8. Cấu trúc của đề tài
1.4.1. Những đặc trưng của trò chơi tâm vận động
Trò chơi tâm vận động là một hình thức giáo dục tâm vận động, vì vậy nó mang đặc trưng của tâm vận động. Đó là:
- Cũng giống như các trò chơi khác, trò chơi tâm vận động mang tính chất chơi. Trò chơi tâm vận động tạo cho trẻ sự vui thích, thoải mái, tự nguyện tham gia vào. Trẻ tham gia vào trò chơi bởi chúng thích chơi, bởi bản thân trò chơi hấp dẫn trẻ. Nếu trò chơi tạo được hứng thú và vui thích, trẻ em sẽ có khả năng vượt qua những xúc động, lo lắng, sợ hãi của mình. Mục đích của trò chơi là tạo được sự vui thích cho trẻ em. Động cơ chơi nằm trong quá trình chơi chứ không phải là kết quả chơi.
- Phát triển tâm lý – nhân cách của trẻ thông qua những trải nghiệm về cơ thể. Trò chơi tâm vận động là những trò chơi mà ở đó trẻ được phát huy tối đa khả năng tự tìm kiếm, tự trải nghiệm thông qua những cảm nhận bằng cơ thể của mình để hình thành nên những biểu tượng về chính bản thân mình và về thế giới xung quanh. Chính động tác, khi được lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ phát sinh nhiều loại cảm giác khác nhau về nội tâm, thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác và vận động. Chẳng hạn, để hình thành được khái niệm “phải”, “trái” cho trẻ, cô tạo điều kiện để cho trẻ thực hành bằng chính cơ thể mình như: yêu cầu trẻ cầm bóng lên và đặt vào sát chân của trẻ, hoặc đặt sang bên cạnh; hoặc cầm bóng lăn bằng tay này (cô giơ tay lên)!... Dần dần, trẻ sẽ có những biểu tượng về cơ thể, về không gian, thời gian.. bằng chính trải nghiệm của bản thân. Hoặc, để có thể nhảy bật từ trên ghế thể dục xuống, trẻ em phải thực hiện nhiều động tác khác nhau, như sau: leo, trèo (có kinh nghiệm về vận động), bám vào thành ghế (có cảm giác về trọng lượng và tình trạng mất thăng bằng ), nhìn xuống, ước lượng chiều cao, sau đó mới thực hiện việc nhảy xuống. Trẻ muốn nhảy xuống mà không bị ngã, không bị đau thì phải qua nhiều lần thực hiện, dùng chính cơ thể mình để trải nghiệm rồi tạo thành kinh nghiệm của bản thân… Vì vậy, trò chơi tâm vận động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em.
Như vậy, nhờ trò chơi, trẻ em sống được, được cảm nghiệm những điều thú vị của cuộc sống. Đồng thời, khi chính mình làm được bấy nhiêu điều ấy, trẻ em đã tác động trên môi trường bên ngoài, và khám phá được những điều mới mẻ như những biểu tượng về không gian, thời gian, những thuộc tính của sự vật, hiện tượng… Nếu chúng ta ép buộc trẻ, hoặc làm hộ trẻ, trẻ khó mà có thể có những kinh nghiệm, như vậy sẽ khó khăn
cho trẻ trên con đường học làm Người. Tác giả Carels đã khẳng định : “Trẻ em cử động, vùng vẫy, chạy nhảy, để có cảm giác là mình đang sống thực sự, và đồng thời cảm nhận trong xác thân của mình những nỗi niềm vui thích, hứng thú, hăng say và hồ hởi”