Lý luận về thiết kế trò chơi tâm vận động

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 38 - 42)

8. Cấu trúc của đề tài

1.5. Lý luận về thiết kế trò chơi tâm vận động

1.5.1. Cơ sở khoa học xây dựng các trò chơi tâm vận động phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ 5 – 6 tuổi thị giác cho trẻ 5 – 6 tuổi

a. Cơ sở lý luận

Khả năng tri giác thị giác là một khả năng rất quan trọng đối với con người nói chung và trẻ nói riêng. Một đứa trẻ khơng thể phân biệt được sự giống nhau hoặc khác nhau của các đối tượng, của các hình ảnh thì khó có thể tham gia vào các hoạt động trong đời sống hàng ngày được. Khả năng này đặc biệt quan trọng đối với trẻ chuẩn bị vào lớp 1, bởi nó giúp trẻ nhận ra, phân biệt được các con chữ, con số, nhất là những con chữ tương đối giống nhau như chữ b – d, p – q… Chính vì vậy, chúng ta cần chú ý tới khả năng này của trẻ.

Để phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ, ngồi những hoạt động mang tính chun biệt như hoạt động chung có mục đích học tập, thì trị chơi là một hình thức hiệu quả. Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Chơi là cuộc sống của trẻ. Trong khi chơi trẻ được là chính mình, được thỏa sức suy nghĩ, tìm tịi, được mơ ước… Trò chơi giúp phát triển các chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Thiếu trị chơi trẻ sẽ khơng cịn là những đứa trẻ ngây thơ nữa, lúc đó trẻ chỉ là những tâm hồn cằn cỗi được bọc trong lớp vỏ của một đứa trẻ mà thơi. Vì vậy, tổ chức cho trẻ chơi là cơng việc hết sức quan trọng và cần thiết cho trẻ.

Trò chơi tâm vận động là một loại trò chơi đặc thù . Đó là những trị chơi mà ở đó trẻ được phát huy tối đa khả năng tự tìm kiếm, tự trải nghiệm thơng qua những cảm nhận bằng cơ thể của mình để hình thành nên những biểu tượng về chính bản thân mình và về thế giới xung quanh. Đây là những trò chơi phát triển tâm vận động cho trẻ, tức là phát triển về mặt vận động, nhận thức và tình cảm cho trẻ. Có thể nói trị chơi tâm vận động là loại trị chơi phát triển tồn diện cho trẻ. Dùng trò chơi tâm vận động để phát triển khả năng tri giác thị giác cũng là cách rất hiệu quả. Mấu chốt của trò chơi là dùng cảm giác vận động, tri giác vận động để phát triển khả năng tri giác bằng mắt thông qua hành động vận động. Sử dụng trị chơi tâm vận động là một hình thức giúp trẻ được tự trải nghiệm để nhận ra mình và thế giới xung quanh bằng chính bản thân đứa trẻ, bằng chức năng vận động, tri giác vận động. Rõ ràng điều đó làm cho trẻ vơ cùng hứng khởi, thích thú. Chính

vì vậy, chúng ta dùng trị chơi tâm vận động để phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ là rất hợp lý và cần thiết.

b. Cơ sở thực tiễn

Qua kết quả điều tra thực trạng khả năng tri giác thị giác của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cho thấy khả năng này ở nhiều trẻ chưa tốt. Các cháu còn nhầm lẫn ở những đối tượng tương đối giống nhau, nhiều cháu còn chưa phân biệt được sự giống nhau hay khác nhau về hình dáng, kích thước, vị trí, hướng, tính chất… của các đối tượng mà các cháu được tri giác. Điều này chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của trẻ ở trường phổ thông sau này.

Xem xét kết quả điều tra về khả năng tri giác thị giác của trẻ chúng tôi thấy rằng có một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Trước hết là do chính bản thân trẻ: khả năng tập trung chú ý vào các đối tượng tri giác của trẻ chưa tốt. Nhiều cháu khi nhận được nhiệm vụ nhận thức mà cô giáo giao cho thường chỉ tập trung được thời gian đầu, sau đó lại bị phân tán tư tưởng. Khả năng tri giác bằng mắt của trẻ khơng tốt cũng có thể do một số thao tác tư duy của trẻ không tốt, chẳng hạn như thao tác so sánh, phân tích… các đối tượng, hình ảnh mà trẻ tiếp nhận; Mơi trường giáo dục cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng này của trẻ. Qua quan sát một số hoạt động của trẻ ở trường mầm non chúng tôi thấy việc tổ chức giáo dục trẻ chưa thực sự quan tâm đến khả năng tri giác bằng mắt cho trẻ. Giáo viên chỉ nặng về cung cấp kiến thức cho trẻ. Mặt khác, khi tổ chức các hoạt động thì giáo viên cũng không thể bao quát hết tất cả trẻ, thường chú ý tới một số cháu điển hình ở lớp. Những cháu bình thường, hoặc chậm hơn các cháu khác thường khơng được để ý. Chính vì vậy mà có sự chênh lệch giữa các trẻ về các khả năng, trong đó có khả năng tri giác thị giác.

Việc phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ bằng các trò chơi chưa được đặt đúng tầm quan trọng của nó. Nhìn chung, giáo viên chỉ chú trọng đến hoạt động chung, còn các hoạt động khác chưa được chú ý nhiều. Đối với trò chơi tâm vận động thì hầu như khơng được tổ chức. Giáo viên chưa hiểu được bản chất của trò chơi tâm vận động, chưa hiểu vai trị của nó với sự phát triển của trẻ. Đâu đó cũng “thấp thống” bóng dáng của những trò chơi tâm vận động, nhưng những trị chơi đó thường bị đánh đồng với trị chơi học tập hoặc trị chơi vận động. Trong khi đó, nếu hiểu và tổ chức tốt những trò chơi tâm vận động cho trẻ chắc rằng trẻ sẽ thích thú hơn rất nhiều. Việc phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ cũng vì thế mà dễ dàng và thuận lợi hơn.

1.5.2. Quy trình thiết kế trị chơi tâm vận động nhằm phát triển năng lực tri giác thị giác cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Bước 1: Xác định mục đích trị chơi: Chỉ ra được bài tốn của nhiệm vụ nhận thức

được yêu cầu đối với trẻ.

Bước 2: Lựa chọn tình huống chơi: Phải suy nghĩ để chọn ra tình huống chơi sao

cho gần gũi với cuộc sống của trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi đồng thời phải đảm bảo tính sinh động gây hứng thú cho trẻ khi chơi. Tình huống chơi cũng là cơ sở để đặt tên trò chơi.

Bước 3: Xây dựng luật chơi, hành động chơi: Phải mô tả được những quy định

của trị chơi (luật chơi), hình thức tổ chức chơi (cá nhân, nhóm hay cả lớp) và các hành động của cô và của trẻ trong khi chơi sao cho phù hợp với tình huống đã được chọn.

Bước 4: Dự kiến vật dụng trong khi chơi: Tùy theo nội dung trò chơi, giáo viên dự

kiến phải chuẩn bị những vật dụng nào để đáp ứng đầy đủ cho việc tổ chức chơi.

Bước 5: Biên tập trò chơi, tổ chức chơi thử và điều chỉnh nếu cần thiết. Bước 6: Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi

Tiểu kết chương 1

Từ những nội dung lý luận đã trình bày, có thể rút ra những kết luận chính sau: Tri giác thị giác là một quá trình tri giác những sự vật, hiện tượng bằng cơ quan thị giác, thông qua cơ quan thị giác để tổ chức có ý thức những dữ kiện thơng tin trong mối liên quan với những đối tượng bên ngoài và tổ chức có ý thức những dữ kiện thơng tin thuộc về cơ thể bản thân. Tri giác thị giác bắt nguồn từ cơ thể. Những yếu tố chính của tri giác thị giác bao gồm: tri giác hình dạng, kích thước, màu sắc, phương hướng, vị trí, tính chất của các đối tượng trong thế giới khách quan.

Tri giác thị giác có vai trị quan trọng đối với đời sống của con người. Nó có ảnh hưởng đến nhiều khả năng của trẻ, trong đó có khả năng học tập. Vì vậy, việc phát triển khả năng này cho trẻ là rất cần thiết.

Hoạt động chơi nói chung và trị chơi nói riêng có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển tồn diện của trẻ. Trị chơi của trẻ mẫu giáo rất đa dạng và phong phú. Điểm chung của các trò chơi dành cho trẻ là sự hấp dẫn của nội dung chơi, của đồ chơi,…, nhưng hơn hết, trò chơi giải quyết mâu thuẫn trong nội tâm của trẻ. Đối với trẻ, chơi chính là cuộc sống. Vì vậy, tổ chức cho trẻ chơi mang một ý nghĩa đặc biệt.

Trò chơi tâm vận động là loại trị chơi đặc thù phát triển tồn diện tâm lý – nhân cách cho trẻ. Đó là những trò chơi sử dụng những khả năng của trẻ, thông qua sự tác động qua lại với môi trường con người, thông qua những trải nghiệm và luyện tập về vận động, giúp trẻ phát triển về nhận thức, tình cảm, có được những khả năng cần thiết để học tập ở trường phổ thơng, có khả năng thích ứng với xã hội.

Có mối liên hệ giữa trò chơi tâm vận động và khả năng tri giác thị giác của trẻ. Chúng cùng sử dụng cơ thể làm nhân tố trung gian. Vì vậy, việc phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ thơng qua các trị chơi tâm vận động là một cách làm có hiệu quả.

Sử dụng trị chơi tâm vận động nhằm phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ 5 – 6 tuổi là cần thiết. Nó giúp cho những khả năng học tập của trẻ trở nên tốt hơn, giúp trẻ thuận lợi hơn khi bước vào nhiệm vụ học tập ở trường phổ thơng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THIẾT KẾ TRỊ CHƠI TÂM VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRI GIÁC THỊ GIÁC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở

TRƯỜNG MẦM NON 2.1. Mục đích nghiên cứu.

Nhằm làm rõ thực trạng khả năng tri giác thị giác của trẻ 5 – 6 tuổi và việc sử dụng các trò chơi phát triển khả năng tri giác thị giác cho trẻ ở trường mầm non. Thực trạng đó là cơ sở để xây dựng các trị chơi dành cho trẻ 5 – 6.

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)