nghiên cứu hệ thống bản đồ đa dạng, gắn liền với các chủ đề dạy học trong Átlát Địa lí Việt Nam để tìm ra những ý tưởng liên quan đến việc xây dựng bài tập.

- Tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề diễn ra xung quanh cuộc sống. Chẳng hạn như các vấn đề về dân số, lao động, việc làm, môi trường, tai biến thiên nhiên... để yêu cầu HS liên hệ, giải thích, đề xuất giải pháp giải quyết một số vấn đề. Các bài tập được xây dựng dựa trên những ý tưởng này thường có tính thực tiễn cao.

- Ngoài ra, GV có thể thông qua việc nghiên cứu các tài liệu chuyên khảo, các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu hoặc thông qua các thông tin trên báo chí, truyền hình, mạng Internet… để có thêm ý tưởng về bài tập cần xây dựng.

Dựa trên ý tưởng đã được phát triển GV tiến hành các phác thảo về bài tập (có thể lựa chọn ý tưởng tốt nhất trong trường hợp có nhiều ý tưởng về bài tập). Cấu trúc của một bài tập thường có phần dẫn và câu hỏi, trong trường hợp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm sẽ có thêm phần các phương án lựa chọn. Do đó các phác thảo ban đầu cần chỉ ra được nguồn lực để xây dựng phần dẫn. Chẳng hạn, phần dẫn được xây dựng dựa trên một bản đồ, hình ảnh, biểu đồ… Tiếp đó GV phác thảo một số câu hỏi, những yêu

cầu và các tiêu chí đánh giá kèm theo (nếu có).

Bước 3: Thu thập dữ liệu, biên tập thông tin và các dạng đồ họa

GV dựa vào ý tưởng và phác thảo đã thực hiện ở bước trên để xác định các dữ liệu cần thu thập cho bài tập. Các ý tưởng về bài tập đánh giá KQHT của HS trong dạy học Địa lí 12 theo định hướng phát triển năng lực thường cần đến các nguồn thông tin và/hoặc các dạng đồ họa. Giáo viên dựa vào những phác họa đầu tiên về bài tập để tiến hành tìm kiếm tư liệu cần thiết để xây dựng bài tập. Một ý tưởng về nội dung đánh giá có thể cần nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng các tư liệu có sẵn và đưa ra câu hỏi dựa trên các tư liệu này. Trong nhiều trường hợp khác, các ý tưởng về bài tập được phát triển một cách sáng tạo và đa dạng sẽ đòi hỏi các tư liệu cần được biên tập theo ý đồ riêng của họ. Ví dụ: GV có thể xây dựng tư liệu cho bài tập bằng cách việc sử dụng các thao tác tóm tắt, cắt ghép... thông tin của một hoặc một số bài báo, đoạn văn có nội dung địa lí. Giáo viên cũng cần phát triển các bài tập dựa trên các bản đồ, sơ đồ, biểu đồ hay video clip do mình biên tập.

Để xây dựng bài tập, GV cần có nguồn thông tin và dữ liệu đa dạng. Vì thế, không nên dựa vào số lượng hạn chế các bài tập có sẵn trong SGK. Thông tin và hệ thống tư liệu trong SGK để xây dựng bài tập cũng hạn chế, thiếu tính cập nhật. Trong khi đó, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực đòi hỏi GV phải tăng cường xây dựng bài tập có tính thực tiễn. Do đó, GV cần đa dạng hóa nguồn thông tin và dữ liệu để xây dựng bài tập một cách hiệu quả thông qua nghiên cứu để đưa vào trích dẫn các phân tích, kết luận, kết quả nghiên cứu trong các sách chuyên khảo, sách tham khảo lĩnh vực Địa lí và lĩnh vực khác có liên quan, các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Địa lí đã được xuất bản hoặc công bố trên các tạp chí khoa học; tìm kiếm và đưa vào câu hỏi, bài tập một số hiện tượng địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội diễn ra trong thực tế. Giáo viên đồng thời có thể tìm kiếm, cập nhật các thông tin về một số vấn đề có tính thời sự liên quan đến nội dung môn học từ các nguồn trên Internet, báo chí…

Các nguồn thông tin và dữ liệu sau khi đã tìm kiếm được GV có thể đưa vào sử dụng trực tiếp hoặc biên tập lại để xây dựng bài tập. Thông thường, GV thường phải biên tập lại để có thể xây dựng câu hỏi, bài tập theo các ý tưởng của riêng mình, phục vụ hiệu quả cho hoạt động đánh giá. Giáo viên cần lưu ý, đối với các thông tin và dữ

liệu đưa vào xây dựng bài tập đánh giá dù là sử dụng trực tiếp hay qua biên tập và xây dựng đều phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Phải đảm bảo tính khoa học và giáo dục, tức là các thông tin hay kênh hình được xây dựng phải có nội dung chính xác, đồng thời phải phản ánh hoặc kiến tạo nội dung đánh giá mà GV muốn hướng đến;

- Các thông tin được tổng hợp phải ngắn gọn, diễn đạt dễ hiểu, phù hợp với từng mục đích đánh giá cụ thể và trình độ của HS. Thông tin và các dữ liệu thu thập được phải có nguồn rõ ràng và được trích dẫn;

- Phải phù hợp với phương pháp đánh giá lựa chọn, góp phần phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS;

- Đối với hình ảnh, bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ video clip… Giáo viên sưu tầm và biên tập để sử dụng cho mục đích đánh giá cũng phải đảm bảo các yêu cầu khác giống như yêu cầu đối với một phương tiện dạy học bình thường.

Bước 4: Hoàn thiện bài tập đánh giá

Trên cơ sở ý tưởng về câu hỏi, bài tập đã phác thảo và dữ liệu đã thu thập hoặc xây dựng, GV tiến hành biên soạn và hoàn thiện bài tập. Bài tập đánh giá năng lực HS thường có cấu trúc bao gồm phần dẫn, phần câu hỏi và phần các phương án lựa chọn (nếu có). Câu dẫn của bài tập có thể được trình bày dưới dạng một đoạn văn (chữ viết), hoặc sử dụng hình ảnh, biểu đồ, bản đồ, các dạng đồ họa khác, hoặc kết hợp giữa chúng. Câu dẫn có thường mô tả sự kiện, vấn đề hoặc tình huống thực tiễn và có tác dụng kích thích hứng thú cho HS. Phần câu hỏi cũng có thể được thể hiện bằng nhiều cách, có thể là câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Bài tập sau khi hoàn thiện cần đảm bảo các yêu cầu:

- Đảm bảo tính chính xác, tức là làm bộc lộ chính xác những nội dung muốn hỏi hoặc yêu cầu HS thực hiện. Như vậy, phần lệnh phải đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ để người học hiểu chính xác yêu cầu nhiệm vụ, nghĩa là không lạc đề.

- Bám sát nội dung hoạt động dạy học nhằm đảm bảo tính thống nhất với nội dung dạy học, mục đích giáo dục và năng lực cần phát triển ở HS. Bài tập phải hướng vào việc thu nhận TTPH là sự phản ánh mức độ đạt được các mục tiêu dạy học đề ra sau một bài học hoặc giai đoạn học tập nhất định.

- Phù hợp với với trình độ HS, với những điều kiện mà HS có để giải quyết nhiệm vụ. Đây cũng là yêu cầu nhằm khuyến khích sự tham gia tích cực, mang tính thúc đẩy, tạo động cơ học tập cho HS.

- Bài tập cần đưa ra các phương tiện cần thiết để giải quyết vấn đề (nếu có) giúp HS có định hướng và cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ đánh giá.

Khi hoàn thiện bài tập, đối với một số câu hỏi yêu cầu HS giải quyết các nhiệm vụ phức hợp, GV cần đưa ra các tiêu chí đánh giá. Tiêu chí đánh giá là một đặc tính mà GV chờ đợi ở đối tượng được đánh giá, đó là điểm chuẩn để dựa vào đó có thể đưa ra những nhận định đánh giá về đối tượng trong một nhiệm vụ đánh giá cụ thể. Trong những trường hợp này, tiêu chí đánh giá cần đảm bảo yêu cầu:

- Các tiêu chí đánh giá được đưa ra phải xác đáng. Nghĩa là, các tiêu chí phải quan sát, đo lường được; phải phản ánh và thể hiện các thành tố về năng lực cần đánh giá của HS và cho phép đưa ra quyết định đúng đắn về kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Các tiêu chí phải có tính độc lập, sự thất bại hay thành công của một tiêu chí không ảnh hưởng đến sự thất bại hay thành công của tiêu chí khác.

- Số lượng các tiêu chí được đưa ra để đánh giá một vấn đề phải vừa đủ nhằm tránh sự đa quan điểm và sự bất khả thi trong đánh giá cũng như tình trạng tìm kiếm trong vô vọng sự hoàn hảo.

- Khuyến khích HS tham gia vào việc đề xuất các tiêu chí đánh giá. Trước khi việc đánh giá được thực hiện, GV công bố các tiêu chí và tạo điều kiện để HS tham gia cùng thảo luận để xác định các tiêu chí đánh giá. Điều này tạo cho HS cảm giác chủ động khi thực hiện nhiệm vụ, giúp các em hiểu rõ hơn cái được mong đợi trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Bước 5: Xác định công cụ chấm điểm

Xác định công cụ chấm điểm phù hợp đối với bài tập là rất quan trọng, giúp GV lượng hóa mức độ đạt được các yêu cầu của HS đối với thực hiện các yêu cầu đề ra. Trong một bài tập, có thể có nhiều nhiệm vụ được đưa ra cho HS, kết quả thực hiện các nhiệm vụ này có thể được đo lường bằng các công cụ chấm điểm khác nhau. Thậm chí, một nhiệm vụ trong bài tập có thể cần đến sự phối hợp sử dụng nhiều công cụ chấm điểm khác nhau mới có thể đo lường kết quả thực hiện. Vì thế, một bài tập có thể

sử dụng nhiều công cụ chấm điểm. Giáo viên phải xác định các công cụ chấm điểm phù hợp để đo lường kết quả thực hiện của HS dựa trên mức độ, đặc điểm của vấn đề đặt ra, trong đó cần lưu ý:

- Đối với các nhiệm vụ đơn giản (ví dụ các câu hỏi ở mức độ yêu cầu liệt kê, lựa chọn đáp án) GV có thể sử dụng công cụ chấm điểm là đáp án và thang điểm.

- Đối với các nhiệm vụ đa dạng và phức hợp cần phải sử dụng các công cụ chấm điểm bằng thang đo dựa trên các tiêu chí cụ thể. Trong các trường hợp này, các công cụ bảng kiểm hoặc rubric là những lựa chọn thích hợp.

Biên soạn công cụ chấm điểm

GV dựa trên cơ sở công cụ chấm điểm đã được lựa chọn để tiến hành biên soạn. Trong một bài tập, mỗi nhiệm vụ đặt ra có thể sử dụng một công cụ chấm điểm riêng, thậm chí trong một nhiệm vụ có thể sử dụng phối hợp các công cụ chấm điểm khác nhau. Các công cụ chấm điểm sau khi đã xây dựng cần được kiểm tra lại về sự đầy đủ và chính xác. Trong một số trường hợp, nếu GV có kế hoạch để HS tham gia vào xây dựng tiêu chí đánh giá thì việc hoàn thiện công cụ chấm điểm có thể được thực hiện sau khi có sự thảo luận và thống nhất với HS ở trên lớp. Các công cụ chấm điểm như bảng kiểm, rubric có nhiều ưu điểm trong thu thập thông tin về năng lực của HS. Trong khóa luận này, tác giả cho rằng việc phát triển các công cụ chấm điểm đáp án

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lý 12 ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực (Trang 36 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)