Kết quả điều tra GV

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lý 12 ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực (Trang 29 - 32)

7. Cấu trúc của đề tài

1.5.1. Kết quả điều tra GV

- Về nhận thức liên quan đến xây dựng và sử dụng bài tập đánh giá năng lực trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT: Nhìn chung tất cả các GV đều cho rằng việc xây dựng

và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lí 12 theo định hướng phát triển năng lực là khá cần thiết và rất cần thiết. Kết quả điều tra như sau:

Bảng 1.3: Nhận thức của GV về việc xây dựng và sử dụng bài tập đánh giá năng lực trong môn Địa lí 12 THPT

Ý kiến Số GV Tỷ lệ (%)

Rất cần thiết 4 50

Khá cần thiết 4 50

Có cũng được, không có cũng được 0 0

Kết quả trên đã phản ánh sự nhận thức của GV về sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lí 12 ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực, không có GV nào cho rằng việc Xây dựng và sử dựng bài tập là không cần thiết hay có cũng được mà không có cũng được. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các bài tập định hướng phát triển năng lực trong dạy học Địa lí 12 THPT.

- Về việc xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lí 12 THPT:

Bảng 1.4 : Mức độ xây dựng và sử dụng các bài tập trong dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực

Mức độ thường xuyên Số lượng GV Tỷ lệ (%)

Sử dụng đều đặn sau mỗi bài học 1 12,5

Sử dụng khá thường xuyên 6 75

Rất ít khi sử dụng 1 12,5

Không sử dụng 0 0

Bảng 1.4 cho thấy, chỉ có 12,5% giáo viên sử dụng đều đặn các bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học môn Địa lí lớp 12 ở trường THPT, họ cho rằng việc xây dựng và sử dụng các bài tập theo định hướng phát triển năng lực có vai trò quan trọng trong việc học tập môn Địa lí. GV cho rằng sử dụng các bài tập theo định hướng phát triển năng lực sẽ phát huy được khả năng tự học, tự đánh giá của HS, giúp giải thích minh họa rõ ràng cho các kiến thức của bài học, bổ sung thêm các kiến thức bổ ích và làm cho bài học trở nên sinh động hơn. Phát huy được tính độc lập sáng tạo và chủ động của HS. Kết quả này phần nào phản ánh được sự nhận thức đúng đắn của GV về sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng bài tập theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học Đị Lí 12 để phù hợp với nội dung yêu cầu của chương trình Địa lí hiện nay.

Có tới 75% GV xây dựng và sử dụng các bài tập theo định hướng phát triển năng lực ở mức độ khá thường xuyên trong các tiết học. Theo các GV này thì để sử dụng đều đặn các bài tập phát triển năng lực trong dạy học Địa lí 12 là một điều thực sự khó khăn, đôi khi trong một số bài học thì HS chỉ cần theo dõi và nắm bắt những kiến thức mà GV đã truyền đạt là được. Trong khi đó, vẫn còn 12,5% GV rất ít khi xây dựng và sử dụng các bài tập theo định hướng phát triển năng lực, theo họ thì các kiến thức Địa lí 12 là khá dài đòi hỏi tốn nhiều thời gian trong việc giảng dạy, và mức độ nắm bắt bài học của HS là khá hạn chế nên họ rất ít khi sử dụng các bài tập như vậy để đánh giá. Không có GV

nào không xây dựng và sử dụng bài tập theo định hướng phát triển năng lực

- Về việc sử dụng bài tập trong dạy học Địa lí 12 THPT: Khi được hỏi về mức độ sử dụng các bài tập định hướng phát triển năng lực dưới dạng các bài tập thực tiễn để đánh giá HS, thì 100% các giáo viên đều trả lời là có sử dụng thường xuyên. Bởi vì một số lí do cụ thể họ đưa ra như sau:

+ Giúp HS hiểu bài rất nhiều;

+ Vì việc sử dụng các bài tập thực tiễn sẽ giúp HS áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế của cuộc sống. Từ đó, HS sẽ ghi nhớ nhanh kiến thức đã học lâu hơn và yêu thích môn học hơn.

+ Vì nó tốt hơn kiến thức sách vở và kích thích tư duy của HS.

- Về việc tự xây dựng bổ sung hệ thống bài tập nhận thức phục vụ công tác giảng dạy bên cạnh hệ thống bài tập trong SGK, sách bài tập, sách hướng dẫn ôn thi: Kết quả

cho thấy GV thường xuyên tự lập bài tập nhận thức phục vụ cho công tác giảng dạy còn rất khiêm tốn, có 2 GV chiếm 25 % cho rằng thỉnh thoảng, 4 GV chiếm 50 % cho rằng ít và 2 Gv chiếm 25% cho rằng chưa. Đây thực sự là khó khăn rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói chung và Địa lí 12 nói riêng.

- Về việc xây dựng hệ thống bài tập theo định hướng phát triển năng lực có xuất phát từ tình huống thực tiễn: Chỉ có 2 GV chiếm 25% cho rằng thường xuyên, có tới 6

GV chiếm 75% cho rằng rất ít khi và không có GV nào cho rằng không. Nếu GV xuất phát từ bối cảnh và tình huống thực tiễn khi xây dựng bài tập phục vụ cho giảng dạy là GV đã chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp trong tương lai. Đó cũng là mục tiêu của dạy học theo định hướng phát triển năng lực, trên thực tế tỉ lệ GV THPT làm được điều này chiếm tỉ lệ còn quá nhỏ.

- Ở một khía cạnh khác, đối với câu hỏi về việc có hay không chú ý đến việc phát huy năng lực cho HS khi xây dựng hệ thống bài tập Địa lí, kết quả cho thấy 6 GV cho rằng có chiếm tỉ lệ 75%, vẫn còn 2 GV chiếm 25% cho rằng chưa.

Từ kết quả trên cho thấy:

- Những bài tập theo định hướng phát triển năng lực cho HS xây dựng và sử dụng xuất phát từ những bối cảnh, tình huống trong thực tiễn, phát huy năng lực, tư duy khoa học của HS đã được sử dụng nhưng còn hạn chế.

tiễn có liên quan đến kiến thức Địa lí vào nội dung bài tập nhận thức nên tính thực tiễn của môn học chưa cao.

- GV ít để ý đến ý kiến cá nhân của HS, HS lĩnh hội kiến thức còn bị động, phụ thuộc nhiều vào GV.

- GV còn ngại trong việc xây dựng bổ sung các bài tập theo định hướng phát triển năng lực để phục vụ cho công tác giảng dạy.

Như vậy có thể thấy, dạy học Địa lí trong các trường THPT cũng đã có những định hướng phát triển năng lực, tuy nhiên chưa đồng bộ và thường xuyên. Có thể thấy GV mới chỉ phát huy năng lực của HS ở mức độ thấp, chưa đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của định hướng đổi mới giáo dục nước ta .

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học Địa lý 12 ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực (Trang 29 - 32)